ĐỀN – CHÙA HƯNG THỊNH
1. Tên di tích: Đền, chùa Hưng Thịnh.
2. Loại công trình: Đền và chùa.
3. Loại di tích: Di tích lịch sử văn hóa
4. Quyết định: Đã xếp hạng di tích lịch sử cấp Quốc gia theo QĐ số 226-VH/QĐ, ngày 05/02/1994.
5. Địa chỉ di tích: Thôn Hưng Thịnh, xã Hoàng Nam, huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định.
6. Tóm lược những thông tin về di tích:
Đền - chùa Hưng Thịnh thờ hai vị tiến sỹ Phạm Nguyên Bảo và Phạm Đạo Phú triều Lê Thánh Tông năm 1487.
Tiến sĩ Phạm Nguyên Bảo là cháu cụ Phạm Thời Cử. Cụ Phạm Thời Cử là một trong 3 vị thuỷ tổ châu chiếm cùng Cụ Phạm Đại Lang và Dương Thế An đến mảnh đất này từ năm 1425, lúc đó nơi đây còn là một bãi bồi hoang vu của bể nha Hải Nam. Sau 03 năm chiêu mộ và khai phá đến năm Lê Lợi nguyên niên 1428. Nơi đây được thành lập xã lấy tên là Hưng Phú và chia thành 02 thôn Đông và Đoài tức thôn Hưng Thịnh ngày nay…
Tiến sỹ Phạm Nguyên Bảo sinh năm 1456 sau lập xã 28 năm. Khi lớn lên bắt đầu theo học 1 người nổi tiếng là học sỹ giỏi người thôn Đoài và người thi đỗ đệ nhị giáp tiến sỹ khoa Đinh Mùi. Triều Lê Thánh Tông năm 1487 là một người có tài kiêm văn võ, người được vua phong chức phó đô ngự sử kiêm chức võ giai chưởng, quân nội thị, cầm một đội quân trông coi nơi dinh vua ở.
Năm 1492 giặc ngọc lân do tên tướng Gia Đa Lý, cầm đầu nổi loạn ở vùng Hưng Hoá. Vua cử đại tướng Trần Trường đi dẹp. Tiến sỹ Phạm Nguyên Bảo làm sớ tâu Vua xin được đi cùng, được vua chấp nhận và chính người đã chỉ huy chiến đấu bắt sống được tướng giặc Gia Đa Lý. Sau trận này được vua khen Tiến Sỹ Phạm Nguyên Bảo là người có tài Vua phong thêm chức Võ Huân Tướng công tả hiệu điển và cử đi giữ chức toàn quyền tuần thủ vùng Thanh - Nghệ. Người mất tháng 2 năm 1497 tức ngày 27 tháng giêng năm Đinh Tỵ.
Triều đình thương tiếc mất một vi tướng tài tổ chức lễ quốc tang. Sắc phong tôn thần lê triều đinh vị khoa, đệ nhị giáp tiến sỹ xuất thân, tạc vũ giai chưởng, nội thị thăng nghệ an trấn thủ, sỹ chí phó đô ngự sử tăng thiếu uý thuỵ vũ thánh, phạm tướng công uy linh phú dực, vũ dũng phân duơng, đại tướng đổng quân (công đoan tức đại vương trung đẳng thần). Rồi cử một đại quân rước thi hài về an táng tại quê hương Hưng Phú chữ hán ghi (lệnh tấn binh tống hồi) mộ người táng tại gồ con hạc cánh đồng tân xây thành lăng theo hình hạc rộng một xào bắc bộ.
Khi rước thi hài tiến sỹ về bản quán đi qua tỉnh nào, tỉnh ấy có trách nhiệm nghênh tiếp và lập đền thờ (Phạm Tướng Công) vì vậy mà khu cột cờ Nghệ An cũ, Thanh Hà, Đông Sơn, Thanh Hoá có đền thờ Phạm Tướng Công Phạm Sá Đông cao thượng cũng có miếu thờ 2 tiến sỹ đây là nơi quê hương tổ tiên của cụ Phạm Thời Cử.
Để tỏ lòng ngưỡng mộ và uống nước nhớ nguồn đối với các danh nhân có công với dân tộc. Ngay sau khi người mất năm 1497 nhân dân ta đã xây đền thờ phụng người ở phía bắc chùa do thôn Đoài trực tiếp phụ trách.
Ngày 2 tháng 8 năm Canh Dần 1530 Tiến Sỹ Phạm Nguyên Bảo được thôn Đông xây đền thờ ở phía nam chùa, 2 ngôi xây song để thờ phụng người. Đến năm Tự Đức thứ 7 dân làng hợp nhất 2 đền để thờ phụng.
Kể thừ ngày người mất đến nay đã hơn 500 năm nhưng danh tiếng của người vẫn được bảo tồn qua các triều đại, tên tuổi, vị trí chức vụ của người được ghi ở Quốc Tử Giám Hà Nội được chép trong sử sách lưu trữ thư viện quốc gia. Khi người mất, nơi thờ phụng người vẫn có nhiều các bậc đại nhân, chí sĩ có tinh thần dân tộc yêu nước lui tới thăm viếng ngưỡng mộ người, làm nhiều câu đối tiến cúng để thờ phụng người.
Share on facebook 0 người thích - Thích
Đã xếp hạng di tích lịch sử cấp Quốc gia theo QĐ số 226-VH/QĐ, ngày...
ĐỀN – CHÙA HƯNG THỊNH
Toàn cảnh Đền và chùa Hưng Thịnh
1. Tên di tích: Đền, chùa Hưng Thịnh.
2. Loại công trình: Đền và chùa.
3. Loại di tích: Di tích lịch sử văn hóa
4. Quyết định: Đã xếp hạng di tích lịch sử cấp Quốc gia theo QĐ số 226-VH/QĐ, ngày 05/02/1994.
5. Địa chỉ di tích: Thôn Hưng Thịnh, xã Hoàng Nam, huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định.
6. Tóm lược những thông tin về di tích:
Đền - chùa Hưng Thịnh thờ hai vị tiến sỹ Phạm Nguyên Bảo và Phạm Đạo Phú triều Lê Thánh Tông năm 1487.
Tiến sĩ Phạm Nguyên Bảo là cháu cụ Phạm Thời Cử. Cụ Phạm Thời Cử là một trong 3 vị thuỷ tổ châu chiếm cùng Cụ Phạm Đại Lang và Dương Thế An đến mảnh đất này từ năm 1425, lúc đó nơi đây còn là một bãi bồi hoang vu của bể nha Hải Nam. Sau 03 năm chiêu mộ và khai phá đến năm Lê Lợi nguyên niên 1428. Nơi đây được thành lập xã lấy tên là Hưng Phú và chia thành 02 thôn Đông và Đoài tức thôn Hưng Thịnh ngày nay…
Tiến sỹ Phạm Nguyên Bảo sinh năm 1456 sau lập xã 28 năm. Khi lớn lên bắt đầu theo học 1 người nổi tiếng là học sỹ giỏi người thôn Đoài và người thi đỗ đệ nhị giáp tiến sỹ khoa Đinh Mùi. Triều Lê Thánh Tông năm 1487 là một người có tài kiêm văn võ, người được vua phong chức phó đô ngự sử kiêm chức võ giai chưởng, quân nội thị, cầm một đội quân trông coi nơi dinh vua ở.
Năm 1492 giặc ngọc lân do tên tướng Gia Đa Lý, cầm đầu nổi loạn ở vùng Hưng Hoá. Vua cử đại tướng Trần Trường đi dẹp. Tiến sỹ Phạm Nguyên Bảo làm sớ tâu Vua xin được đi cùng, được vua chấp nhận và chính người đã chỉ huy chiến đấu bắt sống được tướng giặc Gia Đa Lý. Sau trận này được vua khen Tiến Sỹ Phạm Nguyên Bảo là người có tài Vua phong thêm chức Võ Huân Tướng công tả hiệu điển và cử đi giữ chức toàn quyền tuần thủ vùng Thanh - Nghệ. Người mất tháng 2 năm 1497 tức ngày 27 tháng giêng năm Đinh Tỵ.
Triều đình thương tiếc mất một vi tướng tài tổ chức lễ quốc tang. Sắc phong tôn thần lê triều đinh vị khoa, đệ nhị giáp tiến sỹ xuất thân, tạc vũ giai chưởng, nội thị thăng nghệ an trấn thủ, sỹ chí phó đô ngự sử tăng thiếu uý thuỵ vũ thánh, phạm tướng công uy linh phú dực, vũ dũng phân duơng, đại tướng đổng quân (công đoan tức đại vương trung đẳng thần). Rồi cử một đại quân rước thi hài về an táng tại quê hương Hưng Phú chữ hán ghi (lệnh tấn binh tống hồi) mộ người táng tại gồ con hạc cánh đồng tân xây thành lăng theo hình hạc rộng một xào bắc bộ.
Khi rước thi hài tiến sỹ về bản quán đi qua tỉnh nào, tỉnh ấy có trách nhiệm nghênh tiếp và lập đền thờ (Phạm Tướng Công) vì vậy mà khu cột cờ Nghệ An cũ, Thanh Hà, Đông Sơn, Thanh Hoá có đền thờ Phạm Tướng Công Phạm Sá Đông cao thượng cũng có miếu thờ 2 tiến sỹ đây là nơi quê hương tổ tiên của cụ Phạm Thời Cử.
Để tỏ lòng ngưỡng mộ và uống nước nhớ nguồn đối với các danh nhân có công với dân tộc. Ngay sau khi người mất năm 1497 nhân dân ta đã xây đền thờ phụng người ở phía bắc chùa do thôn Đoài trực tiếp phụ trách.
Ngày 2 tháng 8 năm Canh Dần 1530 Tiến Sỹ Phạm Nguyên Bảo được thôn Đông xây đền thờ ở phía nam chùa, 2 ngôi xây song để thờ phụng người. Đến năm Tự Đức thứ 7 dân làng hợp nhất 2 đền để thờ phụng.
Kể thừ ngày người mất đến nay đã hơn 500 năm nhưng danh tiếng của người vẫn được bảo tồn qua các triều đại, tên tuổi, vị trí chức vụ của người được ghi ở Quốc Tử Giám Hà Nội được chép trong sử sách lưu trữ thư viện quốc gia. Khi người mất, nơi thờ phụng người vẫn có nhiều các bậc đại nhân, chí sĩ có tinh thần dân tộc yêu nước lui tới thăm viếng ngưỡng mộ người, làm nhiều câu đối tiến cúng để thờ phụng người.
0 Bình luận