ĐÌNH CHÙA YÊN NHÂN
1. Tên di tích: Đình Chùa làng Yên Nhân
2. Loại công trình: Đình, chùa
3. Loại tích: di tích lịch sử Quốc gia.
4. Quyết định: Đã xếp hạng di tích lịch sử cấp quốc gia theo quyết định số 52/2001/ QĐ – BVHTT ngày 28 tháng 12 năm 2001
5. Địa chỉ di tích lịch sử: Làng Yên Nhân - xã Hòa Chính - huyện Chương Mỹ - TP Hà Nội.
6. Tóm lược thông tin về di tích lịch sử.
a. Sự kiện nhân vật lịch sử
Căn cứ vào thần phả và các tư liệu Hán Nôm còn lưu giữ được ở Đình Yên Nhân thì đình thờ 4 vị tướng là:
1. Đệ nhất vị Dương Phương Lan
2. Đệ nhị vị Đỗ Lang Vương
3. Đệ tam vị Mai Gia Minh
4. Đệ tứ vị Hồ Thông
Sự tích về bốn vị được thờ ở Đình Yên Nhân như sau:
b. Thánh mẫu Dương Phương Lan
Dương Phương Lan là con gái ông Dương Công Đính và bà Vũ Thị An quê ở làng Yên Nhân, Tống Văn La, huyện Chương Đức (Chương Mỹ ngày nay). Vợ chồng ông Đính nhà giàu có nhưng hiếm muộn con cái, vợ chồng bàn nhau làm phúc, mang của cải sửa chữa đình chùa, giúp đỡ người nghèo kẻ khó. Vào một mùa trẩy hội chùa Hương Tích, cả hai ông bà đến chùa cầu tự, đêm thứ 3 ngủ trong chùa bà An mơ thấy có một cô con gái sắc đẹp như tiên đứng bên cạnh bà nói: “Ta vâng lệnh Ngọc Hoàng Thượng đế giáng trần đầu thai vào nhà ngươi”. Bà giật mình tỉnh dậy hồi hộp kể lại với chồng. Ngày hôm sau vợ chồng bà làm lễ tạ Trời Phật về, bà An thụ thai từ đó. Đến giờ Tý ngày 6/3 bà sinh ra người con gái có nhan sắc tuyệt trần, mắt phượng, mày ngài, mặt hoa da phấn. Lúc còn nhỏ nàng ham mê luyện tập cung kiếm và chăm chỉ học hành. Đến tuổi thanh xuân Dương Phương Lan đã là người con gái văn võ toàn tài, có chí tiến thủ. Gia đình bà An dựng một quán bán hàng nước ở đầu làng, Phương Lan thường theo mẹ ra quán têm trầu, đun nước. Tình cờ một hôm Ngô Quyền hành quân qua đó, thấy Phương Lan có sắc đẹp, nên ngỏ ý muốn kết duyên làm vợ. Được bố mẹ và Phương Lan bằng lòng, lễ thành hôn được tổ chức ngay tại đó. Rồi vợ chồng Ngô Quyền tạm biệt quê hương, gia đình ra đi dẹp giặc. Phương Lan là một nữ tướng xuất sắc cùng với Ngô Quyền đánh giặc Nam Hán trên sông Bạch Đằng, đã từng lập được nhiều chiến công oanh liệt.
Sau đó trong một trận đánh giặc nam Hán, bà không may bị trúng tên độc và hi sinh tại trận vào ngày 10/10. Nhà vua cho đưa thi hài bà về mai táng ở cánh đồng khu miếu thôn Yên Nhân, nay là khu vực khuôn viên trường THCS Hòa Chính.
( Do thời gian và lịch sử khu Lăng mộ không còn nữa)
Sau đó nhà vua truyền chiếu chỉ cho thôn Yên Nhân lập đền thờ bà, các đời vua sau này đều có sắc chuẩn y cho dân làng thờ tự mãi mãi, gia tặng mỹ tự là: “Bản thổ Đoan Trang thục đức y hạnh công chúa Đại vương”.
c. Đức thánh đệ nhị Đỗ Lang đại vương
Đỗ Lang là con trai thứ hai ông Đồ và bà Vi Thị Hòa quê quán ở làng Tiên Lữ huyện Lam Xương. Ông là một vị quan triều nhà Ngô, cùng Ngô Quyền đánh giặc Nam Hán trên sông Bạch Đằng. ông bị giặc bắt chúng tra tấn ông rất dã man, bắt nộp kim ngân, châu báu và quy hàng nhưng ông không khuất phục. Sau ông bị giặc chặt đầu ném xuống sông Nhị Hà. Thi thể và đầu ông theo dòng nước trôi về thôn Yên Nhân. Dân thôn đã chôn cất ông và lập đền thờ ông làm thành hoàng làng. Sau khi thắng giặc trở về, vua Ngô Quyền ra chiếu gia phong mỹ tự cho ông là: “Anh nghị hùng lược đại vương” và cho phép dân làng Yên Nhân thờ tự mãi mãi. Xưa kia ông được thờ ở đền Cống. Năm 1969, HTX dùng đền này làm kho nên nhân dân rước bài vị về thờ cùng thánh mẫu Dương Phương Lan ở đình Yên Nhân.
d. Đức thánh đệ tam Mai Gia Minh
Ông sinh ngày 6 tháng 11 âm lịch là con của ông Mai Gia Chi và bà Hoàng Sào. Quê ở làng Thiện Kế.
Khi còn nhỏ ở làng ông rất chăm chỉ luyện tập cung kiếm, võ nghệ. Khi lớn lên ông theo Ngô Quyền khởi nghĩa được phong làm tướng quân chỉ huy 18 dũng tướng khác. Ông bị chết trận ở Lục Đầu giang ngày 20 tháng 8 năm âm lịch. Sau đó ông được sắc phong là Thông minh thần vũ và cho phép dân thôn Yên Nhân được lập đền thờ cúng quanh năm.
e. Đức thánh đệ tứ. Hồ Thông
Ông sinh ngày 6 tháng 8 năm âm lịch. Cha là Hồ Minh, mẹ là Nguyễn Thị Thái quê quán ở xã Đồng Lạc huyện Chương Mỹ.
Sinh thời ông là người văn võ toàn tài, thông minh, trí tuệ được phong làm chỉ huy phó sứ thời vua Đinh Tiên Hoàng: Ông có công lao rất lớn trong việc đánh đuổi giặc ngoại xâm, ông mất ngày 2 tháng 12 âm lịch được tặng phong là: “Quảng Hóa hà hải linh thông thiện thánh đại vương”.
Đời vua Lê Hồng Đức năm thứ 3 (1499) thiên hạ thái bình, nhân dân thịnh vượng ông được phong làm Thượng đẳng phúc thần và cho phép dân Yên Nhân được thờ cúng lâu đời.
Share on facebook 0 người thích - Thích

Đã xếp hạng di tích lịch sử cấp quốc gia theo quyết định số 52/2001/ QĐ...
ĐÌNH CHÙA YÊN NHÂN


1. Tên di tích: Đình Chùa làng Yên Nhân
2. Loại công trình: Đình, chùa
3. Loại tích: di tích lịch sử Quốc gia.
4. Quyết định: Đã xếp hạng di tích lịch sử cấp quốc gia theo quyết định số 52/2001/ QĐ – BVHTT ngày 28 tháng 12 năm 2001

5. Địa chỉ di tích lịch sử: Làng Yên Nhân - xã Hòa Chính - huyện Chương Mỹ - TP Hà Nội.
6. Tóm lược thông tin về di tích lịch sử.
a. Sự kiện nhân vật lịch sử
Căn cứ vào thần phả và các tư liệu Hán Nôm còn lưu giữ được ở Đình Yên Nhân thì đình thờ 4 vị tướng là:
1. Đệ nhất vị Dương Phương Lan
2. Đệ nhị vị Đỗ Lang Vương
3. Đệ tam vị Mai Gia Minh
4. Đệ tứ vị Hồ Thông
Sự tích về bốn vị được thờ ở Đình Yên Nhân như sau:
b. Thánh mẫu Dương Phương Lan
Dương Phương Lan là con gái ông Dương Công Đính và bà Vũ Thị An quê ở làng Yên Nhân, Tống Văn La, huyện Chương Đức (Chương Mỹ ngày nay). Vợ chồng ông Đính nhà giàu có nhưng hiếm muộn con cái, vợ chồng bàn nhau làm phúc, mang của cải sửa chữa đình chùa, giúp đỡ người nghèo kẻ khó. Vào một mùa trẩy hội chùa Hương Tích, cả hai ông bà đến chùa cầu tự, đêm thứ 3 ngủ trong chùa bà An mơ thấy có một cô con gái sắc đẹp như tiên đứng bên cạnh bà nói: “Ta vâng lệnh Ngọc Hoàng Thượng đế giáng trần đầu thai vào nhà ngươi”. Bà giật mình tỉnh dậy hồi hộp kể lại với chồng. Ngày hôm sau vợ chồng bà làm lễ tạ Trời Phật về, bà An thụ thai từ đó. Đến giờ Tý ngày 6/3 bà sinh ra người con gái có nhan sắc tuyệt trần, mắt phượng, mày ngài, mặt hoa da phấn. Lúc còn nhỏ nàng ham mê luyện tập cung kiếm và chăm chỉ học hành. Đến tuổi thanh xuân Dương Phương Lan đã là người con gái văn võ toàn tài, có chí tiến thủ. Gia đình bà An dựng một quán bán hàng nước ở đầu làng, Phương Lan thường theo mẹ ra quán têm trầu, đun nước. Tình cờ một hôm Ngô Quyền hành quân qua đó, thấy Phương Lan có sắc đẹp, nên ngỏ ý muốn kết duyên làm vợ. Được bố mẹ và Phương Lan bằng lòng, lễ thành hôn được tổ chức ngay tại đó. Rồi vợ chồng Ngô Quyền tạm biệt quê hương, gia đình ra đi dẹp giặc. Phương Lan là một nữ tướng xuất sắc cùng với Ngô Quyền đánh giặc Nam Hán trên sông Bạch Đằng, đã từng lập được nhiều chiến công oanh liệt.
Sau đó trong một trận đánh giặc nam Hán, bà không may bị trúng tên độc và hi sinh tại trận vào ngày 10/10. Nhà vua cho đưa thi hài bà về mai táng ở cánh đồng khu miếu thôn Yên Nhân, nay là khu vực khuôn viên trường THCS Hòa Chính.
( Do thời gian và lịch sử khu Lăng mộ không còn nữa)
Sau đó nhà vua truyền chiếu chỉ cho thôn Yên Nhân lập đền thờ bà, các đời vua sau này đều có sắc chuẩn y cho dân làng thờ tự mãi mãi, gia tặng mỹ tự là: “Bản thổ Đoan Trang thục đức y hạnh công chúa Đại vương”.
c. Đức thánh đệ nhị Đỗ Lang đại vương
Đỗ Lang là con trai thứ hai ông Đồ và bà Vi Thị Hòa quê quán ở làng Tiên Lữ huyện Lam Xương. Ông là một vị quan triều nhà Ngô, cùng Ngô Quyền đánh giặc Nam Hán trên sông Bạch Đằng. ông bị giặc bắt chúng tra tấn ông rất dã man, bắt nộp kim ngân, châu báu và quy hàng nhưng ông không khuất phục. Sau ông bị giặc chặt đầu ném xuống sông Nhị Hà. Thi thể và đầu ông theo dòng nước trôi về thôn Yên Nhân. Dân thôn đã chôn cất ông và lập đền thờ ông làm thành hoàng làng. Sau khi thắng giặc trở về, vua Ngô Quyền ra chiếu gia phong mỹ tự cho ông là: “Anh nghị hùng lược đại vương” và cho phép dân làng Yên Nhân thờ tự mãi mãi. Xưa kia ông được thờ ở đền Cống. Năm 1969, HTX dùng đền này làm kho nên nhân dân rước bài vị về thờ cùng thánh mẫu Dương Phương Lan ở đình Yên Nhân.
d. Đức thánh đệ tam Mai Gia Minh
Ông sinh ngày 6 tháng 11 âm lịch là con của ông Mai Gia Chi và bà Hoàng Sào. Quê ở làng Thiện Kế.
Khi còn nhỏ ở làng ông rất chăm chỉ luyện tập cung kiếm, võ nghệ. Khi lớn lên ông theo Ngô Quyền khởi nghĩa được phong làm tướng quân chỉ huy 18 dũng tướng khác. Ông bị chết trận ở Lục Đầu giang ngày 20 tháng 8 năm âm lịch. Sau đó ông được sắc phong là Thông minh thần vũ và cho phép dân thôn Yên Nhân được lập đền thờ cúng quanh năm.
e. Đức thánh đệ tứ. Hồ Thông
Ông sinh ngày 6 tháng 8 năm âm lịch. Cha là Hồ Minh, mẹ là Nguyễn Thị Thái quê quán ở xã Đồng Lạc huyện Chương Mỹ.
Sinh thời ông là người văn võ toàn tài, thông minh, trí tuệ được phong làm chỉ huy phó sứ thời vua Đinh Tiên Hoàng: Ông có công lao rất lớn trong việc đánh đuổi giặc ngoại xâm, ông mất ngày 2 tháng 12 âm lịch được tặng phong là: “Quảng Hóa hà hải linh thông thiện thánh đại vương”.
Đời vua Lê Hồng Đức năm thứ 3 (1499) thiên hạ thái bình, nhân dân thịnh vượng ông được phong làm Thượng đẳng phúc thần và cho phép dân Yên Nhân được thờ cúng lâu đời.
Share on facebook 0 người thích - Thích
0 Bình luận