Số người đang online : 32 CHÙA GIỒNG THÀNH - Danh thắng - danh nhân, văn hóa - ẩm thực Việt Nam

Content on this page requires a newer version of Adobe Flash Player.

Get Adobe Flash player

CHÙA GIỒNG THÀNH
post image
CHÙA GIỒNG THÀNH


CHÙA GIỒNG THÀNH





1.    Tên di tích: Chùa Giồng Thành
2.    Loại công trình: Chùa
3.    Loại di tích: Di tích lịch sử cách mạng
4.    Quyết định: Đã được công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia theo quyết định số 235-VH/QĐ, ngày 12 tháng 12 năm 1986


 
5.    Địa chỉ di tích: Khóm Long Hưng 2, phường Long Sơn, thị xã Tân Châu, tỉnh An Giang
6.    Tóm lược thông tin về di tích:
            Chùa Giồng Thành thuộc ấp Long Hưng 2, xã Long Sơn, huyện Phú Tân (nay là khóm Long Hưng 2, phường Long Sơn, thị xã Tân châu); cách trung tâm thị xã Tân Châu 3km. Khuôn viên chùa rộng khoảng 3ha, nằm khuất giữa vườn cây và gần ruộng lúa.
Đã từ lâu, chùa Giồng Thành được xem là nơi gắn liền với lịch sử mở đất và giữ đất, một thắng cảnh của vùng Tân Châu. Trước kia và cả bây giờ, chùa có tên "Long Hưng tự", nhưng người ta thường biết đến tên chùa Giồng Thành nhiều hơn. Sở dĩ chùa mang tên này, là do nằm trên địa điểm của bảo (đồn) Tân Châu xây dựng năm 1842 thời triều Nguyễn, có thành đất cao bao bọc xung quanh. Chùa được hòa thượng Trần Minh Lý xây dựng lần đầu vào năm 1875 bằng vật liệu tre lá đơn sơ, đến nay trải qua 4 lần tu sửa lớn, lần sửa chữa gần nhất là vào năm 1970 nhưng vẫn tọa lạc trên nền cũ thuộc xã Long Sơn anh hùng.
            Nhìn từ bên ngoài, chùa Giồng Thành mang dáng dấp kiến trúc Ấn Độ với mái tháp có hai tầng hình phễu, trang trí nhiều họa tiết hoa văn trang nhã nhưng về đại thể chùa Giồng Thành là khối kiến trúc hài hòa theo phong cách Á - Âu với lối xây dựng theo hình chữ “song hỷ”. Chùa gồm có 3 gian: chính điện, nhà giảng và hậu tổ. Chính điện và nhà giảng có 3 nóc , nhà hậu tổ có 3 nóc. Chính điện thờ Phật Thích-ca Mâu-ni, Nam Tào, Bắc Đẩu. Nhà giảng thờ Phật Mẫu và nhà hậu tổ thờ các hòa thượng trụ trì chùa. Chùa lợp ngói móc, cột chính điện bằng gỗ căm xe có vẽ rồng.
Từ những năm đầu thế kỷ XX, nhiều thanh thiếu niên trong vùng vào chùa Giồng Thành vừa để làm công đức vừa được nghe giảng về đạo, về đời, về thân phận của người dân mất nước. Khoảng năm 1928- 1929, nhà nho yêu nước - Cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc, thân sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dừng chân tại chùa này làm nghề hốt thuốc. Quá trình nương náu tại đây ông đã truyền bá chủ nghĩa yêu nước cho nhiều thanh niên trong vùng, được bà con quý mến, chở che...Hoạt động của Cụ làm cho nhà cầm quyền đương thời chú ý, lên kế hoạch ngăn chặn, vây bắt... Được sự hỗ trợ của bà con địa phương, Cụ lánh về Cao Lãnh.
             Nằm ở địa thế sầm uất, hoang sơ, xa lộ, xa sông, gần đồng ruộng; từ ngoài đường đi vào nhà qua nhiều lớp nhà dân, nên chùa có được địa thế thuận lợi trong việc tụ họp, che chắn được tai mắt của lính làng. Do vậy, từ uy tín của những vị trụ trì, sự gắn bó với những người dân yêu nước mà nơi đây đã từng là địa điểm sinh hoạt, truyền bá chủ nghĩa yêu nước, nơi gặp gỡ hội họp bí mật; kể cả nhiều hoạt động cách mạng trong thời tiền khởi nghĩa. Từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, chùa gần như chính thức là cơ sở cách mạng trong vùng. Trụ sở nhiều cơ quan, đơn vị dân chính đảng đều đặt tại khu vực này. Các cuộc tuần hành, biểu tình sau khi kéo lên Tân Châu thường trở về đi quanh chùa rồi mới giải tán.
Chùa Giồng Thành là địa chỉ đỏ của phong trào cách mạng trong vùng. Trong suốt những tháng năm đấu tranh giành độc lập, có rất nhiều cán bộ tại chỗ và từ địa bàn khác về đây hoạt động, nương náu được đùm bọc, bảo vệ. Đây cũng là nơi mà nhân dân trong vùng chọn làm điểm an toàn trong những lúc giặc giả, khó khăn. Trải qua 2 cuộc kháng chiến, nhiều đồng chí lãnh đạo cao cấp đã từng dừng chân, nương náu tại chùa khi hoạt động ở vùng này vẫn còn vương vấn nhiều kỷ niệm sâu sắc không chỉ về cảnh quan, địa thế mà còn với tấm lòng của những con người nơi đây.
Từ năm 1990 đến nay, chùa đã và đang được tu bổ khang trang hơn, như mở đường thẳng vào chùa, xây dựng khuôn viên, nhà lưu niệm, lập bia ghi danh liệt sĩ phường Long Sơn. Hàng năm, vào các dịp rằm, lễ, tết,  Sư ông… khách thập phương vẫn đến cúng viếng chùa bày tỏ niềm thành kính, trân trọng. Chùa còn là nơi tụ họp tổ chức nhiều lễ hội truyền thống sôi nổi của huyện, thị xã và địa phương…Chùa Giồng Thành xứng đáng là một địa điểm du lịch và là một địa chỉ “Về nguồn” của mọi người.





 

0 Bình luận

Gửi bình luận:

Click here to cancel reply
Họ và tên
Tên đăng nhập
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Thư điện tử
Tỉnh thành