CĂN CỨ Ô TÀ SÓC
CĂN CỨ Ô TÀ SÓC
Share on facebook 0 người thích - Thích
CĂN CỨ Ô TÀ SÓC
1. Tên di tích: Căn cứ Ô Tà Sóc
2. Loại công trình: Địa điểm lưu niệm
3. Loại di tích: Di tích lịch sử cách mạng
4. Quyết định: Đã được công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia theo quyết định số 52/2001/ QĐ-BVHTT, ngày 28 tháng 12 năm 2001
5. Địa chỉ di tích: xã Lương Phi, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang
6. Tóm lược thông tin về di tích:
Khu di tích lịch sử Ô Tà Sóc (dịch nghĩa theo tiếng Khmer là Suối Ông Sóc) nằm trên điểm cao của núi Dài, một ngọn núi hùng vĩ thuộc xã Lương Phi, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang.
Ô Tà Sóc là một quần thể thiên nhiên với dòng suối quanh năm nước chảy, với nhiều hang động được thiên nhiên tạo ra bằng những tảng đá hàng chục, hàng trăm tấn chồng chất lên nhau, có các gộp đá, các hốc đá dọc theo bờ suối, xen kẻ là nhiều loại cây rừng hoang dại mọc lên từ chân đá. Toàn cảnh rừng cây và núi đá là địa hình phức tạp.
Ô Tà Sóc là căn cứ vững chắc của cách mạng, nơi tỉnh ủy An Giang và các cơ quan trọng yếu trú đóng từ cuối năm 1962. Tại đây tỉnh ủy xây dựng thành một tuyến phòng thủ đủ sức mạnh bằng những hàng rào bãi chông, trái nổ, cùng lòng can đảm của cán bộ, chiến sĩ dựa vào địa hình hiểm trở của rừng núi để bám trụ chiến đấu và chỉ đạo phong trào cách mạng trong toàn tỉnh.
2. Loại công trình: Địa điểm lưu niệm
3. Loại di tích: Di tích lịch sử cách mạng
4. Quyết định: Đã được công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia theo quyết định số 52/2001/ QĐ-BVHTT, ngày 28 tháng 12 năm 2001
5. Địa chỉ di tích: xã Lương Phi, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang
6. Tóm lược thông tin về di tích:
Khu di tích lịch sử Ô Tà Sóc (dịch nghĩa theo tiếng Khmer là Suối Ông Sóc) nằm trên điểm cao của núi Dài, một ngọn núi hùng vĩ thuộc xã Lương Phi, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang.
Ô Tà Sóc là một quần thể thiên nhiên với dòng suối quanh năm nước chảy, với nhiều hang động được thiên nhiên tạo ra bằng những tảng đá hàng chục, hàng trăm tấn chồng chất lên nhau, có các gộp đá, các hốc đá dọc theo bờ suối, xen kẻ là nhiều loại cây rừng hoang dại mọc lên từ chân đá. Toàn cảnh rừng cây và núi đá là địa hình phức tạp.
Ô Tà Sóc là căn cứ vững chắc của cách mạng, nơi tỉnh ủy An Giang và các cơ quan trọng yếu trú đóng từ cuối năm 1962. Tại đây tỉnh ủy xây dựng thành một tuyến phòng thủ đủ sức mạnh bằng những hàng rào bãi chông, trái nổ, cùng lòng can đảm của cán bộ, chiến sĩ dựa vào địa hình hiểm trở của rừng núi để bám trụ chiến đấu và chỉ đạo phong trào cách mạng trong toàn tỉnh.
Năm 1962 là năm đầu tiên bọn ngụy quyền An Giang thực hiện xây dựng ấp chiến lược với tham vọng sẽ đưa 800.000 dân vào trong 478 ấp chiến lược và 20 khu trù mật. Đó là kế hoạch “tát nước bắt cá” của địch hòng tiêu diệt hết “cộng sản”. Để thực hiện kế hoạch, chúng tổ chức hàng trăm cuộc hành quân đàn áp, bắt bớ, bắn giết bất kể ngày đêm, song song dùng máy bay oanh kích, ném bom, bắn pháo. Căn cứ Ô Tà Sóc là nơi Mỹ thử nghiệm các loại vũ khí tối tân, hiện đại.
Từ căn cứ Ô Tà Sóc, tỉnh ủy An Giang chỉ đạo, tổ chức quần chúng nhân dân đấu tranh phá ấp chiến lược, đòi chồng, đòi con bị bắt lính, bị giết chết… chỉ đạo các đơn vị địa phương, quân dân trong toàn tỉnh đồng loạt tích cực tấn công tiêu hao, tiêu diệt địch nhằm không cho chúng tập trung lực lượng đàn áp nhân dân. Đội bảo vệ căn cứ tỉnh ủy kết hợp chặt chẽ với lực lượng vũ trang tỉnh và lực lượng vũ trang huyện lợi dụng địa hình, địa vật thuận lợi của rừng núi, phát huy lối đánh du kích truyền thống, các chiến sĩ đã dũng cảm, mưu trí chặn đánh, giành với địch từng hốc đá, từng điểm cao và bẻ gãy hầu hết các đợt tấn công từ chân núi lên, cũng như đánh chặn hiệu qủa bọn nhảy dù chiếm các cao điểm. Ban ngày, quân ta chặn đánh địch đi càn, ban đêm ta tập kích quấy rối, không cho địch yên thân, lấy lợi thế quân ta được thiên nhiên và nhân dân che chở tấn công bọn địch. Kết qủa là ta đã làm tiêu hao, tiêu diệt hàng trăm tên địch, đảm bảo an toàn cho cơ quan tỉnh ủy. Càng ngày, địch càng leo thang chiến tranh, tập trung lực lượng đánh lớn nhằm tiêu diệt căn cứ tỉnh ủy và các vùng giải phóng của cách mạng, lực lượng ta dưới sự lãnh đạo của tỉnh ủy đã tổ chức nhiều trận đánh bất ngờ gây thiệt hại nặng cho địch. Với khí thế tấn công mạnh mẽ và chiến thắng hào hùng của lực lượng cách mạng từ căn cứ tỉnh ủy ở Ô Tà Sóc, Mỹ ngụy phải nhận sự tổn thất nặng nề.
Đầu năm 1965, ngụy quyền tiến hành chiến tranh cục bộ trên chiến trường An Giang. Chúng tập trung sức mạnh quân sự liên tục mở trên 396 các cuộc hành quân lớn nhỏ càn quét vào căn cứ ta ở núi Dài Lớn, núi Tô, núi Cấm. Thường trực tỉnh ủy phải rút về đồng tràm, Gộc Xây (Hà Tiên). Đến mùa nước lại chuyển về Ô Tà Sóc.
Mùa Khô 1966 địch mở cuộc hành quân đánh dài ngày vào núi Dài, núi Cấm, núi Tô. Các cơ quan tỉnh ủy kịp thời phân tán, né tránh qua lại núi Dài, núi Cấm, núi Tô, tổ chức đánh du kích. Sau cùng địch cũng phải rút, tỉnh ủy về lại Ô Tà Sóc. Trong năm 1967, địch nhiều lần tấn công vào Ô Tà Sóc. Tỉnh ủy và các cơ quan bố trí nhiều trận địa chông mìn, lựu đạn gài gây chướng ngại cho địch và tạo thành bãi chết. Đội bảo vệ chia thành từng tổ bám dựa vào hốc đá, triền dốc đánh chặn địch. Hơn một tháng chiến đấu, địch không thể tiến gần được căn cứ dù chốt chiến đấu của ta cách điểm địch đóng không qúa 100 mét.
Tuy căn cứ bảo vệ được an toàn, nhưng trận chiến kéo dài, ta không đủ lương thực, đạn dược nên tỉnh ủy chỉ đạo cán bộ, chiến sĩ dời về đóng căn cứ ở núi Tô- Tức Dụp (cuối năm 1967) cho đến ngày giải phóng. Dù tỉnh ủy không còn đóng căn cứ ở Ô Tà Sóc, nhưng nơi đây năm 1969 là điểm dừng chân và hợp đồng chiến đấu của trung đoàn chủ lực thuộc Trung ương từ miền Đông chi viện vào các tỉnh miền Tây Nam bộ. Từ năm 1972-1975, tỉnh ủy Châu Hà và Long Châu Hà cũng lấy Ô Tà Sóc- núi Dài làm căn cứ.
Với vị trí chiến lược trong cuộc chiến chống Mỹ, căn cứ Ô Tà Sóc là trọng điểm quan trọng, là cơ quan đầu não chỉ đạo cách mạng của tỉnh ủy An Giang trong một giai đoạn lịch sử đã góp phần cùng cả nước chiến đấu một cuộc chiến đấu anh dũng, đánh thắng kẻ thù hùng mạnh hơn ta gấp nhiều lần. Với những chiến công trên và để ghi dấu tích lịch sử cho thế hệ mai sau tự hào, học tập, ngày 28 tháng 12 năm 2001 Bộ Văn hóa đã ra quyết định số 52/2001/ QĐ-BVHTT công nhận căn cứ Ô Tà Sóc là di tích lịch sử cấp quốc gia.
Từ căn cứ Ô Tà Sóc, tỉnh ủy An Giang chỉ đạo, tổ chức quần chúng nhân dân đấu tranh phá ấp chiến lược, đòi chồng, đòi con bị bắt lính, bị giết chết… chỉ đạo các đơn vị địa phương, quân dân trong toàn tỉnh đồng loạt tích cực tấn công tiêu hao, tiêu diệt địch nhằm không cho chúng tập trung lực lượng đàn áp nhân dân. Đội bảo vệ căn cứ tỉnh ủy kết hợp chặt chẽ với lực lượng vũ trang tỉnh và lực lượng vũ trang huyện lợi dụng địa hình, địa vật thuận lợi của rừng núi, phát huy lối đánh du kích truyền thống, các chiến sĩ đã dũng cảm, mưu trí chặn đánh, giành với địch từng hốc đá, từng điểm cao và bẻ gãy hầu hết các đợt tấn công từ chân núi lên, cũng như đánh chặn hiệu qủa bọn nhảy dù chiếm các cao điểm. Ban ngày, quân ta chặn đánh địch đi càn, ban đêm ta tập kích quấy rối, không cho địch yên thân, lấy lợi thế quân ta được thiên nhiên và nhân dân che chở tấn công bọn địch. Kết qủa là ta đã làm tiêu hao, tiêu diệt hàng trăm tên địch, đảm bảo an toàn cho cơ quan tỉnh ủy. Càng ngày, địch càng leo thang chiến tranh, tập trung lực lượng đánh lớn nhằm tiêu diệt căn cứ tỉnh ủy và các vùng giải phóng của cách mạng, lực lượng ta dưới sự lãnh đạo của tỉnh ủy đã tổ chức nhiều trận đánh bất ngờ gây thiệt hại nặng cho địch. Với khí thế tấn công mạnh mẽ và chiến thắng hào hùng của lực lượng cách mạng từ căn cứ tỉnh ủy ở Ô Tà Sóc, Mỹ ngụy phải nhận sự tổn thất nặng nề.
Đầu năm 1965, ngụy quyền tiến hành chiến tranh cục bộ trên chiến trường An Giang. Chúng tập trung sức mạnh quân sự liên tục mở trên 396 các cuộc hành quân lớn nhỏ càn quét vào căn cứ ta ở núi Dài Lớn, núi Tô, núi Cấm. Thường trực tỉnh ủy phải rút về đồng tràm, Gộc Xây (Hà Tiên). Đến mùa nước lại chuyển về Ô Tà Sóc.
Mùa Khô 1966 địch mở cuộc hành quân đánh dài ngày vào núi Dài, núi Cấm, núi Tô. Các cơ quan tỉnh ủy kịp thời phân tán, né tránh qua lại núi Dài, núi Cấm, núi Tô, tổ chức đánh du kích. Sau cùng địch cũng phải rút, tỉnh ủy về lại Ô Tà Sóc. Trong năm 1967, địch nhiều lần tấn công vào Ô Tà Sóc. Tỉnh ủy và các cơ quan bố trí nhiều trận địa chông mìn, lựu đạn gài gây chướng ngại cho địch và tạo thành bãi chết. Đội bảo vệ chia thành từng tổ bám dựa vào hốc đá, triền dốc đánh chặn địch. Hơn một tháng chiến đấu, địch không thể tiến gần được căn cứ dù chốt chiến đấu của ta cách điểm địch đóng không qúa 100 mét.
Tuy căn cứ bảo vệ được an toàn, nhưng trận chiến kéo dài, ta không đủ lương thực, đạn dược nên tỉnh ủy chỉ đạo cán bộ, chiến sĩ dời về đóng căn cứ ở núi Tô- Tức Dụp (cuối năm 1967) cho đến ngày giải phóng. Dù tỉnh ủy không còn đóng căn cứ ở Ô Tà Sóc, nhưng nơi đây năm 1969 là điểm dừng chân và hợp đồng chiến đấu của trung đoàn chủ lực thuộc Trung ương từ miền Đông chi viện vào các tỉnh miền Tây Nam bộ. Từ năm 1972-1975, tỉnh ủy Châu Hà và Long Châu Hà cũng lấy Ô Tà Sóc- núi Dài làm căn cứ.
Với vị trí chiến lược trong cuộc chiến chống Mỹ, căn cứ Ô Tà Sóc là trọng điểm quan trọng, là cơ quan đầu não chỉ đạo cách mạng của tỉnh ủy An Giang trong một giai đoạn lịch sử đã góp phần cùng cả nước chiến đấu một cuộc chiến đấu anh dũng, đánh thắng kẻ thù hùng mạnh hơn ta gấp nhiều lần. Với những chiến công trên và để ghi dấu tích lịch sử cho thế hệ mai sau tự hào, học tập, ngày 28 tháng 12 năm 2001 Bộ Văn hóa đã ra quyết định số 52/2001/ QĐ-BVHTT công nhận căn cứ Ô Tà Sóc là di tích lịch sử cấp quốc gia.
0 Bình luận