MIẾU VÀ ĐÌNH CAO ĐÀI
Tên di tích: Miếu và đình Cao Đài
Loại công trình: Miếu và đình.
Loại di tích: Di tích kiến trúc
Quyết định: Số 29-VH/QĐ ngày 13/1/1964.
Địa chỉ: Xã Mỹ Thành, huyện Mỹ Lộc.
Thông tin về di tích: Miếu và đình Cao Đài tọa lạc trên thôn Độc lập - Phủ Thiên Trường cũ, nay thuộc xã Mỹ Thành, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định. Nơi đây trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông lần thứ 2 (1285) là căn cứ địa vững chắc của quân dân Đại Việt. Sau khi thượng tướng Thái sư Trần Quang Khải mất đã trở thành nơi thờ tự.
Khu đất phía Nam đình Cao Đài có gò đất cao 4m, diện tích trên 2 sào bắc bộ, cây cối um tùm, theo truyền thuyết đó là mộ phần công chúa Phụng Dương.
Cách gò mộ 200m về phía nam còn có 2 gò đất thấp nhỏ, tương truyền là mộ phần của công chúa Quỳnh Huy, Quỳnh Tư – con gái Trần Quang Khải.
Phía bắc gò mộ công chúa Phụng Dương là đình Cao Đài thờ Trần Quang Khải, Phụng Dương công chúa và 5 vị thần khác (Linh Lang, Nam Hải, Câu Mang, Ả Nương công chúa, Đô Đầu nhữ hạ).
Đình Cao Đài được xây dựng từ lâu, trải qua nhiều lần tôn tạo vẫn giữ lại theo kiến trúc thời Lê, Nguyễn. Trong đình có nhiều câu đối, đại tự. Đáng chú ý là bức đại tự có 3 chữ “Hữu Cao Đài” (có lâu đài cao) sơn son thiếp vàng tương đối cổ, bia ghi công lao Trần Quang Khải còn lưu lại.
Share on facebook 0 người thích - Thích
Số 29-VH/QĐ ngày 13/1/1964.
MIẾU VÀ ĐÌNH CAO ĐÀI
Tên di tích: Miếu và đình Cao Đài
Loại công trình: Miếu và đình.
Loại di tích: Di tích kiến trúc
Quyết định: Số 29-VH/QĐ ngày 13/1/1964.
Địa chỉ: Xã Mỹ Thành, huyện Mỹ Lộc.
Thông tin về di tích: Miếu và đình Cao Đài tọa lạc trên thôn Độc lập - Phủ Thiên Trường cũ, nay thuộc xã Mỹ Thành, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định. Nơi đây trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông lần thứ 2 (1285) là căn cứ địa vững chắc của quân dân Đại Việt. Sau khi thượng tướng Thái sư Trần Quang Khải mất đã trở thành nơi thờ tự.
Khu đất phía Nam đình Cao Đài có gò đất cao 4m, diện tích trên 2 sào bắc bộ, cây cối um tùm, theo truyền thuyết đó là mộ phần công chúa Phụng Dương.
Cách gò mộ 200m về phía nam còn có 2 gò đất thấp nhỏ, tương truyền là mộ phần của công chúa Quỳnh Huy, Quỳnh Tư – con gái Trần Quang Khải.
Phía bắc gò mộ công chúa Phụng Dương là đình Cao Đài thờ Trần Quang Khải, Phụng Dương công chúa và 5 vị thần khác (Linh Lang, Nam Hải, Câu Mang, Ả Nương công chúa, Đô Đầu nhữ hạ).
Đình Cao Đài được xây dựng từ lâu, trải qua nhiều lần tôn tạo vẫn giữ lại theo kiến trúc thời Lê, Nguyễn. Trong đình có nhiều câu đối, đại tự. Đáng chú ý là bức đại tự có 3 chữ “Hữu Cao Đài” (có lâu đài cao) sơn son thiếp vàng tương đối cổ, bia ghi công lao Trần Quang Khải còn lưu lại.
0 Bình luận