Số người đang online : 48 GÒ ĐỐNG ĐA - Danh thắng - danh nhân, văn hóa - ẩm thực Việt Nam

Content on this page requires a newer version of Adobe Flash Player.

Get Adobe Flash player

GÒ ĐỐNG ĐA
post image
GÒ ĐỐNG ĐA

Di tích được Bộ Văn hóa xếp hạng di tích lịch sử cấp quốc gia theo...

GÒ ĐỐNG ĐA



 
Tên di tích: Gò Đống Đa
Loại di tích: Lịch sử và kiến trúc nghệ thuật
                      Di tích được Bộ Văn hóa xếp hạng di tích lịch sử cấp quốc gia theo quyết định số 313-VH/VP ngày 28 tháng 04 năm 1962.
Địa điểm: Đường Tây Sơn, phường Quang Trung, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội
Thông tin về di tích
Gò Đống Đa là nơi  quân Tây Sơn đã đại phá và đánh thắng quân nhà Thanh trong Trận Ngọc Hồi - Đống Đa vào năm 1789.
Đêm 4 rạng ngày 5 tháng giêng năm Kỷ Dậu (1789) trận đánh của quân Tây Sơn diễn ra với sự tham gia của nhân dân vùng Khương Thượng, do Đô đốc Long (còn có tên là Đặng Tiến Đông) chỉ huy. Trận này diệt tan đồn Khương Thượng của quân nhà Thanh. Tướng nhà Thanh là Sầm Nghi Đống phải treo cổ tự tử ở núi Ốc (Loa Sơn) gần chùa Bộc bây giờ. Trận đánh đã mở đường cho đại quân Tây Sơn từ Ngọc Hồi thừa thắng tiến vào Thăng Long.
Sau chiến thắng, vua Quang Trung cho thu nhặt xác giặc xếp vào 12 cái hố rộng, lấp đất chôn và đắp cao thành gò gọi là "Kình nghê quán" (gò tô chôn xác kình nghê - 2 loài cá dữ ngoài biển) nhằm biểu dương chiến công của quân và dân nước nhà cũng như để cảnh cáo các lực lượng xâm lược.
12 gò này nằm dải rác từ làng Thịnh Quang đến làng Nam Đồng, trên các gò cây cối mọc um tùm nên có tên là Đống Đa. Năm 1851, do mở đường mở chợ, đào xẻ nhiều nơi thấy nhiều hài cốt, lại cho thu vào một hố cao lên nối liền với núi Xưa, thành gò thứ 13, tức là gò còn lại hiện nay. Còn 12 gò khác đã bị phạt đi trong thời gian người Pháp mở rộng Hà Nội năm 1890.
Nhân kỷ niệm 200 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa, năm 1989, Công viên Văn hóa Đống Đa được thành lập trên cơ sở khu vực Gò Đống Đa. Đây là công trình kiến trúc mang tính lịch sử văn hóa nhằm ghi nhớ công ơn của người Anh hùng áo vải Quang Trung - Nguyễn Huệ. Tổng diện tích của công trình 21.745 m2 được chia làm 2 khu vực, gồm khu vực tượng đài, nhà trưng bày và khu vực gò.

0 Bình luận

Gửi bình luận:

Click here to cancel reply
Họ và tên
Tên đăng nhập
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Thư điện tử
Tỉnh thành