Số người đang online : 16 ĐỀN XUÂN HY (ĐỀN HẠ) - Danh thắng - danh nhân, văn hóa - ẩm thực Việt Nam

Content on this page requires a newer version of Adobe Flash Player.

Get Adobe Flash player

ĐỀN XUÂN HY (ĐỀN HẠ)
post image
ĐỀN XUÂN HY (ĐỀN HẠ)

Đã được xếp hạng di tích lịch sử cấp quốc gia theo quyết định số...

ĐỀN XUÂN HY (ĐỀN HẠ)
 

1. Tên di tích: Đền Xuân Hy (Đền Hạ)
2. Loại công trình: Đền
3. Loại di tích: Di tích kiến trúc nghệ thuật
4. Quyết định: Đã được xếp hạng di tích lịch sử cấp quốc gia theo quyết định số 34/VHQĐ ngày 9 tháng  01 năm 1990.
5. Địa chỉ di tích: Đền Xuân Hy (Đền hạ), xã Xuân Thủy, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định.
6. Tóm lược thông tin về di tích.
Đền Xuân Hy hay còn gọi là Đền Hạ nằm ở cuối làng Xuân Hy thuộc Xã Xuân Thủy, huyện Xuân Trường. Đền Xuân Hy được xây dựng để thờ Đại Đức- Ngô Miễn – người đã có công tổ chức  khai hoang lấn biển, xây dựng thôn ấp.
Ngô Miễn Tên hiệu là Đại Đức, sinh năm Tân hợi đời vua Trần Nghệ Tông (1371), quê ở thôn  Mai, xã Xuân Phương, huyện Kim Hoa, xứ Kinh Bắc nay là phường Phúc Thắng, thị xã Phúc Yên. Ngay từ nhỏ Ngô Miễn đã là người thông minh, tuấn tú, tính cách khoan hòa. Tuy xuất thân từ một gia đình giàu có và quyền thế nhưng đối với mọi người, ông rất khiêm nhường, hòa nhã. Năm 20 tuổi, ông đỗ Thái học sinh dưới triều vua Trần Thuận Tông (1388 – 1398) nhưng ông không ra làm quan vì chính sự nhà Trần đang ở vào thời kỳ suy thoái. Ông về quê (Kinh Bắc) mở trường dạy học và dành thời gian đi tới nhiều nơi. Đi tới vùng biển Sơn Nam thuộc phủ  Thiên Trường. Ông thấy có nhiều bãi bồi màu mỡ mà chưa có người khai phá  nên Ông đã tâu xin với triều đình đưa 10 dòng họ: Ngô, Đỗ, Trần, Hoàng, Nguyễn, Phạm, Vũ, Đinh, Đào, Tạ, từ quê hương Xuân Mai xuống lập Ấp mới tại phủ Thiên Trường. Mười dòng họ dưới sự chỉ đạo của Ngô Miễn đã vật lộn với sóng biển, lau lách, sinh lầy, đắp đê ngăn nước mặn, lấy nước ngọt cho đồng ruộng. Chỉ trong một thời gian ngắn từ 1392 đến 1396 ông đã cùng nhân dân khai khẩn được trên 200 mẫu ruộng lập ra “Tân ấp”- xã Nhật Thi (lấy tên quê gốc); tới năm 1721 xã được đổi thành Nhật  Hy.
Năm 1880 Nhật Hy chia thành 2 Xã: Xuân Hy Thượng và Xuân Hy Hạ, tới năm 1897 Xuân Hy Thượng được đổi thành Xã Xuân Hy. Hiện nay, Xuân Hy là một làng (thôn) của Xã Xuân Thủy, Huyện Xuân Trường, Tỉnh Nam Định. 
Khi Hồ Quý Ly lên ngôi Hoàng Đế, biết rõ tài đức của Tiến sĩ Ngô Miễn nên đã cho vời Ông ra làm quan giúp triều đình. Năm 1400, Ngô Miễn ra làm quan dưới triều Hồ, giữ chức “Nội thái giám quân Thiên Cương”- Người chỉ huy đội quân của triều đình ở Tây Đô. Năm 1406, ông được phong chức “Hành Khiển Hữu Tham tri chính sự”, vừa trông coi chính sự trong triều, đồng thời bảo vệ các lăng tẩm, giữ gìn an ninh cho nhân dân trong kinh thành.Trong 6 năm làm quan dưới triều Hồ, ông là người có  tài năng đức độ, liêm khiết  có nhiều đóng góp cho việc cải cách xã hội. Không những thế, ông còn cùng vua quan nhà Hồ tổ chức nhân dân nhiều lần chống giặc ngoại xâm. Nhưng vì lúc đó triều đình nhà Hồ mới xây dựng, chưa vững chắc trong lòng dân nên việc quy tụ, tập hợp lực lượng chưa đủ mạnh để chống lại giặc Minh. Năm Đinh Hợi (1407) ông cùng quân dân nhà Hồ đánh trả quyết liệt với giặc tại vùng đất miền Trung (Hà Tĩnh ngày nay). Trước thế giặc mạnh, lực lượng của ta dần dần tan vỡ, xong ông vẫn chống trả đến cùng. Trong tình thế tiến thoái lưỡng nan không cam lọt vào tay giặc Ông đã cùng Kiều Biều nhảy xuống cửa biển Kỳ La (Hà Tĩnh) tuẫn tiết. Đó là ngày 12 tháng 5 năm Đinh Hợi (1407), lúc đó ông mới 36 tuổi. Được tin về cái chết vẻ vang của chồng, vợ ông là bà Nguyễn Thị Lệnh cũng nhảy xuống sông tuẫn tiết để giữ trọn khí tiết của chồng.
Dân làng Nhật Thi trên đất phủ Xuân Trường xưa (Nay là làng Xuân Hy, xã Xuân Thủy, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định) tôn tướng công Ngô Miễn – Người đầu tiên khai sáng vùng đất này là thành hoàng làng và lập đền thờ ngưỡng vọng đến muôn đời. Không những thế đền Xuân Hy còn thờ cả Quận Công Đỗ Nhân Tăng(1664-1729). Người cùng quê với tướng quân Ngô Miễn. Ông khỏe mạnh, rất thông minh, là bậc văn – Võ toàn tài, làm quan dưới triều vua Lê Huy Tông (1676 – 1706)và nhiều lần xuống thăm Tân Ấp. Khi Tân Ấp bị ngập lụt, vỡ đê...ông đã bỏ tiền ra giúp dân củng cố đê điều, khai hoang, phục hóa, đắp thêm đê mới, bồi trúc đê cũ, thau chua, rửa mặn, tu sửa lại xóm làng, đền chùa..Vì vậy mà khi ông mất dân làng Xuân Hy (Tân Ấp)đã lập bài vị và hương án thờ ông trong đền. Như vậy đến nay đền Xuân Hy thờ tướng quân Ngô Miễn và Quận Công Đỗ Nhân Tăng.
Đền Xuân Hy được tọa lạc trên một khu đất rộng, nằm ở cuối làng, xung quanh là cánh đồng lúa bao bọc. Trước Đền là một hồ rộng, hình chữ nhật, xung quanh hồ là hàng nhãn cổ thụ xum xuê. Trước đền là sân đền rộng để làm nghi lễ. Phần chính của khu đền hiện nay gồm: Bốn gian tiền đường; Ba gian trung đường và một gian hậu cung. Trải qua thời gian  dân làng tu sủa để bảo tồn nhưng vẫn giữ nét cổ kính và mang nhiều dấu ấn của kiến trúc Nguyễn.
Dân làng Thi lấy ngày 21/8 Âm lịch - ngày Ngô Tướng Công di dân lập Ấp là ngày hội làng. Lễ hội được tổ chức  vào 3 ngày 20, 21 và 22 tháng 8 âm lịch. Trong lễ hội có các trò “ kéo mót lấy lửa thổi cơm thi, bơi trải nam, nữ  quanh làng” các trò chơi rất hấp dẫn thu hút các xã lân cận cùng đến tham gia lễ hội.
 

 
  
 
 
 

0 Bình luận

Gửi bình luận:

Click here to cancel reply
Họ và tên
Tên đăng nhập
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Thư điện tử
Tỉnh thành