Số người đang online : 34 ĐÌNH VĨNH NGUƠN - Danh thắng - danh nhân, văn hóa - ẩm thực Việt Nam

Content on this page requires a newer version of Adobe Flash Player.

Get Adobe Flash player

ĐÌNH VĨNH NGUƠN
post image
ĐÌNH VĨNH NGUƠN


ĐÌNH VĨNH NGUƠN



 

1.    Tên di tích: Đình Vĩnh Nguơn
2.    Loại công trình: Đình
3.    Loại di tích: Di tích kiến trúc nghệ thuật
4.    Quyết định: Được công nhận là di tích lịc sử cấp quốc gia theo quyết định số 1713-/QĐ-BVHTTDL, ngày 02  tháng 06 năm 2011.
5.    Địa chỉ di tích: Xã Vĩnh Nguơn, thị xã Châu Đốc, tỉnh An Giang.
6.    Tóm lược thông tin về di tích:
          Đình thần Vĩnh Nguơn tọa lạc tại ấp Vĩnh Chánh I, xã Vĩnh Nguơn, thị xã Châu Đốc, tỉnh An Giang, gần trụ sở Ủy ban Nhân dân xã Vĩnh Nguơn, bên kia bờ kênh Vĩnh Tế, đoạn giao nhau với sông Châu Đốc. Đình thờ Nguyễn Hữu Lễ, một nhân vật do vua sắc phong không rõ sự tích, hiện nay sắc còn lưu giữ tại đình. Cứ 3 năm đình tổ chức nghênh sắc một lần, sắc được rước đi khắp ba ấp trong xã.
          Đình Vĩnh Nguơn được xây dựng từ năm nào không ai biết cụ thể, vật liệu bằng cây lá đơn sơ. Đến năm 1929, đình được xây dựng lại khang trang, rộng đẹp và kiên cố. Đình được xây dựng trên diện tích 526,60 m2 , gồm các công trình: Đại điện, võ qui, võ ca, nhà khói, sân và cổng rào. Ngôi Đình có 3 bộ nóc, kiểu dáng kiến trúc 3 gian, 2 chái tạo cho nội thất thêm rộng rãi, thoáng mát. Nóc võ ca gắn bộ lưỡng long tranh châu, chất liệu sành tráng men xanh ngọc, xanh lam. Phía dưới là các phù điêu đắp nổi 4 con chim trĩ, hoa mẫu đơn và hàng chữ hán. Trên các đường chân tượng, các đầu kì có gắn các tượng kì lân, cá hoa lông. Trên đầu đao có gắn tượng hình rồng cách điệu. Hai góc trên nóc cổ lầu đắp nổi hình dơi biểu hiện sự ấm no. Nóc phía trên đại diện gắn bộ lưỡng long tranh châu. Phía dưới đắp nổi phù điêu mai, điểu.
         Kiến trúc chính điện được kết cấu theo kiểu dáng cổ lầu tam cấp máy, 4 cột chính cao vút . Các cột được thợ xưa gia công đục đẽo, chạm khắc nhiều đường nét hoa văn hoa lá, đầu rồng vòm mây khá đẹp. Xung quanh các hàng cột còn có xiêng thượng, xiêng hạ (còn gọi xà dọc xà ngang) gắn kết nhịp nhàng giữa xiêng với cột và cột với kèo tạo nên 1 khung sườn kiên cố.
         Trong nội thất có 4 hàng cột dọc, trong đó có 16 cột gỗ tròn căm xe đường kính 30cm , 18 cột tròn bằng hồ vôi, mỗi cột được nâng lên chân đế là tảng đá tròn có nhiều đường viền tròn bầu bĩnh, khuyết, nổi tạo nên hình tượng đẹp. Trên thân cột được gắn tấm liễn đối chất liệu cột gỗ có chạm khắc, chạm nổi rất công phu các hình rồng vắn, bát tiên, tứ linh (long, lân, qui, phụng) dây, lá … Bên trên các bao lam thành vọng được trang trí các tấm hoành phi gỗ cũng có khắc chìm và nổi nhiều kiểu dáng hình tượng hoa văn làm tăng thêm phần phong phú và hấp dẫn. Trong đó nổi bật nhất là 2 bức cuốn thư, nghệ thuật chạm điêu luyện, đường nét tinh xảo.
         Hệ thống các bàn thờ và sự bố trí đồ vật trong đình Vĩnh Nguơn thể hiện rõ giai cấp xã hội, thứ bậc chức sắc của thời phong kiến. Bàn thờ chính được đặt nơi trang trọng nhất ở đại điện , nơi đây thờ thần Nguyễn Hữu Lễ với các hiện vật thờ tự mang tính lịch sử cao như bài vị, hòm sắc, lá sắc, khánh thờ. Hầu hết các vật thờ đều lộng lẫy bởi những màu sắc sơn son thiếp vàng rực rỡ và đường nét chạm khắc tinh vi qua các tác phẩm lưỡng long tranh châu, long vấn, cùng nhiều bức hoa mai, dây lá, dơi, lựu…. Tổng cộng đình có 21 bàn thờ cổ chất liệu gỗ cẩn ốc xà cừ, mỗi bàn được thể hiện nét đẹp riêng theo từng đề tài khác nhau.
          Đình Vĩnh Nguơn đã hình thành gần 200 năm. Trong quá trình dời đổi địa điểm, đình đã nhiều lần được sửa chữa, trùng tu, tôn tạo nhưng ngôi đình vẫn giữ được nguyên gốc kiến trúc.
          Ngoài những hiện vật thờ tự có giá trị cao về lịch sử, nghệ thuật và mỹ thuật được lưu giữ trong đình, trên các viền diêm, mặt dựng giữa 2 cấp mái và nơi các bàn thờ…được trang trí khoảng 80 bức tranh sơn thủy và phù điêu đắp nổi làm tăng thêm vẽ đẹp hoàn hảo cho ngôi đình.
Đình Vĩnh Nguơn có nhiều ảnh hưởng lớn đến đời sống tâm linh của nhiều thế hệ người dân sinh ra và lớn lên tại đây. Từ thời kỳ hình thành ngôi đình trong bối cảnh vật liệu tự có của quê hương, nền đình không đổ móng bê tông, cột đình không cốt thép, giữa các cột, kèo, xiêng không đinh khóa, nhưng sự sáng tạo của người xưa đã lao động ráp nối bằng thủ công đã làm cho khung sườn đình được gắn kết thành một thể khối vừa qui mô, vừa có sức chịu đựng cao, đứng vững và tồn tại trên 100 năm.
          Hiện nay đình Vĩnh Nguơn  được nhân dân và chính quyền địa phương bảo quản rất tốt. Ngôi đình được thường xuyên gia cố, sửa chữa, trùng tu; môi trường cảnh quan luôn được cải thiện làm đẹp. Nhờ vậy đình Vĩnh Nguơn vẫn giữ độ chắc bền trên 70%, các hiện vật cổ đều được nguyên vẹn.
 

0 Bình luận

Gửi bình luận:

Click here to cancel reply
Họ và tên
Tên đăng nhập
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Thư điện tử
Tỉnh thành