Số người đang online : 53 NÚI SAM - Danh thắng - danh nhân, văn hóa - ẩm thực Việt Nam

Content on this page requires a newer version of Adobe Flash Player.

Get Adobe Flash player

NÚI SAM
post image
NÚI SAM


NÚI SAM




 
1.    Tên di tích: Núi Sam
2.    Loại công trình:  Núi
3.    Loại di tích: Thắng cảnh
4.    Quyết định: Đã được công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia theo quyết định số 92-VHTT/QĐ, ngày 10 tháng 07 năm 1980
5.    Địa chỉ di tích:  Khóm Vĩnh Đông  I,  phường Núi Sam, thị xã Châu đốc, tỉnh An Giang.
6.    Tóm lược thông tin về di tích:
          Núi Sam (còn có tên gọi khác là Vĩnh Tế Sơn hay Ngọc Lãnh Sơn) nằm trong vùng Bảy Núi thuộc phường Núi Sam, thị xã Châu Đốc, tỉnh An Giang.
          Núi Sam, tức Vĩnh Tế Sơn cao 234 m, dài 2km nằm trên đồng bằng hữu ngạn sông Hậu. Phía Bắc cách biên giới Campuchia 3km ; phía Tây tiếp giáp với cánh đồng Thới Sơn, Nhơn Hưng; phía Nam giáp cánh đồng bạt ngàn Châu Phú, Châu Thành, Thoại Sơn. Xa hơn nữa là vùng Bảy Núi xanh tươi hùng vĩ ...


 
          Núi Sam có một vị trí chiến lược quan trọng về quân sự, là pháo đài bảo vệ thị xã Châu Đốc, là một con đê thiên nhiên ngăn mùa nước lũ. Từ trên không nhìn xuống, núi có dáng dấp như con sam bốn chân, nên nhân dân quanh vùng gọi là Núi Sam. Theo một truyền thuyết khác, thì ngày xưa ở đây nước dâng rất cao, xung quanh núi có nhiều con sam đeo, nên gọi là Núi Sam.
Khu di tích lịch sử và danh thắng Núi Sam có hàng trăm đền, chùa, miếu, cảnh đẹp thiên nhiên, có nhiều công trình di tích lịch sử và văn hoá nổi tiếng, tiêu biểu như: Lăng Thoại Ngọc Hầu, chùa Tây An, miếu Bà Chúa Xứ, chùa Hang, Pháo đài ; nhiều thắng cảnh như : đồi Bạch Vân, vườn Tao Ngộ, ...
           Hai thế kỷ trước, Núi Sam đẹp như một bức tranh phong thuỷ qua ngòi bút của Thoại Ngọc Hầu trong bia Vĩnh Tế Sơn, khắc năm 1828 : “Rành rành chân núi trắng phau, trơ trọi ngọn tre xanh ngắt, cảnh núi trở nên tươi đẹp, sừng sững vọt lên. Ngắm dòng nước biếc bên bờ cao, ruộng vườn bao quanh chân núi, hơi tan tuôn cuốn lẫn khói nấu cơm, chùa chiền trên chót hương toả mây hồng, thật không kém gì phong cảnh Trung Châu vậy”. Di tích lịch sử và danh thắng Núi Sam đã đánh dấu trên sử sách từ hai thế kỷ qua. Nhiều danh nhân, sĩ phu yêu nước nhà Nguyễn đã từng đến và có người sống ở đây nhiều năm. Hình ảnh Núi Sam đã thấm đậm trong tâm hồn người dân An Giang nói riêng, miền Nam nói chung, đặc biệt ngày lễ hội truyền thống “Vía Bà” tháng 4 âm lịch hằng năm thu hút hàng triệu khách đến tham quan, cúng lễ.
             Cụm di tích lịch sử, danh thắng Núi Sam có 4 di tích tiêu biểu :
Miếu Bà Chúa Xứ

             Miếu Bà Chúa Xứ được xây dựng lần đầu tiên vào khoảng năm 1820 – 1825, bằng tre lá đơn sơ. Đến năm 1972,  miếu Bà đã được thiết kế xây dựng mới cả về qui mô, cấu trúc và đậm nét nghệ thuật như ngày nay.
            Miếu Bà Chúa Xứ kiến trúc dạng chữ quốc, hình khối tháp, kiểu hoa sen nở, nền lát gạch bông, tường cẩn đá ốp lát, cột bê tông cốt thép; nghệ thuật chạm khắc gỗ ở miếu Bà Chúa Xứ cũng tinh vi, sắc sảo. Miếu Bà Chúa Xứ là một kiến trúc nghệ thuật kết hợp truyền thống dân tộc và hiện đại. Toàn khu di tích miếu Bà Chúa Xứ là một tổng thể hài hoà, cân đối và đồ sộ, uy nghiêm, hùng tráng.
Chùa Tây An

            Chùa cũng rất xứng đáng với lời truyền tụng là một danh thắng đẹp ở Núi Sam. Trải qua biết bao biến cố lịch sử, chùa Tây An vẫn giữ được màu sắc thanh xuân tươi mát, hữu tình đối với khách tham quan và du lịch.
            Chùa Tây An được dựng lên năm 1847, có bề dầy gần hai thế kỷ. Chùa nằm trên ngã ba Núi Sam từ Châu Đốc vào. Đây là ngôi chùa đồ sộ, mặt chính chùa  mang phong cách nghệ thuật Ấn Độ và Hồi giáo. Điểm nổi bật ở đây là phù điêu chạm khắc gỗ. Hàng trăm bức tượng phật, mỗi tượng là một tác phẩm nghệ thuật có ý nghĩa thực tế cuộc sống và triết lý phật giáo. Từ cảnh đẹp tự nhiên lại được con người không ngừng tôn tạo, chùa Tây An ngày càng thêm khởi sắc, xứng đáng là một di tích có nhiều giá trị đối với kho tàng di sản văn hoá dân tộc.
Chùa Hang

           Sau khi tham quan Chùa Tây An, Miếu Bà Chúa Xứ và Lăng Thoại Ngọc Hầu ở phía Đông Núi Sam, muốn đi đến di tích Chùa Hang, du khách theo con đường nhựa về hướng Tây khoảng 2km sẽ bắt gặp bên trái có bảng đề “Phước Điền Tự”. Đây là Chùa Hang. Từ cổng chùa theo bậc thang đá lần lên núi khoảng 300m là đến chùa. Di tích Chùa Hang có hai khu vực khác nhau. Phần trên cùng là công tình chính của di tích với hang đá thiên nhiên và chính điện thờ Phật, phần dưới thấp là ngôi hậu tổ, nhà khói và các tháp.
             Chùa Hang là một hang đá thiên nhiên, còn phần chính điện, hậu tổ và nhà khói được dựng lên lần đầu tiên khoảng năm 1840 – 1845 bằng tre lá đơn sơ. Đến năm 1885, chùa được xây dựng lại lần thứ hai khang trang hơn lần trước. Nền lát gạch tàu, cột gỗ căm xe, lợp ngói móc, kèo rui gỗ thao lao. Vào thời kỳ này, Chùa Hang bắt đầu được nhiều người biết đến.
            Đến năm 1946, chùa Hang được sửa chữa lại. Diện mạo chùa từ đó được giữ nguyên đến nay. Từ vẻ đẹp sẵn có của thiên nhiên, lại được con người vun đắp, Chùa Hang càng hấp dẫn khách tham quan và du lịch.
            Nhìn chung, chùa Hang là một quần thể di tích có kiến trúc đẹp, thể hiện bản sắc văn hóa truyền thống dân tộc đậm nét. Bản thân Chùa Hang đã toát lên vẻ trang nghiêm, cổ kính, hoành tráng. Nổi bật nhất là hang đá thiên nhiên với bao huyền thoại truyền tụng từ đời này sang đời khác, tạo nên sức hấp dẫn khách thập phương có tính hiếu kỳ.



 
 

0 Bình luận

Gửi bình luận:

Click here to cancel reply
Họ và tên
Tên đăng nhập
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Thư điện tử
Tỉnh thành