Số người đang online : 29 KHU PHỐ CỔ HÀ NỘI - Danh thắng - danh nhân, văn hóa - ẩm thực Việt Nam

Content on this page requires a newer version of Adobe Flash Player.

Get Adobe Flash player

KHU PHỐ CỔ HÀ NỘI
post image
KHU PHỐ CỔ HÀ NỘI

Di tích được Bộ Văn hóa Thông tin xếp hạng di tích lịch sử cấp...

KHU PHỐ CỔ HÀ NỘI


Một góc phố cổ Hà Nội xưa và nay

Tên di tích: Khu phố cổ Hà Nội
Loại di tích: Lịch sử và kiến trúc nghệ thuật
         Di tích được Bộ Văn hóa Thông tin xếp hạng di tích lịch sử cấp quốc gia theo quyết định số 14/2004/QĐ-BVHTT ngày 05 tháng 04 năm 2004.
Địa điểm: Quận Hoàn Kiếm, Thành Phố Hà Nội
Thông tin về di tích
Thăng Long Hà Nội là một vùng văn hoá truyền thống đặc biệt bởi vì đến hết thế kỷ 16 Thăng Long - Đông Đô, Đông Kinh vẫn là đô thị độc nhất của nhà nước Đại Việt lúc ấy. “Kẻ Chợ” tên gọi khác của Thăng Long - Hà Nội xưa có Thành, có thị, có bến, có 36 phường buôn bán và thợ thủ công, có chợ ô ven đô, có các làng nghề chuyên canh và chế biến nông sản.
 Dân tài tứ xứ kéo về Thăng Long - Hà Nội, họ cọ xát, đua trí, đua tài  tạo nên nét tài hoa độc đáo chỉ có ở người Hà Nội, ở đất Hà Nội, đó là cách sành mặc sành chơi sành ăn sành làm.
 Qua tư liệu cũ để lại khu vực sầm uất đông vui nhất của Hà Nội xưa là huyện Thọ Xương (tức quận Hoàn Kiếm và Hai Bà Trưng hiện nay) mà người ta quen gọi là khu phố cổ. Nơi đây là cửa hàng cửa hiệu buôn bán hay sản xuất hàng thủ công chen vai sát vách nhau tạo thành những dãy phố, mỗi phố bán một mặt hàng hay hành một nghề riêng biệt và người ta lấy luôn tên sản phẩm để đặt tên cho phố. Điều này đã thể hiện rõ trong ca dao với đầy đủ tên 36 phố Hà Nội được ghi lại trong Việt Nam thi văn hợp tuyển của Dương Quảng Hàm:
Rủ nhau chơi khắp Long Thành
Ba mươi sáu phố rành rành chẳng sai:
Hàng Bồ, Hàng Bạc, Hàng Gai,
Hàng Buồm, Hàng Thiếc, Hàng Bài, Hàng Khay,
Mã Vĩ, Hàng Điếu, Hàng Giầy,
Hàng Lờ, Hàng Cót, Hàng Mây, Hàng Đàn,
Phố mới Phúc Kiến, Hàng Ngang,
Hàng Mã, Hàng Mắm, Hàng Than, Hàng Đồng,
Hàng Muối, Hàng Nón, Cầu Đông,
Hàng Hòm, Hàng Đậu, Hàng Bông, Hàng Bè,
Hàng Thùng, Hàng Bát, Hàng Tre,
Hàng Vôi, Hàng Giấy, Hàng The, Hàng Gà,
Quanh đi đến phố Hàng Da,
Trải xem phường phố, thật là cũng xinh.
Phồn hoa thứ nhất Long Thành,
Phố giăng mắc cửi, đường quanh bàn cờ.
Người về nhớ cảnh ngẩn ngơ,
Bút hoa xin chép vần thơ lưu truyền.
      Một đặc trưng nữa của khu phố cổ là kiến trúc nhà cổ trong khu phố buôn bán. Những nhà cổ chủ yếu là nhà ống, mái ngói nghiêng, mặt tiền là cửa hàng buôn bán thò thụt không đều. Hình ảnh nhà cổ và mái ngói đã đi vào hội họa, thơ ca. Những ngôi nhà này chủ yếu được dựng vào thế kỉ XVIII - XIX, trước đó hầu hết là nhà mái tranh, chỉ có một số nhà giàu có, nhà của Hoa kiều mới lợp mái ngói. Thời kì toàn quốc kháng chiến, để tránh đụng độ trực tiếp với quân Pháp và lính Lê dương, người dân và Vệ quốc quân đã đục thông tường từ nhà này sang nhà khác. Khi cần người ta có thể đi từ đầu đến cuối phố qua những lỗ hổng giữa các ngôi nhà mà không cần phải xuống đường. Từ cuối thế kỉ XX, các nhà cổ dần dần biến mất. Thay vào đó là các ngôi nhà ống xây mới phá vỡ cảnh quan vốn có của phố cổ. Tuy vậy, bên trong các ngôi nhà vẫn là hệ thống đường đi chằng chịt.
     Ngày nay, theo quyết định số 70 BXD/KT-QH ngày 30 tháng 3 năm 1995 của Bộ Xây dựng, khu Phố cổ Hà nội có phạm vi được xác định: phía Bắc là phố Hàng Đậu; phía Tây là phố Phùng Hưng; phía Nam là các phố Hàng Bông, Hàng Gai, Cầu Gỗ và Hàng Thùng; phía Đông đường Trần Quang Khải và đường Trần Nhật Duật. Khu phố cổ Hà Nội thuộc địa bàn quận Hoàn Kiếm tổng diện tích khoảng 100 ha, có 76 tuyến phố thuộc 10 phường: phường Hàng Đào, Hàng Bạc, Hàng Buồm, Hàng Bồ, Hàng Bông, Hàng Gai, Hàng Mã, Đồng Xuân, Cửa Đông, Lý Thái Tổ.
     Mặc dù các phố cổ của Hà Nội còn nằm cả bên ngoài khu vực này, nhưng do đây là khu vực tập trung phố cổ nhiều nhất và còn giữ được những đặc trưng nên chỉ khu vực theo quy định trên được gìn giữ, bảo tồn là khu phố cổ.
Phố cổ Hà nội sở dĩ chiếm được vị trí quan trọng trong lịch sử phát triển của Thủ đô, trở thành niềm tự hào và say mê và quan tâm sâu sắc trong lòng người dân cả nước như ngày hôm nay là bởi vì Khu phố cổ Hà nội đã và đang chứa đựng một hệ thống giá trị di sản lịch sử, văn hoá, nghệ thuật, kiến trúc...to lớn.

0 Bình luận

Gửi bình luận:

Click here to cancel reply
Họ và tên
Tên đăng nhập
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Thư điện tử
Tỉnh thành