ĐÌNH VĂN XÁ
1. Tên di tích: Đình Văn Xá
2. Loại công trình: Đình thờ
3. Loại di tích: Di tích lịch sử cấp quốc gia
4. Quyết định: Được công nhận di tích theo quyết định số: 313/VHQB, ngày 28 tháng 4 năm 1962
5. Địa chỉ di tích: thôn Văn Xá – xã Đức Lý – huyện Lý Nhân – tỉnh Hà Nam.
6. Tóm lược thông tin về di tích
Đình Văn Xá thuộc thôn Văn Xá – Đức Lý – Lý Nhân – Hà Nam. Đình thờ nhị vị Thủy tề Long vương cùng song thân. Thần phả, sắc phong và truyền thuyết kể rằng, vào đời vua Lý Thái Tổ, ở Văn Xá, huyện Thanh Liêm có ông Cao Phúc kết hôn với bà Từ Thị Lang ở Văn Xá, huyện Nam Xang. Hai ông bà tuổi cao mà vẫn chưa có con. Một hôm, hai ông bà vớt được hai quả trứng trắng ngoài sông bèn đem về,100 ngày sau nở ra 2 con rắn trắng, một con dưới bụng có chữ Câu Mang anh, một con có chữ Câu Mang em.Hai ông bà để nuôi và thương yêu như con đẻ.
Một năm ở Thanh Liêm trời làm dịch bệnh, hai ông Cao Mang làm mưa to gió lớn tẩy trừ dịch bệnh cho dân rồi làm ra một cái giếng sâu và đi mất. Tương truyền, cái giếng này ở Văn Xá, Nam Xang có mạch thông sang Văn Xá, Thanh Liêm. Dân Văn Xá, Thanh Liêm lập miếu thờ. Cũng năm đó lũ to làm đê vỡ, hai ngài Bạch Xà từ giếng ra, đầu gối bên này, đuôi chạm bên kia nằm chắn khúc đê vỡ để ngăn dòng nước chảy, sau hai ngài lại ra sông đi mất. Quan sở tại tâu lên triều đình, nhà vua phong cho hai ngài là Nhị vị Thủy tề Long vương, thân phụ là Văn Phúc đại Vương, thân mẫu là bà Từ Văn Lang công chúa. Năm sau ở Nam Xang lại có dịch bệnh. Từ bà hóa thành con nghê tới làm phép chữa bệnh cho dân. Dân Nam Xang lập miếu thờ. Đến đời vua Lê Thái Tổ, sứ quân đi trừ đảng cướp ở Nam Xang. Khi qua Cầu Không, có nghỉ một đêm tại miếu làng Văn Xá. Đang đêm có một tiên nữ báo mộng là sẽ giúp sứ quân tiêu trừ đảng cướp. Sau khi dẹp yên đảng cướp, sứ quân tâu lên triều đình sửa sang thành đình làng, lại phong là Thượng đẳng phúc thần. Từ đó trở đi, dân thôn Văn Xá, Văn Lâm kết tình tương thân tương ái.
Đình Văn Xá được xây trên khu đất rộng, gồm hai toà 8 gian, tiền đường 5 gian, hậu cung 3 gian được kiến trúc theo kiểu chữ nhị. Toà tiền đường được làm theo phong cách thời Hậu Lê, mái đình cong, thấp, lợp bằng ngói mũi hài loại. Hệ thống cột lớn được làm theo kiểu búp đòng, chân cột đặt trên đá tảng rộng 1m. Các vì kẻ được chạm khắc công phu với nhiều đề tài khác nhau như rồng chầu, long giáo tử, hổ ghé vai đỡ lá đao. Hậu cung mang phong cách kiến trúc thời Nguyễn theo kiểu chồng rường, các cột cái đều đặt trên hệ thống tảng đá xanh, có chạm hoa văn tròn đều theo chu vi chân cột. Đình còn giữ được nhiều đồ thờ tự có giá trị như ngai thờ hai vị thần rắn, hương án cổ được àm vào thời Hậu Lê, cỗ kiệu mang phong cách nghệ thuật thế kỷ XVII–XVIII, sập thờ, ngai thờ, bia ghi lại sự tích thần và 30 đạo sắc phong của các đời.
Từ ngoài vào, hàng cột cái, cột quân, hàng bẩy tiền được tạo dáng đẹp, thanh thoát. Phía trong hàng bẩy là hàng kẻ, nó là lực đỡ giàn mái và kéo giữ bộ khung thay cho xà nách. Kích thước của hàng kẻ này cũng tương đương với hàng kẻ bẩy, có đường kính tới 46–47cm được chạm hình rồng mang đặc điểm thời Hậu–Lê với hình dáng dữ tợn. Đình Văn Xá là một công trình kiến trúc đồ sộ hai gian chái đình, mái cong cả ba phía, tiếp giáp với gian kế cận cho nên việc thi công công trình đòi hỏi trình độ kỹ thuật, mỹ thuật cao. Đặc biệt hai chiếc kẻ góc, để nối từ góc dao lên nóc (có nơi gọi là kèo voi, vì kèo cổ ngỗng) đã được các hiệp thợ xưa xử lý rất thành công. Hai chiếc kẻ này một chiếc đã được đục như con rồng thân hình thu nhỏ về phía đuôi. Còn chiếc kẻ bên cũng được chạm hình rồng, nhưng phần lớn trên có hình con vật đang nô đùa chạy dọc xuống phần dưới, hai chiếc kẻ này được đặt trên hai trụ non. Trên cột góc là toàn bộ cấu kiện chịu lực chủ yếu đỡ phần góc mái, giữ độ cong của mái vừa mềm mại vừa duyên dáng.
Bộ hoành tròn có đường kính 22–24cm được làm rất đều đặn, dày đúng nguyên tắc thượng tam hạ tứ (trên 3 dưới 4) làm theo phong cách thời Hậu–Lê. Đình Văn Xá được xây tường xung quanh, bằng loại gạch đỏ có sức chịu lực cao giúp cho đền vững đồng thời góp phần làm tăng giá trị mỹ thuật của công trình. Ngoài ra ở phía trước còn xây dựng bình phong, cột đồng trụ có bố trí hài hòa. Đây là những hạng mục mới được tu sửa và xây dựng lại nhưng vẫn đảm bảo được phong cách kiến trúc cổ truyền của dân tộc.
Đình Văn Xá còn giữ được nhiều đồ thờ tự có giá trị nghệ thuật cao. Ở gian giữa tòa tiền đường là ngai thờ hai thần rắn, hương án cổ được làm vào thời Hậu Lê có chiều dài 2,5m, rộng 1,7m trên đó chạm nhiều đề tài khác nhau: Cánh rồng với dáng vẻ nô đùa được chạm sắc nét đến từng chi tiết, những đường thẳng song song, đường viền hoa chanh, trên hương án có hai ngai thờ thần thủy kích thước bằng nhau có chiều cao 1m, rộng 0,6m trên đó có trang trí hình đầu rồng. Phía trong bài vị chạm đôi rồng chầu. Đế ngai chạm nhiều đề tài như lá sen chéo, rồng chầu, hoa leo, mỗi ngai là một đầu rồng. Trong hậu cung kê một cỗ kiệu dài 4cm, rộng 2cm. Cỗ kiệu này có dáng vẻ độc đáo. Bành kiệu nổi bật phù điêu phượng, đầu phượng, dáng bay với những dao bay được chạm tinh tế. Thân kiệu chạm cảnh cúc hóa long, cảnh phượng múa. Đuôi kiệu chạm hình đuôi phượng dáng dao bay về phía sau. Trên long đình mặt trước và sau hai bức chạm thông phong, một mặt là lưỡng long chầu nguyệt, một mặt là hai con phượng chầu chữ thọ. Kiểu này mang phong cách nghệ thuật thế kỷ 17, 18.
Trong hậu cung còn có hai sập kê chồng lên nhau. Chiếc trên có chiều dài 3,2m, rộng 1,44m. Chiếc dưới dài 3,2m, rộng 1,78m. Cả hai sập đều chạm hoa văn lá hoa cách điệu. Đặt trên sập là hai ngai thờ ông Cao Văn Phúc và bà Từ Thị Lang. Hai ngai được làm khác nhau gọi là ngai ông, ngai bà. Ngai ông được làm to lớn hơn có chiều cao 1,1m. Ngai bà được làm khác, bài vị cao hơn tai ngai, trên bài vị chạm rồng chầu, phượng. Phía tai ngai là hai đầu rồng ngước lên phía bài vị, hai bên tai ngai là hệ thống song song tiện tròn, phía đề có đường thẳng song song rồng chầu mặt nguyệt đều được làm vào thời Nguyễn.
Trong hậu cung còn một nhang án nhỏ dài 1,2m, cao 0,6m được chạm hoa văn dày đặc: Mặt rồng, rồng chầu, rồng cuốn. Bốn chân nhang án là bốn con rồng cuốn từ trên xuống dưới. Chiếc tráp màu nâu trên có chạm hình cánh sen dẹt, rồng cuốn, được nghệ nhân thể hiện rất tinh tế. Hai hiện vật trên được làm vào thế kỷ 16, 17 là những hiện vật quý cần được bảo vệ. Hiện nay Đình Văn Xá đang được trùng tu, sửa chữa nâng cấp.
Share on facebook 0 người thích - Thích
Được công nhận di tích theo quyết định số: 313/VHQB, ngày 28 tháng 4...
ĐÌNH VĂN XÁ
1. Tên di tích: Đình Văn Xá
2. Loại công trình: Đình thờ
3. Loại di tích: Di tích lịch sử cấp quốc gia
4. Quyết định: Được công nhận di tích theo quyết định số: 313/VHQB, ngày 28 tháng 4 năm 1962
5. Địa chỉ di tích: thôn Văn Xá – xã Đức Lý – huyện Lý Nhân – tỉnh Hà Nam.
6. Tóm lược thông tin về di tích
Đình Văn Xá thuộc thôn Văn Xá – Đức Lý – Lý Nhân – Hà Nam. Đình thờ nhị vị Thủy tề Long vương cùng song thân. Thần phả, sắc phong và truyền thuyết kể rằng, vào đời vua Lý Thái Tổ, ở Văn Xá, huyện Thanh Liêm có ông Cao Phúc kết hôn với bà Từ Thị Lang ở Văn Xá, huyện Nam Xang. Hai ông bà tuổi cao mà vẫn chưa có con. Một hôm, hai ông bà vớt được hai quả trứng trắng ngoài sông bèn đem về,100 ngày sau nở ra 2 con rắn trắng, một con dưới bụng có chữ Câu Mang anh, một con có chữ Câu Mang em.Hai ông bà để nuôi và thương yêu như con đẻ.
Một năm ở Thanh Liêm trời làm dịch bệnh, hai ông Cao Mang làm mưa to gió lớn tẩy trừ dịch bệnh cho dân rồi làm ra một cái giếng sâu và đi mất. Tương truyền, cái giếng này ở Văn Xá, Nam Xang có mạch thông sang Văn Xá, Thanh Liêm. Dân Văn Xá, Thanh Liêm lập miếu thờ. Cũng năm đó lũ to làm đê vỡ, hai ngài Bạch Xà từ giếng ra, đầu gối bên này, đuôi chạm bên kia nằm chắn khúc đê vỡ để ngăn dòng nước chảy, sau hai ngài lại ra sông đi mất. Quan sở tại tâu lên triều đình, nhà vua phong cho hai ngài là Nhị vị Thủy tề Long vương, thân phụ là Văn Phúc đại Vương, thân mẫu là bà Từ Văn Lang công chúa. Năm sau ở Nam Xang lại có dịch bệnh. Từ bà hóa thành con nghê tới làm phép chữa bệnh cho dân. Dân Nam Xang lập miếu thờ. Đến đời vua Lê Thái Tổ, sứ quân đi trừ đảng cướp ở Nam Xang. Khi qua Cầu Không, có nghỉ một đêm tại miếu làng Văn Xá. Đang đêm có một tiên nữ báo mộng là sẽ giúp sứ quân tiêu trừ đảng cướp. Sau khi dẹp yên đảng cướp, sứ quân tâu lên triều đình sửa sang thành đình làng, lại phong là Thượng đẳng phúc thần. Từ đó trở đi, dân thôn Văn Xá, Văn Lâm kết tình tương thân tương ái.
Đình Văn Xá được xây trên khu đất rộng, gồm hai toà 8 gian, tiền đường 5 gian, hậu cung 3 gian được kiến trúc theo kiểu chữ nhị. Toà tiền đường được làm theo phong cách thời Hậu Lê, mái đình cong, thấp, lợp bằng ngói mũi hài loại. Hệ thống cột lớn được làm theo kiểu búp đòng, chân cột đặt trên đá tảng rộng 1m. Các vì kẻ được chạm khắc công phu với nhiều đề tài khác nhau như rồng chầu, long giáo tử, hổ ghé vai đỡ lá đao. Hậu cung mang phong cách kiến trúc thời Nguyễn theo kiểu chồng rường, các cột cái đều đặt trên hệ thống tảng đá xanh, có chạm hoa văn tròn đều theo chu vi chân cột. Đình còn giữ được nhiều đồ thờ tự có giá trị như ngai thờ hai vị thần rắn, hương án cổ được àm vào thời Hậu Lê, cỗ kiệu mang phong cách nghệ thuật thế kỷ XVII–XVIII, sập thờ, ngai thờ, bia ghi lại sự tích thần và 30 đạo sắc phong của các đời.
Từ ngoài vào, hàng cột cái, cột quân, hàng bẩy tiền được tạo dáng đẹp, thanh thoát. Phía trong hàng bẩy là hàng kẻ, nó là lực đỡ giàn mái và kéo giữ bộ khung thay cho xà nách. Kích thước của hàng kẻ này cũng tương đương với hàng kẻ bẩy, có đường kính tới 46–47cm được chạm hình rồng mang đặc điểm thời Hậu–Lê với hình dáng dữ tợn. Đình Văn Xá là một công trình kiến trúc đồ sộ hai gian chái đình, mái cong cả ba phía, tiếp giáp với gian kế cận cho nên việc thi công công trình đòi hỏi trình độ kỹ thuật, mỹ thuật cao. Đặc biệt hai chiếc kẻ góc, để nối từ góc dao lên nóc (có nơi gọi là kèo voi, vì kèo cổ ngỗng) đã được các hiệp thợ xưa xử lý rất thành công. Hai chiếc kẻ này một chiếc đã được đục như con rồng thân hình thu nhỏ về phía đuôi. Còn chiếc kẻ bên cũng được chạm hình rồng, nhưng phần lớn trên có hình con vật đang nô đùa chạy dọc xuống phần dưới, hai chiếc kẻ này được đặt trên hai trụ non. Trên cột góc là toàn bộ cấu kiện chịu lực chủ yếu đỡ phần góc mái, giữ độ cong của mái vừa mềm mại vừa duyên dáng.
Bộ hoành tròn có đường kính 22–24cm được làm rất đều đặn, dày đúng nguyên tắc thượng tam hạ tứ (trên 3 dưới 4) làm theo phong cách thời Hậu–Lê. Đình Văn Xá được xây tường xung quanh, bằng loại gạch đỏ có sức chịu lực cao giúp cho đền vững đồng thời góp phần làm tăng giá trị mỹ thuật của công trình. Ngoài ra ở phía trước còn xây dựng bình phong, cột đồng trụ có bố trí hài hòa. Đây là những hạng mục mới được tu sửa và xây dựng lại nhưng vẫn đảm bảo được phong cách kiến trúc cổ truyền của dân tộc.
Đình Văn Xá còn giữ được nhiều đồ thờ tự có giá trị nghệ thuật cao. Ở gian giữa tòa tiền đường là ngai thờ hai thần rắn, hương án cổ được làm vào thời Hậu Lê có chiều dài 2,5m, rộng 1,7m trên đó chạm nhiều đề tài khác nhau: Cánh rồng với dáng vẻ nô đùa được chạm sắc nét đến từng chi tiết, những đường thẳng song song, đường viền hoa chanh, trên hương án có hai ngai thờ thần thủy kích thước bằng nhau có chiều cao 1m, rộng 0,6m trên đó có trang trí hình đầu rồng. Phía trong bài vị chạm đôi rồng chầu. Đế ngai chạm nhiều đề tài như lá sen chéo, rồng chầu, hoa leo, mỗi ngai là một đầu rồng. Trong hậu cung kê một cỗ kiệu dài 4cm, rộng 2cm. Cỗ kiệu này có dáng vẻ độc đáo. Bành kiệu nổi bật phù điêu phượng, đầu phượng, dáng bay với những dao bay được chạm tinh tế. Thân kiệu chạm cảnh cúc hóa long, cảnh phượng múa. Đuôi kiệu chạm hình đuôi phượng dáng dao bay về phía sau. Trên long đình mặt trước và sau hai bức chạm thông phong, một mặt là lưỡng long chầu nguyệt, một mặt là hai con phượng chầu chữ thọ. Kiểu này mang phong cách nghệ thuật thế kỷ 17, 18.
Trong hậu cung còn có hai sập kê chồng lên nhau. Chiếc trên có chiều dài 3,2m, rộng 1,44m. Chiếc dưới dài 3,2m, rộng 1,78m. Cả hai sập đều chạm hoa văn lá hoa cách điệu. Đặt trên sập là hai ngai thờ ông Cao Văn Phúc và bà Từ Thị Lang. Hai ngai được làm khác nhau gọi là ngai ông, ngai bà. Ngai ông được làm to lớn hơn có chiều cao 1,1m. Ngai bà được làm khác, bài vị cao hơn tai ngai, trên bài vị chạm rồng chầu, phượng. Phía tai ngai là hai đầu rồng ngước lên phía bài vị, hai bên tai ngai là hệ thống song song tiện tròn, phía đề có đường thẳng song song rồng chầu mặt nguyệt đều được làm vào thời Nguyễn.
Trong hậu cung còn một nhang án nhỏ dài 1,2m, cao 0,6m được chạm hoa văn dày đặc: Mặt rồng, rồng chầu, rồng cuốn. Bốn chân nhang án là bốn con rồng cuốn từ trên xuống dưới. Chiếc tráp màu nâu trên có chạm hình cánh sen dẹt, rồng cuốn, được nghệ nhân thể hiện rất tinh tế. Hai hiện vật trên được làm vào thế kỷ 16, 17 là những hiện vật quý cần được bảo vệ. Hiện nay Đình Văn Xá đang được trùng tu, sửa chữa nâng cấp.
Share on facebook 0 người thích - Thích
0 Bình luận