ĐÌNH RUỐI
Share on facebook 0 người thích - Thích
Đã xếp hạng di tích lịch sử cấp quốc gia theo quyết định số 3959-VH/QĐ...
ĐÌNH RUỐI
1. Tên di tích: Đình Ruối
2. Loại công trình: Đình
3. Loại di tích: Di tích lịch sử văn hóa
4. Quyết định: Đã xếp hạng di tích lịch sử cấp quốc gia theo quyết định số 3959-VH/QĐ ngày 02 tháng 12 năm 1992
5. Địa chỉ di tích: Thôn Ngọc Chuế - Xã Yên Nghĩa, Huyện Ý Yên, Tỉnh Nam Định
6. Tóm lược thông tin về di tích:
Sử sách ghi rằng: Năm 1407 tướng giặc Minh là Mộc Thạch sai quân lấy đất núi Bô, phá tháp Chương Sơn xây từ đời Lý để đắp thành Cổ Lộng ở bên bờ sông Đáy giữa cánh đồng Lai Cách - nay là xã Yên Thọ- Huyện Ý Yên - Tỉnh Nam Định.
Bà Lương Thị Minh Nguyệt là người có nhan sắc, có trí lớn - Bà lấy ông Đinh Công Tuấn người cùng làng. Quê bà cách Cổ Lộng thành không xa nên hàng ngày Bà được chứng kiến cảnh giết người, cướp của hết sức tàn bạo của quân giặc. Bà đã bàn với chồng dựng một quán nước ở bên thành Cổ Lộng để dò la tin tức, điều tra binh lương của giặc để tìm cách giêt giặc phá thành.
Quán cùa Bà có rượi ngon, đồ nhắm tốt, lại có nhiều cô gái được tuyển chọn trong làng để bán hàng giúp Bà nên càng ngày quán của Bà càng đông quân giặc ra vào ăn uống. Chẳng mấy chốc Bà Lương được lòng hầu hết các tướng sỹ của giặc trong thành. Vì vậy, mỗi khi có tiệc Bà lại được mời cùng với các cô gái vào trong thành để nấu nướng, phục vụ. Bởi vậy các kho lương thực và vũ khí, cách bầy binh bố trận của giặc Bà đã nắm chắc và đặc biệt là khi đã được lòng tướng sỹ trong thành thì sau các cuộc ăn uống no say chúng đều nhờ Bà và các cô gái bán hàng buộc các nút bao sau khi chúng chui vào ngủ. Một kế hoạch đánh địch đã được Bà bàn cùng với chồng. Khi được chồng chấp thuận Bà lập tức báo với Bình Định Vương Lê Lợi để xem xét thực hư và kiểm tra tin tức. Bình Định Vương Lê Lợi đã cử người dò xét và thực tế đúng như lời Bà đã báo, nên một kế hoạch đánh địch đã được bàn tính kỹ.
Đêm ấy cũng như thường lệ bao đêm, sau khi quân giặc no say, chúng nhờ Bà và các cô gái buộc hộ nút bao để chui vào ngủ. Nhưng khác với mọi đêm - đêm nay các nút bao được buộc rất chặt và chờ đến nửa đêm - Đó là một đêm hè năm Ất Tỵ (1425) Nghĩa quân của Bình Định Vương Lê Lợi từ Trường Yên đến vây Thành. Bà cùng chồng dẫn dân binh kết hợp với quân của Bình Định Vương Lê Lợi do Đinh Lễ - Bùi Dị dẫn đầu đến tiêu diệt gọn số quân trong thành.Xác chết của quân giặc được quẳng xuống dòng kênh ma máu trôi đỏ nước.
Sau khi dẹp xong giặc, Bình Định Vương Lê Lợi lên ngôi vua (tức Vua Lê Thái Tổ) niên hiệu Thuận Thiên năm Mậu Thân (1428).
Bà Lương Thị Minh Nguyệt có công lớn giúp vua Lê đánh giặc nên đã được vua mời vào cung để ban chức tước, bổng lộc nhưng Bà đều không nhận mà Bà chỉ xin ruộng để chia cho dân trong làng. Ngày 25/11 năm Thuận Thiên thứ nhất (tức năm 1443) - Hai ông bà bỗng nhiên cùng mất - Nhà vua nghĩ Bà có công lớn nên sai quân về tế lễ theo lệ Tước Vương, cho lập đền thờ và phong là Nhị vị phúc thần, phong cho bà là: Kiến quốc công Trinh Liệt phu nhân, phong cho ông là: Kiến quốc công Trung Dũng đại thần, lập miếu đền hưởng tế tiếng tăm truyền lại ngàn đời. Đời vua Lê Thánh Tông sai quân về sửa sang lại đền và trở thành như Đình Ruối ngày nay.
2. Loại công trình: Đình
3. Loại di tích: Di tích lịch sử văn hóa
4. Quyết định: Đã xếp hạng di tích lịch sử cấp quốc gia theo quyết định số 3959-VH/QĐ ngày 02 tháng 12 năm 1992
5. Địa chỉ di tích: Thôn Ngọc Chuế - Xã Yên Nghĩa, Huyện Ý Yên, Tỉnh Nam Định
6. Tóm lược thông tin về di tích:
Sử sách ghi rằng: Năm 1407 tướng giặc Minh là Mộc Thạch sai quân lấy đất núi Bô, phá tháp Chương Sơn xây từ đời Lý để đắp thành Cổ Lộng ở bên bờ sông Đáy giữa cánh đồng Lai Cách - nay là xã Yên Thọ- Huyện Ý Yên - Tỉnh Nam Định.
Bà Lương Thị Minh Nguyệt là người có nhan sắc, có trí lớn - Bà lấy ông Đinh Công Tuấn người cùng làng. Quê bà cách Cổ Lộng thành không xa nên hàng ngày Bà được chứng kiến cảnh giết người, cướp của hết sức tàn bạo của quân giặc. Bà đã bàn với chồng dựng một quán nước ở bên thành Cổ Lộng để dò la tin tức, điều tra binh lương của giặc để tìm cách giêt giặc phá thành.
Quán cùa Bà có rượi ngon, đồ nhắm tốt, lại có nhiều cô gái được tuyển chọn trong làng để bán hàng giúp Bà nên càng ngày quán của Bà càng đông quân giặc ra vào ăn uống. Chẳng mấy chốc Bà Lương được lòng hầu hết các tướng sỹ của giặc trong thành. Vì vậy, mỗi khi có tiệc Bà lại được mời cùng với các cô gái vào trong thành để nấu nướng, phục vụ. Bởi vậy các kho lương thực và vũ khí, cách bầy binh bố trận của giặc Bà đã nắm chắc và đặc biệt là khi đã được lòng tướng sỹ trong thành thì sau các cuộc ăn uống no say chúng đều nhờ Bà và các cô gái bán hàng buộc các nút bao sau khi chúng chui vào ngủ. Một kế hoạch đánh địch đã được Bà bàn cùng với chồng. Khi được chồng chấp thuận Bà lập tức báo với Bình Định Vương Lê Lợi để xem xét thực hư và kiểm tra tin tức. Bình Định Vương Lê Lợi đã cử người dò xét và thực tế đúng như lời Bà đã báo, nên một kế hoạch đánh địch đã được bàn tính kỹ.
Đêm ấy cũng như thường lệ bao đêm, sau khi quân giặc no say, chúng nhờ Bà và các cô gái buộc hộ nút bao để chui vào ngủ. Nhưng khác với mọi đêm - đêm nay các nút bao được buộc rất chặt và chờ đến nửa đêm - Đó là một đêm hè năm Ất Tỵ (1425) Nghĩa quân của Bình Định Vương Lê Lợi từ Trường Yên đến vây Thành. Bà cùng chồng dẫn dân binh kết hợp với quân của Bình Định Vương Lê Lợi do Đinh Lễ - Bùi Dị dẫn đầu đến tiêu diệt gọn số quân trong thành.Xác chết của quân giặc được quẳng xuống dòng kênh ma máu trôi đỏ nước.
Sau khi dẹp xong giặc, Bình Định Vương Lê Lợi lên ngôi vua (tức Vua Lê Thái Tổ) niên hiệu Thuận Thiên năm Mậu Thân (1428).
Bà Lương Thị Minh Nguyệt có công lớn giúp vua Lê đánh giặc nên đã được vua mời vào cung để ban chức tước, bổng lộc nhưng Bà đều không nhận mà Bà chỉ xin ruộng để chia cho dân trong làng. Ngày 25/11 năm Thuận Thiên thứ nhất (tức năm 1443) - Hai ông bà bỗng nhiên cùng mất - Nhà vua nghĩ Bà có công lớn nên sai quân về tế lễ theo lệ Tước Vương, cho lập đền thờ và phong là Nhị vị phúc thần, phong cho bà là: Kiến quốc công Trinh Liệt phu nhân, phong cho ông là: Kiến quốc công Trung Dũng đại thần, lập miếu đền hưởng tế tiếng tăm truyền lại ngàn đời. Đời vua Lê Thánh Tông sai quân về sửa sang lại đền và trở thành như Đình Ruối ngày nay.
Share on facebook 0 người thích - Thích
0 Bình luận