NHÀ 5D PHỐ HÀM LONG
Tên di tích: Nhà 5D phố Hàm Long
Loại di tích: Lịch sử cách mạng
Di tích được Bộ Văn hóa Thông tin xếp hạng di tích lịch sử cấp quốc gia theo quyết định số 29-VH/QĐ ngày 13 tháng 01 năm 1964.
Địa điểm: Số 5D phố Hàm Long, phường Phan Chu Trinh, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội.
Thông tin về di tích
Nhà 5D phố Hàm Long được Kỳ bộ Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí Hội thuê làm trụ sở hoạt động bí mật và giao cho vợ chồng Trần Văn Cung và Trần Thị Liên quản lý. Tại đây, tháng 03 năm 1929, kỳ bộ Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí Hội Bắc kỳ đã họp thành lập chi bộ Đảng Cộng sản đầu tiên tại Việt Nam, gồm có bảy đảng viên: Trịnh Đình Cửu, Ngô Gia Tự, Trần Văn Cung, Đỗ Ngọc Du, Nguyễn Đức Cảnh, Dương Hạc Đính, Kim Tôn (Nguyễn Tuân) và bầu Trần Văn Cung (Quốc Anh) làm Bí thư Chi bộ. Chi bộ chủ trương phải tích cực vận động thành lập một đảng Cộng sản ở Việt Nam thay tổ chức Việt Nam cách mạng thanh niên để lãnh đạo cách mạng Việt Nam.
Sau khi Trần Văn Cung được cử làm Bí thư, hai vợ chồng ông được bố trí ở tạm căn nhà này. Hàng ngày, ông đi làm ở nhà máy còn vợ ở nhà nội trợ. Trong số đồ đạc thường dùng, mà sau này thành những hiện vật của di tích, có bộ tràng kỉ, một cái hòm hai đáy dùng để cất giấu tài liệu, bộ ấm chén, cái đèn dầu. Những hiện vật trên đã bổ sung cho Phòng trưng bày để phác hoạ hình ảnh của các Đảng viên Cộng sản đầu tiên làm việc tại đây. Thêm vào đó còn có chiếc cặp đựng tài liệu của Nguyễn Phong Sắc, chiếc ấm, giỏ đựng cơm của Ngô Gia Tự. Những kỉ vật đó góp phần làm sống lại đời sống, khung cảnh của xã hội Việt Nam những năm đầu cách mạng.
Ngôi nhà 5D Hàm Long có 1 tầng, mái lợp ngói ta, một bên giáp nhà số 5C, một bên là ngõ nhỏ thông sang phố Lê Văn Hưu. Chính địa thế này đã giúp cho các đồng chí của Đảng an toàn. Căn nhà 5D hiện được giữ làm nhà trưng bày của Bảo tàng Hà Nội, các đồ đạc bày biện trong nhà còn lại gần như xưa. Diện tích và mặt bằng vẫn được giữ nguyên.
Share on facebook 0 người thích - Thích

Di tích được Bộ Văn hóa Thông tin xếp hạng di tích lịch sử cấp...
NHÀ 5D PHỐ HÀM LONG


Tên di tích: Nhà 5D phố Hàm Long
Loại di tích: Lịch sử cách mạng
Di tích được Bộ Văn hóa Thông tin xếp hạng di tích lịch sử cấp quốc gia theo quyết định số 29-VH/QĐ ngày 13 tháng 01 năm 1964.
Địa điểm: Số 5D phố Hàm Long, phường Phan Chu Trinh, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội.
Thông tin về di tích
Nhà 5D phố Hàm Long được Kỳ bộ Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí Hội thuê làm trụ sở hoạt động bí mật và giao cho vợ chồng Trần Văn Cung và Trần Thị Liên quản lý. Tại đây, tháng 03 năm 1929, kỳ bộ Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí Hội Bắc kỳ đã họp thành lập chi bộ Đảng Cộng sản đầu tiên tại Việt Nam, gồm có bảy đảng viên: Trịnh Đình Cửu, Ngô Gia Tự, Trần Văn Cung, Đỗ Ngọc Du, Nguyễn Đức Cảnh, Dương Hạc Đính, Kim Tôn (Nguyễn Tuân) và bầu Trần Văn Cung (Quốc Anh) làm Bí thư Chi bộ. Chi bộ chủ trương phải tích cực vận động thành lập một đảng Cộng sản ở Việt Nam thay tổ chức Việt Nam cách mạng thanh niên để lãnh đạo cách mạng Việt Nam.
Sau khi Trần Văn Cung được cử làm Bí thư, hai vợ chồng ông được bố trí ở tạm căn nhà này. Hàng ngày, ông đi làm ở nhà máy còn vợ ở nhà nội trợ. Trong số đồ đạc thường dùng, mà sau này thành những hiện vật của di tích, có bộ tràng kỉ, một cái hòm hai đáy dùng để cất giấu tài liệu, bộ ấm chén, cái đèn dầu. Những hiện vật trên đã bổ sung cho Phòng trưng bày để phác hoạ hình ảnh của các Đảng viên Cộng sản đầu tiên làm việc tại đây. Thêm vào đó còn có chiếc cặp đựng tài liệu của Nguyễn Phong Sắc, chiếc ấm, giỏ đựng cơm của Ngô Gia Tự. Những kỉ vật đó góp phần làm sống lại đời sống, khung cảnh của xã hội Việt Nam những năm đầu cách mạng.
Ngôi nhà 5D Hàm Long có 1 tầng, mái lợp ngói ta, một bên giáp nhà số 5C, một bên là ngõ nhỏ thông sang phố Lê Văn Hưu. Chính địa thế này đã giúp cho các đồng chí của Đảng an toàn. Căn nhà 5D hiện được giữ làm nhà trưng bày của Bảo tàng Hà Nội, các đồ đạc bày biện trong nhà còn lại gần như xưa. Diện tích và mặt bằng vẫn được giữ nguyên.
Share on facebook 0 người thích - Thích
0 Bình luận