Số người đang online : 33 CHÙA THÁNH CHÚA - Danh thắng - danh nhân, văn hóa - ẩm thực Việt Nam

Content on this page requires a newer version of Adobe Flash Player.

Get Adobe Flash player

CHÙA THÁNH CHÚA
post image
CHÙA THÁNH CHÚA

Di tích được Bộ Văn hóa Thông tin xếp hạng di tích lịch sử cấp...

CHÙA THÁNH CHÚA



 
1. Tên di tích: Chùa Thánh Chúa
2. Loại công trình: Tu tạo 
3. Loại di tích: Lịch sử - Văn hoá
4. Quyết định: Được công nhận di tích theo quyết định số 100-VH/QG, ngày 21 tháng 01 năm 1989
5. Địa chỉ di tích: Nằm trong khuôn viên trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Số 136 đường Xuân Thuỷ - Quận Cầu Giấy - Hà Nội.
6. Tóm lược thông tin về di tích:
        Chùa Thánh Chúa được xây dựng trước năm 1064, tại làng Dịch Vọng Hậu, huyện Từ Liêm, thành phố Hà Nội. Do quy hoạch mới, ngày nay chùa Thánh Chúa nằm trong khu vực Trường Đại Học Sư phạm Hà Nội I.
       “Một hòn ngọc nằm giữa trung tâm văn hóa.” - Đó là lời bình luận của một học giả nước ngoài khi đến thăm chùa. Chùa Thánh Chúa là một di sản văn hóa quý hiếm từ thời Lý, một chứng tích văn hóa Thăng Long, là nơi lui tới của nhiều minh quân triều Lý, Triều Lê. Lý Thánh Tông và Nguyên Phi Ỷ Lan thường đến chùa để nghiên cứu Phật pháp và nghỉ ngơi vãn cảnh. Sách Đại Việt Sử kí toàn thư, tập 1 kỷ nhà Lý có chép “Quí Mão, chương Thánh gia Khánh năm thứ 5 (1064) Tống Gia Hựu năm thứ 8. Bấy giờ vua Xuân Thu đã đến tuổi 40 mà chưa có con trai nối dõi, sai tri hậu nội nhân Nguyễn Bông làm lễ cầu tự ở chùa Thánh Chúa, sau đó Ỷ Lan phu nhân có mang sinh hoàng tử Càn Đức - tức Nhân Tông”.
       “Nhân Tông Hoàng đế - húy là Càn Đức, con trưởng của Thánh Tông, mẹ đẻ là Thái Hậu linh nhân, vua sinh ngày 25 tháng 1 năm Bính Ngọ, Long chương thiên tư thứ I (1066) ngày hôm sau lập Hoàng Thái Tử, Thánh Tông băng, Vua lên ngôi Hoàng đế, ở ngôi 55 năm (1072- 1127) thọ 61 tuổi (1066- 1127) băng ở điện Vinh Quang. Vua trán dô, mặt hồng, tay dài quá gối, sáng suốt thần võ, trí tuệ hiếu nhân, nước lớn sợ, nước nhỏ mến, thần giúp người theo, thông âm luật, chế ca nhạc, dân được giàu đông, đất nước được Thái Bình, là Vua giỏi của triều Lý.”
Chùa Thánh Chúa còn là nơi ẩn lánh của vua Lê Thánh Tông lúc còn nhỏ. Đầu thế kỉ XV, Nghi Vân có tội với triều đình không được nối ngôi, nên kết bè đảng làm phản, đang đêm bắc thang vào thành Thăng Long đốt cung điện, Lê Thánh Tông lúc bấy giờ còn nhỏ, phải chạy lánh nạn đổi áo ở lẫn với Tăng Tiểu tại chùa Thánh Chúa, sau đó được hai tôi trung của triều đình là Nguyễn Xí và Đinh Liệt đón về. Vua hồi thành, nhớ những người có công phong tặng và cho trùng tu lại chùa.
        Vào những năm 30 thế kỉ XVII một bộ phận nhân dân ở Dịch Vọng Hậu chuyển lên thành lập xã Mai Dịch (do cụ Nguyễn Khả Trạc lập ra). Từ đó đến nay chùa Thánh Chúa là ngôi chùa chung của Dịch Vọng Hậu và Mai Dịch. Nhân dân trong vùng còn lưu lại câu ca:
Mai Hậu cùng chung một ngôi chùa
Qua bao thế kỷ vẫn như xưa
Chùa chính bảy gian hai nhà tổ
Bảy mươi pho tượng mấy lần tô…
       Trong chùa hiện còn một số bút tích và hiện vật quý hiếm nói đến lịch sử ngôi chùa như:
- Câu đối treo ở từ đường ghi lại :
Lý triều ngự giá quang lâm, tích niên bút lục.
Bắc quốc trượng công kiến trúc kim nhật trùng tu.
Dịch như sau:    
Xa giá của vua triều Lý đến đây, năm xưa ghi lại.
Thợ của nước phương Bắc xây dựng, ngày nay trùng tu.
 
- Chuông làm bằng đồng thau niên hiệu Minh Mạng thứ chín; Khánh làm bằng đồng, kiểu cánh dơi, nặng 125 cân, niên hiệu Thiệu Trị thứ 5…
Từ khi thực dân Pháp đánh chiếm Hà Nội, cho đến những năm kháng chiến chống thực dân Pháp, suốt thời kì lịch sử ấy, Chùa Thánh Chúa là nơi tập kết các quân đội du kích, tổ chức nhiều trận đánh thực dân Pháp xâm lược…
Một dân tộc có nền văn hóa lâu đời, bao giờ cũng trọng thị, giữ gìn những di sản văn hóa, những kì công của các bậc tiền bối. Bộ văn hóa nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam đã có quyết định số 100/QĐ ngày 21/1/1989, công nhận Chùa Thánh Chúa là di tích lịch sử văn hóa. Từ xưa đến nay, Chùa Thánh Chúa mở hội vào ngày 25 tháng Giêng âm lịch hàng năm.        

 
 
Bia giới thiệu Di tích

     
Sư cụ Thích Đàm Văn

Vườn hoa Tháp

Tam bảo

     
Ban Tổ

0 Bình luận

Gửi bình luận:

Click here to cancel reply
Họ và tên
Tên đăng nhập
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Thư điện tử
Tỉnh thành