CHÙA CỔ CHẤT
Tên di tích: Chùa Cổ Chất
Loại công trình: Chùa
Loại di tích: Di tích kiến trúc
Quyết định: Số 97-QĐ ngày 21/1/1992.
Địa chỉ: Xã Phương Định ,huyện Trực Ninh.
Thông tin về di tích : Căn cứ vào kiến trúc theo nhân dân địa phương thì chùa Cổ chất được xây dựng từ lâu, sau này mới xây thêm đền và phủ.
Tuy không còn bia ghi chép lại việc xây dựng nhưng ở cổng tam quan và nội cung chùa còn rất nhiều mảng chạm khắc gỗ của thời Hậu Lê. Chùa đã nhiều lần được tu sửa ở 3 gian cuối của nội cung chùa sau bàn thờ phật được xây thêm để làm nơi thờ đức thánh Trần Hưng Đạo vào năm Tự Đức thứ 14 (1862)
Bên cạnh chùa cách 1 sân nhỏ về phía tây là đền Cổ Chất được xây dựng vào năm Kỷ Tỵ (1809), phía đông chùa là phủ thờ tam vị thánh mẫu được làm vào năm Tự Đức thứ 10 (1858)
Hiện nay ở đây còn lưu lại được 8 sắc phong của các triều đại phong kiến. Các sắc phong đều ghi nhận công lao của 3 nhân vật lịch sử: Nguyễn Công Tham, Nguyễn Công Văn, Nguyễn Công Phạm.
Chùa Cổ Chất được ông Nguyễn Công Phạm góp công sức về xây dựng nên được bố trí thờ tự theo kiểu tiền phật hậu thánh
Trong kháng chiến chống pháp là nơi đi lại hoạt động của cán bộ cấp trên về địa phương. Thời kì 1951 – 1952 địch khủng bố ác liệt nơi đây được bố trí hầm bí mật để cán bộ về hoạt động. Nơi đây đã diễn ra nhiều cuộc họp quan trọng của địa phương trong mấy chục năm qua để vạch ra những đường lối đúng đắn chỉ đạo góp phần xây dựng xã nhà từ 1 điểm yếu kém thành 1 xã điểm của huyện Trực Ninh.
Ngày nay, khu di tích đền, chùa Cổ Chất vẫn giữ được truyền thống mở hội vào tháng ba hàng năm. Đây là nơi giao lưu văn hoá của nhân địa phương, cũng là dịp để con cháu của quê hương đi làm ăn, công tác ở xa có dịp về thăm quê, đây cũng là nơi góp phần trong phong trào giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc.
Share on facebook 0 người thích - Thích
Số 97-QĐ ngày 21/1/1992.
CHÙA CỔ CHẤT
Tên di tích: Chùa Cổ Chất
Loại công trình: Chùa
Loại di tích: Di tích kiến trúc
Quyết định: Số 97-QĐ ngày 21/1/1992.
Địa chỉ: Xã Phương Định ,huyện Trực Ninh.
Thông tin về di tích : Căn cứ vào kiến trúc theo nhân dân địa phương thì chùa Cổ chất được xây dựng từ lâu, sau này mới xây thêm đền và phủ.
Tuy không còn bia ghi chép lại việc xây dựng nhưng ở cổng tam quan và nội cung chùa còn rất nhiều mảng chạm khắc gỗ của thời Hậu Lê. Chùa đã nhiều lần được tu sửa ở 3 gian cuối của nội cung chùa sau bàn thờ phật được xây thêm để làm nơi thờ đức thánh Trần Hưng Đạo vào năm Tự Đức thứ 14 (1862)
Bên cạnh chùa cách 1 sân nhỏ về phía tây là đền Cổ Chất được xây dựng vào năm Kỷ Tỵ (1809), phía đông chùa là phủ thờ tam vị thánh mẫu được làm vào năm Tự Đức thứ 10 (1858)
Hiện nay ở đây còn lưu lại được 8 sắc phong của các triều đại phong kiến. Các sắc phong đều ghi nhận công lao của 3 nhân vật lịch sử: Nguyễn Công Tham, Nguyễn Công Văn, Nguyễn Công Phạm.
Chùa Cổ Chất được ông Nguyễn Công Phạm góp công sức về xây dựng nên được bố trí thờ tự theo kiểu tiền phật hậu thánh
Trong kháng chiến chống pháp là nơi đi lại hoạt động của cán bộ cấp trên về địa phương. Thời kì 1951 – 1952 địch khủng bố ác liệt nơi đây được bố trí hầm bí mật để cán bộ về hoạt động. Nơi đây đã diễn ra nhiều cuộc họp quan trọng của địa phương trong mấy chục năm qua để vạch ra những đường lối đúng đắn chỉ đạo góp phần xây dựng xã nhà từ 1 điểm yếu kém thành 1 xã điểm của huyện Trực Ninh.
Ngày nay, khu di tích đền, chùa Cổ Chất vẫn giữ được truyền thống mở hội vào tháng ba hàng năm. Đây là nơi giao lưu văn hoá của nhân địa phương, cũng là dịp để con cháu của quê hương đi làm ăn, công tác ở xa có dịp về thăm quê, đây cũng là nơi góp phần trong phong trào giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc.
0 Bình luận