Số người đang online : 16 CHÙA BÀ LÊ - Danh thắng - danh nhân, văn hóa - ẩm thực Việt Nam

Content on this page requires a newer version of Adobe Flash Player.

Get Adobe Flash player

CHÙA BÀ LÊ
post image
CHÙA BÀ LÊ


CHÙA BÀ LÊ




 
1.    Tên di tích: Chùa Bà Lê ( Phước Hội Tự)
2.    Loại công trình: Chùa
3.    Loại di tích:   Di tích lịch sử cách mạng
4.    Quyết định: Đã được công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia theo quyết định số 235/VH-QĐ, ngày 12 tháng 12 năm 1986


 
5.    Địa chỉ di tích: xã Hội An, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang
6.    Tóm lược thông tin về di tích:
           Được xây dựng vào năm 1904, mang tên là Phước Hội Tự, nhưng người dân quang vùng quen miệng gọi là chùa Bà Bang. Bởi lẽ, bà là vợ một Bang chưởng ( Bang chưởng: Vị đại diện cộng đồng người Hoa để liên hệ với chính quyền các cấp, đồng thời có thẩm quyền giải quyết mọi vấn đề trong cộng đồng do mình quản lý) của cộng đồng người Hoa thuở ấy.
           Bà Lê gốc người Triều Châu, sinh năm 1840, tại thôn Mỹ An, Tổng An Thạnh, Huyện Vĩnh An, phủ Tân Thành, tỉnh An Giang ( nay thuộc về xã Mỹ An Hưng B, huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp). Bà là người sáng lập chùa Phước Hội Tự, pháp danh của bà là Diệu Tâm. Lúc sinh thời, vào những ngày rằm, 30 hàng tháng, bà đều mua hết chim, rùa ở chợ Cái Tàu để phóng sinh. Bà Lê vốn không có con.  Bà mất vào ngày 01 tháng 02 năm 1911, hưởng thọ 72 tuổi. Con nuôi của bà là Ông Võ Châu đã xây mộ tháp để an táng bà gần cạnh chùa. Từ đó, người đời thường gọi Tháp Bà Lê, chùa Bà Lê, ở xã Hội An, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang, cách thành phố Long Xuyên 15 km.
          Nhìn tổng quát chùa chiền ở các nơi hầu hết đều thờ tượng của các vị Phật giống nhau như: Phật tổ A Di Đà, Quan Thế Âm, Đại Thế Chí, Thích Ca Mâu Ni, Di Lạc, Địa Tạng, ông Tiêu, ông Thiện, ông Ác và Hộ Pháp. Tuy vậy, kích thước của các tượng phật ở chùa Bà Lê cao hơn, lớn hơn, nhiều hơn so với các nơi khác như: Chuẩn Đề ( tức Phật 18 tay ), Dược Sư ( tức Phật Lưu Ly ), Thập Bát La Hán ( tức 18 vị La Hán ) và Đạt Ma Sư Tổ.
           Không chỉ thờ phật, tại chính điện chùa Bà Lê còn thờ trời như: Ngọc Hoàng Thượng Đế, Nam Tào, Bắc Đẩu, Tứ đại Thiên vương ( 4 vị vua canh giữ 4 hướng của Trời), Long Vương. Và ở cỏi địa ngục, các vua thập điện cũng được thờ tiêu biểu như: Nhất điện Tần Quảng Vương ( có 2 vị Phán quan hầu cận, tượng tay phải cầm bút, tượng tay trái cầm sổ ), Nhị điện Sở Giang Vương ( có 2 vị Phán quan hậu cận, tượng tay phải cầm bút, tượng tay trái cầm sổ). Thậm chí, những nhân vật lịch sử của Trung Hoa thời Hậu Hán như: Quan Công, Lưu Bị và Trương Phi được thờ ở một góc ở nơi Chính điện.
           Song song với việc thờ Phật, thờ Trời, thờ Diêm Vương, thờ nhân vật lịch sử của Trung Hoa, những vị thánh điều khiển Tinh tú, Ngũ hành ( tức Bảy Bà ) cũng được thờ riêng một miếu, cách chùa chừng 20m. Hơn nữa, khi chưa bị tháo dỡ còn có những sự tích mô tả trên gốm sứ được đặt ở các cạnh và trên nóc của các mái ngói chùa mang đậm nét văn hóa, tín ngưỡng của người Hoa.
Trong chùa, nơi bàn thờ Tổ quốc có thờ linh vị của các liệt sĩ cách mạng đã hy sinh cho sự nghiệp giải phóng dân tộc.
Trong những năm kháng chiến chống Pháp, chùa Bà Lê là trụ sở vững chắc của chính quyền cách mạng . Xung quanh chùa đào hầm bí mật chôn cất tài liệu, vũ khí, đạn dược...Chính tại chùa Bà Lê nhiều chiến sĩ cách mạng đã trưởng thành. Thời kỳ này chính quyền Việt Minh cùng với nhân dân thực hiện “ Tiêu thổ kháng chiến ” để chống Pháp. Nhà chùa hưởng ứng chủ trương phải tạm tháo dỡ cây ngói ở phần chính điện chỉ còn chừa lại phần hậu điện. Năm 1962, chùa được xây dựng lại phần chính điện. Lần xây cất này có sự đóng góp ngày công lao động của nhiều hộ gia đình cư ngụ gần khu vực chùa. Những năm kháng chiến chống Mỹ, nơi đây đã bí mật nuôi chứa cán bộ, chôn dấu vũ khí và tài liệu. Những ngày đầu thống nhất đất nước, nơi đây là chỗ họp của Đảng ủy và Ban Quân quản xã.
           Năm 1986, chùa Bà Lê ( Phước Hội Tự ) được Bộ Văn Hóa ra quyết định số 235/VH-QĐ công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia. Gần đây, chùa Bà Lê đã được tỉnh An Giang cùng đồng bào quan tâm tái thiết, nâng cấp, gia cố lại mái ngói chống dột từ nguồn ngân sách nhà nước hỗ trợ và nguồn vốn do nhân dân tự nguyện đóng góp trùng tu.
 
 
 





 

0 Bình luận

Gửi bình luận:

Click here to cancel reply
Họ và tên
Tên đăng nhập
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Thư điện tử
Tỉnh thành