ĐỀN XUÂN BẢNG
Tên di tích: Đền Xuân Bảng
Loại công trình: Đền
Loại di tích: Di tích kiến trúc
Quyết định: Số 100-VH/QĐ ngày 21/01/1989.
Địa chỉ: Xã Xuân Hùng, huyện Xuân Trường.
Thông tin về di tích:
Đền Xuân Bảng thờ Ngô Tướng Công (1371 - 1407) trong một gia đình nho giáo tại làng Xuân Mai, huyện Kim Hoa, phủ Bắc Hà, xứ Kinh Bắc nay là xã Phúc Thắng, huyện Mê Linh, tỉnh Vĩnh Phúc.
Ngô Tướng Công tham gia triều chính thời nhà Hồ với nhiều trọng trách: “Hữu tham tri gia phong, Đặc tiến Kim tử vinh lộc đại phu nhập nội thị, Tứ kim ngư, Đại ngư kiểm hiệu hành khiển, kiêm Thiên Xương phủ Chư Lăng, đồng bình chương Quân Quốc trọng sử”.
Trong trận chiến với quân Minh tại vùng Hà Tĩnh, trước thế giặc vô cùng mạnh, ông không chịu đầu hàng mà đã tuẫn tiết tại cửa biển Kì La - Cẩm Xuyên – Hà Tĩnh vào ngày 12/5/1407 (Đinh Hợi). Đền được lập để tưởng nhớ công ơn ông.
Đền Xuân Bảng được xây dựng bằng đá thước hình hộp kích thước 3,5x0,6x0,6 (m), diện tích 540m2, tầng lầu cao 12m, chia làm 3 cung: Bái đường, đệ nhị cung và chính tẩm. Trên long cốt ghi niên hiệu Nhâm Tý, Tự Đức thứ 6 (1852).
Share on facebook 0 người thích - Thích
Số 100-VH/QĐ ngày 21/01/1989.
ĐỀN XUÂN BẢNG
Tên di tích: Đền Xuân Bảng
Loại công trình: Đền
Loại di tích: Di tích kiến trúc
Quyết định: Số 100-VH/QĐ ngày 21/01/1989.
Địa chỉ: Xã Xuân Hùng, huyện Xuân Trường.
Thông tin về di tích:
Đền Xuân Bảng thờ Ngô Tướng Công (1371 - 1407) trong một gia đình nho giáo tại làng Xuân Mai, huyện Kim Hoa, phủ Bắc Hà, xứ Kinh Bắc nay là xã Phúc Thắng, huyện Mê Linh, tỉnh Vĩnh Phúc.
Ngô Tướng Công tham gia triều chính thời nhà Hồ với nhiều trọng trách: “Hữu tham tri gia phong, Đặc tiến Kim tử vinh lộc đại phu nhập nội thị, Tứ kim ngư, Đại ngư kiểm hiệu hành khiển, kiêm Thiên Xương phủ Chư Lăng, đồng bình chương Quân Quốc trọng sử”.
Trong trận chiến với quân Minh tại vùng Hà Tĩnh, trước thế giặc vô cùng mạnh, ông không chịu đầu hàng mà đã tuẫn tiết tại cửa biển Kì La - Cẩm Xuyên – Hà Tĩnh vào ngày 12/5/1407 (Đinh Hợi). Đền được lập để tưởng nhớ công ơn ông.
Đền Xuân Bảng được xây dựng bằng đá thước hình hộp kích thước 3,5x0,6x0,6 (m), diện tích 540m2, tầng lầu cao 12m, chia làm 3 cung: Bái đường, đệ nhị cung và chính tẩm. Trên long cốt ghi niên hiệu Nhâm Tý, Tự Đức thứ 6 (1852).
0 Bình luận