Số người đang online : 33 CHÙA HOÀ THẠNH - Danh thắng - danh nhân, văn hóa - ẩm thực Việt Nam

Content on this page requires a newer version of Adobe Flash Player.

Get Adobe Flash player

CHÙA HOÀ THẠNH
post image
CHÙA HOÀ THẠNH


CHÙA HOÀ THẠNH



 

1.    Tên di tích: Chùa Hòa Thạnh
2.    Loại công trình: Chùa
3.    Loại di tích: Di tích lịch sử văn hóa
4.    Quyết định: Đã được công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia theo quyết định số 983-VH/QĐ, ngày 04 tháng 08 năm 1992


 
5.    Địa chỉ di tích: Ấp Tây Hưng, xã Nhơn Hưng, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang
6.    Tóm lược thông tin về di tích:
          Chùa Hòa Thạnh tọa lạc tại ấp Tây Hưng, xã Nhơn Hưng, cách thị trấn Nhà Bàng về hướng Tây Bắc khoảng 1,5 km, cách thành phố Long Xuyên 87 km.
           Chùa Hòa Thạnh là nơi lưu giữ nét văn hóa đặc sắc, độc đáo của vùng đồng bằng Nam bộ. Năm 1847, Hòa Thạnh cổ tự do nhân dân thôn Nhơn Hòa ( nay là Nhơn Hưng ) xây dựng . Ban đầu chùa được dựng lên bằng cây tạp, vách lá, mái tranh. Năm 1913, do ảnh hưởng của chiến tranh, chùa bị cháy và  một lần nữa nhân dân cùng chung tay đóng góp để xây dựng lại. Bấy giờ chùa được cất bằng vách ván, mái lợp ngói âm dương, cách nền cũ khoảng 40m. Năm 1925, nhờ sự đóng góp của bà con trong vùng và phật tử các nơi, trụ trì Huỳnh Hồng Diệp cho xây dựng lại chùa khang trang như hiện nay.
           Với kiến trúc cổ mang màu sắc Phật giáo, chùa Hòa Thạnh có kết cấu theo khối chữ nhật, diện tích 11.5m x 40m, cao khoảng 15m, có hai mái chính ở đằng trước và sau và hai mái bên. Các mái của chùa lan xuống thấp với các đầu đao cong lên ở bốn góc. Chùa được xây dựng khá kiên cố bởi vật liệu xi măng, sắt thép, cột bằng gỗ căm-xe, mái ngói. Được xây trên nền cao, nhìn tổng thể, ngôi chùa giống như một đóa hoa khổng lồ đang tươi nở.
           Giống như các chùa khác ở đồng bằng sông Cửu Long, chùa Hòa Thạnh cũng được xây theo bố cục kiến trúc thống nhất. Chính diện chùa là ao Liên Trì được xây dựng vào năm 2009. Trên ao có lối đi dẫn đến  tượng Phật bà Quan Âm cưỡi rồng rất đẹp. Bên trái là đền thờ phật Di Lặc, bên phải chùa là hai bảo tháp. Trong chính điện, chùa còn bảo tồn nhiều pho tượng cổ có giá trị nghệ thuật độc đáo. Trước chùa là một tấm bia tưởng niệm có hình quốc huy Việt Nam, ở giữa quốc huy là một tấm bảng ghi khoảng thời gian cụ Nguyễn Sinh Sắc đến chùa. Cụ thể như sau:
 “Hòa Thạnh cổ tự (chùa Cây Mít) xã Nhơn Hưng, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang. Nơi đây, từ năm 1921-1923, cụ phó bảng Nguyễn Sinh Sắc, thân sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, đến ở để hoạt động, truyền bá tinh thần yêu nước. Bia xây dựng tháng 12 năm 1989”.
Không gian kiến trúc của chùa là sự tổng hòa của vạn vật với môi trường xung quanh như sân, hồ, vườn, thể hiện sự gần gũi với thiên nhiên. Từ khi được xây dựng đến nay, chùa Hòa Thạnh đã qua nhiều đời trụ trì. Dù vậy, đến nay chùa Hòa Thạnh vẫn luôn được nhân dân trong xã và phật tử ở khắp nơi tin tưởng và thành tâm ủng hộ. Hằng năm, vào những ngày 12 và 13 tháng 8 âm lịch, rất nhiều phật tử tựu hội về đây để lễ  bái, cầu nguyện cho những linh hồn quá cố được siêu sinh, cầu cho quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa để nhân dân có được cuộc sống ấm no, sung túc và hạnh phúc.
            Chùa Hòa Thạnh được biết đến bởi giá trị văn hóa độc đáo với lối kiến trúc tinh tế, tiêu biểu cho kiến trúc chùa tháp của vùng đồng bằng sông Cửu Long. Hằng năm, người dân trên cả nước nói chung và nhất là đồng bào ở tỉnh An Giang nói riêng thường đến thăm chùa vào những ngày đầu năm âm lịch. 
            Chùa Hoà Thạnh còn là trung tâm văn hóa, nơi gìn giữ những phong tục, tập quán, những nét kiến trúc, điêu khắc độc đáo, nghệ thuật dân tộc cổ truyền của một địa phương. Không chỉ là nơi thờ tự, nơi lưu giữ những nét văn hóa đặc sắc, chùa còn là nơi lưu dấu lịch sử truyền thống cách mạng một thời của nhân dân bản địa.
            Ngày 17 tháng 05 năm 1993, chùa  Hòa Thạnh đã được Bộ Văn hóa công nhận là di tích lịch sử - văn hóa cấp quôc gia.

Một số hình ảnh về chùa
 









 




 

0 Bình luận

Gửi bình luận:

Click here to cancel reply
Họ và tên
Tên đăng nhập
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Thư điện tử
Tỉnh thành