CỘT DÂY THÉP
CỘT DÂY THÉP
1. Tên di tích: Cột dây thép
2. Loại công trình: Địa điểm lưu niệm
3. Loại di tích: Di tích lịch sử cách mạng
4. Quyết định: Đã được công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia theo quyết định số 34-VH/QĐ, ngày 09 tháng 01 năm 1990
5. Địa chỉ di tích: Ấp Long Thuận 1, xã Long Điền A, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang
6. Tóm lược thông tin về di tích:
Di tích Cột Dây Thép nằm sát bờ sông Tiền và cũng sát tỉnh lộ 23, thuộc ấp Long Thuận, xã Long Điền A, huyện Chợ mới, được xây dựng từ cuối thế kỷ XIX, theo mục đích ban đầu của thực dân Pháp lúc bấy giờ là làm hệ thống thông tin liên lạc cho chính quyền thực dân ở huyện Chợ Mới.
Di tích Cột Dây Thép được làm từ bốn trụ cột bằng thép gắn kết tạo thành hình tháp, chóp vuông, có chiều cao 30m với bốn chân trụ vững chắc. Mỗi chân trụ cách nhau khoảng 1,5m. Các chân trụ đều làm bằng những thanh thép có hình chữ L nối kết không đều nhau . Ngày xưa nó là một trong những công trình bề thế của Thực dân Pháp.
Cột Dây Thép là một hệ thống gồm hai cột dây thép. Một ở bên này sông Tiền thuộc xã Long Điền A và một ở bên kia sông thuộc xã Tấn Mỹ, huyện Chợ Mới. Hai cột dây thép này đứng đối xứng nhau qua con sông Tiền. Nhiều sợi dây thép to được giăng từ cột bên này qua cột bên kia sông để tạo thành một mạng lưới dây thép vượt sông Tiền. Và đấy chính là mạng lưới thông tin được chính quyền Thực dân lúc ấy dùng để thông tin liên lạc từ các xã bên này sông qua bên kia sông và ngược lại... Chính từ mạng lưới dây thép đó mới có tên gọi cho hai cột này là Cột Dây Thép.
Cuối tháng 03 năm 1930, các đồng chí Lê Văn Sô, Lưu Kim Phong được Đặc ủy cử về Long Xuyên phối hợp với đồng chí Lê Văn Cưng tiến hành tuyển chọn những thanh niên tích cực trong Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên kết nạp vào Đảng. Ban chấp hành lâm thời tỉnh được thành lập và tích cực tiến hành xây dựng các chi bộ Đảng. Tỉnh chọn Chợ Mới làm điểm phát triển tổ chức, vì nơi đây có phong trào cách mạng phát triển mạnh, có cơ sở Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên rộng, là nơi tập trung đông đảo nông dân, thợ thủ công, trí thức sớm có tinh thần chống Pháp và tay sai. Tháng 04/1930, Đặc ủy Hậu Giang tiến hành thành lập một chi bộ Đảng xã Long Điền gồm 3 đồng chí: Lưu Kim Phong, Bùi Trung Phẩm và Đoàn Thanh Thủy.
Để chào mừng sự kiện đó, lá cờ Đảng đầu tiên được treo trên đỉnh Cột dây thép và tiếp theo là cờ thứ hai lớn hơn được treo và đưa ra dây thép ở vị trí giữa sông do ông Lê Văn Đỏ, một quần chúng tốt đã lãnh trách nhiệm treo trực tiếp với sự hỗ trợ tích cực của một số quần chúng khác. Cờ búa liềm phất phới tung bay khiến kẻ thù lo sợ, còn nhân dân thì rất phấn khởi.
Cột dây thép là điểm treo lá cờ Đảng đầu tiên của phong trào cách mạng tỉnh An Giang, và là điểm tập hợp quần chúng nhân dân đấu tranh của chi bộ Đảng Cộng sản Việt Nam huyện Chợ Mới năm 1930. Cột Dây Thép vào thời kì ấy là nơi tập trung của đông đảo quần chúng nhân dân biểu tình, đấu tranh đòi quyền dân sinh, dân chủ. Những cuộc tuần hành biểu tình đã tạo nên cuộc đấu tranh rộng lớn ở Chợ Mới, đã có ảnh hưởng sâu rộng nhất là đối với nông dân ở miền Tây Nam bộ. Và cũng từ đó Cột Dây Thép đã trở thành địa danh lịch sử cách mạng, tiêu biểu cho phong trào đấu tranh cách mạng từ những ngày đầu thành lập Đảng, cũng như các cuộc đấu tranh sau này. Chính vì vậy, ngày 09/01/1990, Cột dây thép được Bộ Văn hóa – Thông tin công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia.
Share on facebook 0 người thích - Thích
CỘT DÂY THÉP
1. Tên di tích: Cột dây thép
2. Loại công trình: Địa điểm lưu niệm
3. Loại di tích: Di tích lịch sử cách mạng
4. Quyết định: Đã được công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia theo quyết định số 34-VH/QĐ, ngày 09 tháng 01 năm 1990
5. Địa chỉ di tích: Ấp Long Thuận 1, xã Long Điền A, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang
6. Tóm lược thông tin về di tích:
Di tích Cột Dây Thép nằm sát bờ sông Tiền và cũng sát tỉnh lộ 23, thuộc ấp Long Thuận, xã Long Điền A, huyện Chợ mới, được xây dựng từ cuối thế kỷ XIX, theo mục đích ban đầu của thực dân Pháp lúc bấy giờ là làm hệ thống thông tin liên lạc cho chính quyền thực dân ở huyện Chợ Mới.
Di tích Cột Dây Thép được làm từ bốn trụ cột bằng thép gắn kết tạo thành hình tháp, chóp vuông, có chiều cao 30m với bốn chân trụ vững chắc. Mỗi chân trụ cách nhau khoảng 1,5m. Các chân trụ đều làm bằng những thanh thép có hình chữ L nối kết không đều nhau . Ngày xưa nó là một trong những công trình bề thế của Thực dân Pháp.
Cột Dây Thép là một hệ thống gồm hai cột dây thép. Một ở bên này sông Tiền thuộc xã Long Điền A và một ở bên kia sông thuộc xã Tấn Mỹ, huyện Chợ Mới. Hai cột dây thép này đứng đối xứng nhau qua con sông Tiền. Nhiều sợi dây thép to được giăng từ cột bên này qua cột bên kia sông để tạo thành một mạng lưới dây thép vượt sông Tiền. Và đấy chính là mạng lưới thông tin được chính quyền Thực dân lúc ấy dùng để thông tin liên lạc từ các xã bên này sông qua bên kia sông và ngược lại... Chính từ mạng lưới dây thép đó mới có tên gọi cho hai cột này là Cột Dây Thép.
Cuối tháng 03 năm 1930, các đồng chí Lê Văn Sô, Lưu Kim Phong được Đặc ủy cử về Long Xuyên phối hợp với đồng chí Lê Văn Cưng tiến hành tuyển chọn những thanh niên tích cực trong Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên kết nạp vào Đảng. Ban chấp hành lâm thời tỉnh được thành lập và tích cực tiến hành xây dựng các chi bộ Đảng. Tỉnh chọn Chợ Mới làm điểm phát triển tổ chức, vì nơi đây có phong trào cách mạng phát triển mạnh, có cơ sở Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên rộng, là nơi tập trung đông đảo nông dân, thợ thủ công, trí thức sớm có tinh thần chống Pháp và tay sai. Tháng 04/1930, Đặc ủy Hậu Giang tiến hành thành lập một chi bộ Đảng xã Long Điền gồm 3 đồng chí: Lưu Kim Phong, Bùi Trung Phẩm và Đoàn Thanh Thủy.
Để chào mừng sự kiện đó, lá cờ Đảng đầu tiên được treo trên đỉnh Cột dây thép và tiếp theo là cờ thứ hai lớn hơn được treo và đưa ra dây thép ở vị trí giữa sông do ông Lê Văn Đỏ, một quần chúng tốt đã lãnh trách nhiệm treo trực tiếp với sự hỗ trợ tích cực của một số quần chúng khác. Cờ búa liềm phất phới tung bay khiến kẻ thù lo sợ, còn nhân dân thì rất phấn khởi.
Cột dây thép là điểm treo lá cờ Đảng đầu tiên của phong trào cách mạng tỉnh An Giang, và là điểm tập hợp quần chúng nhân dân đấu tranh của chi bộ Đảng Cộng sản Việt Nam huyện Chợ Mới năm 1930. Cột Dây Thép vào thời kì ấy là nơi tập trung của đông đảo quần chúng nhân dân biểu tình, đấu tranh đòi quyền dân sinh, dân chủ. Những cuộc tuần hành biểu tình đã tạo nên cuộc đấu tranh rộng lớn ở Chợ Mới, đã có ảnh hưởng sâu rộng nhất là đối với nông dân ở miền Tây Nam bộ. Và cũng từ đó Cột Dây Thép đã trở thành địa danh lịch sử cách mạng, tiêu biểu cho phong trào đấu tranh cách mạng từ những ngày đầu thành lập Đảng, cũng như các cuộc đấu tranh sau này. Chính vì vậy, ngày 09/01/1990, Cột dây thép được Bộ Văn hóa – Thông tin công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia.
0 Bình luận