Số người đang online : 26 ĐÌNH NAM - Danh thắng - danh nhân, văn hóa - ẩm thực Việt Nam

Content on this page requires a newer version of Adobe Flash Player.

Get Adobe Flash player

ĐÌNH NAM
post image
ĐÌNH NAM

Được công nhận di tích theo quyết định số: 629/QĐ-BVHTT ngày 11...

ĐÌNH NAM


                          
                     
   
1.    Tên di tích: Đình Nam
2.    Loại công trình:  Di tích kiến trúc nghệ thuật
3.    Loại di tích: Di tích cấp quốc gia
4.    Quyết định: Được công nhận di tích theo quyết định số: 629/QĐ-BVHTT ngày 11 tháng 5 năm 2010.
5.    Địa chỉ di tích: Thôn Nam Đồng, xã Vũ Bản, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam.
6.    Tóm lược thông tin về di tích   
        Đình Nam là một công trình kiến trúc cổ được xây dựng từ lâu đời, gắn liền với sự hình thành phát triển của làng quê.
        Nằm trên  địa bàn xã Vũ Bản- huyện Bình Lục- tỉnh Hà Nam cách thành phố Nam Định 12km về phía nam, thành phố Phủ Lý 20km về phía bắc. Từ đường quốc lộ 21A ( Nam Định- Phủ Lý) vào khoảng 4km. Có thể nói di tích lịch sử Đình Nam nằm trên vùng đất Trần Sơn Nam nơi ghi đậm hào khí Đông A triều Trần.
       Nhìn từ góc độ văn hóa vật thể: Đình có cảnh quan không gian đẹp quy mô kiến trúc lớn, bố cục mặt bằng độc đáo, kiến trúc cổ truyền: Đề tài chạm khắc trên cấu kiện kiến trúc phong phú, vừa thể hiện phong cách chung cùng thời, đồng thời mang sắc thái riêng độc đáo.
       Phản ánh đậm nét màu sắc làng nghề mộc. Truyền thống có từ lâu đời, với đôi bàn tay khéo léo, với nét trạm khắc tinh tế. Cũng có những nét chung với ngôi đình cổ Việt Nam khắc trên các trụ cột và kèo là hình hoa văn Long- Ly- Qui phụng và trang tứ quí, dưới chân đế kê cột là trụ đá hình lục bình, trải qua thời gian về cơ bản kiến trúc Đình Nam còn khá nguyên vẹn.
       Đình Nam được thiết kế theo kiểu “ Tam cung lục điện” bên ngoài là nhà tiền đưởng là nơi làng hội họp ( xưa gọi là việc làng). Nhà tiền đường hai đầu hồi để kiệu rước và các đồ tế lễ cũng có nghĩa biểu tượng khoảng cách của cõi phân trần và trốn linh thiêng, bên cung trong cùng là nơi đặt bài vị và bát hương của hai vị đại vương Cao Sơn và Minh Nghị ( là tướng thời Hùng Vương được nhân dân vùng  này suy tôn là Thành Hoàng của làng)
       Trải qua 400 năm đến nay Đình Nam vẫn lưu giữ được hầu hết số đồ thờ, hiện vật có từ khi lập đình, phong phú về chủng loại, đa dạng về chất liệu, bài trí hài hòa về không gian kiến trúc, góp phần làm tăng giá trị lịch sử, văn hóa của ngôi đình.
       Về phương diện văn hóa phi vật thể, lễ hội đình Nam là nơi bảo lưu nhiều trò chơi dân gian, tục thi đặc sắc gắn với tưởng niệm vị thần, mang bản sắc riêng của vùng quê trồng lúa nước. Đình thờ hai vị Đại Vương: Cao Sơn và Minh Nghị là tướng thời Hùng Vương có nhiều đóng góp đối với đất nước. Trong thời kỳ cách mạng kháng chiến, tại đình Nam diễn ra nhiều sự kiện lịch sử có tầm ảnh hưởng lớn đến phong trào cách mạng ở địa phương. Hàng năm tại đình ngoài việc tổ chức các kỳ tế lễ với các nghi thức long trọng, còn tổ chức nhiều hoạt động văn hóa, trò chơi dân gian, tục thi đặc sắc gắn với tưởng niệm vị thần như: hát trống quân, thi nuôi lợn, thổi sôi, đấu gậy…Ngoài ý nghĩa tưởng niệm vị thần các hoạt động sinh hoạt văn hóa trên còn là di ảnh của tín ngưỡng nông nghiệp cổ xưa, mang bản sắc riêng của dân trồng lúa nước, theo đặc điểm Việt Nam nước nông nghiệp.
7. Một số hoạt động nhà trường đã làm trong nội dung chăm sóc di tích lịch sử nói trên
     Để góp thực hiện tốt cuộc vận động “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” của Bộ Giáo dục với mục tiêu: Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giáo dục truyền thống, giáo dục đạo đức, lối sống và những giá trị tốt đẹp của con người và dân tộc Việt Nam; giúp các em hoàn thiện nhân cách, nuôi dưỡng ước mơ, trở thành con ngoan, trò giỏi, đội viên tốt, cháu ngoan Bác Hồ. Thực hiện chương trình hành động của Đội “Tự hào truyền thống- Tiếp bước cha anh” góp phần giáo dục học sinh truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”, có thái độ tự hào, giữ gìn và phát huy truyền thống lịch sử, cách mạng của dân tộc. Năm học 2011-2012 Trường THCS Vũ Bản đã đăng kí với PGD và địa phương nhận chăm sóc một di tích lịch sử, đã được Bộ văn hóa xếp hạng năm 2012: “Di tích lịch sử Đình Nam xã Vũ Bản huyện Bình Lục tỉnh Hà Nam”. để thực hiện được nhiệm vụ thiêng liêng đó, trong những tháng vừa qua nhà trường đã thành lập Ban chỉ đạo, lên kế hoạch, hướng dẫn và chỉ đạo các em học sinh chăm sóc tốt khu di tích. Chúng tôi đã thực hiện và đạt kết quả như sau:
    1.Tổ chức cho học sinh trong toàn Liên đội tìm hiểu về di tích trong một buổi sinh hoạt trường ngay đầu năm. cụ thể để các em hiểu giá trị của di tích, vai trò lịch sử của di tích…Qua đó các em thêm tự hào, trân trọng truyền thống văn hoá cách mạng của quê hương, có ý thức tự giác trong việc làm chăm sóc khu di tích lịch sử mà trường đã đang kí. Thường xuyên nhắc nhở tuyên truyền về ý thức hướng về cội nguồn, tự hào về quê hương anh hùng giàu truyền thống văn hoá trong các buổi sinh hoạt đầu tuần nhất là vào các tháng có chủ đề: Truyền thống nhà trường, Noi gương anh Bộ đội cụ Hồ….
   2.Lên kế hoạch và phân công cá nhân cụ thể, chi đội cụ thể để nhặt cỏ, quét dọn và thắp nhang hàng tuần hàng tháng. Cụ thể là 2 lần/ 1 tháng( 2 tuần/ 1 lần).
vào những ngày lễ kỉ niệm như 22/12, ngày mùng 2,3 tết Nguyên đán, ngày lễ kỉ niệm của di tích( mùng 10 tháng 1(âm lịch) nhà trường có tổ chức để một số thầy cô dẫn đội viên có thành tích cao trong học tập, trogn tu dưỡng đạo đức đến để thắp nhang báo công và để cùng dự tế lễ cầu cho dân an, vật thịnh, mùa mang tốt tươi.
  3.Tổ chức các hoạt động ngoại khoá ở khu Di tích như: tổ chức hội trò chơi dân gian, diễn kịch ca múa, kể chuyện về các anh hùng của quê hương…Kế hoạch thực hiện 2 tháng 1 lần để tạo bầu không khí học tập tích cực, giúp các em gắn bó, yêu thêm vẻ đẹp quê hương mình.
     Như vậy các em đã đóng góp được 12 công chăm sóc giữ gìn vệ sinh khu di tích, tổ chức 3 hoạt động ngoại khoá tại khu di tích và dự lễ, hành lễ tại khu di tích 3 lần. Với những việc làm trên nhà trường đã hoàn thành tốt nhiệm vụ đã đăng lí, được các lãnh đạo ở địa phương ghi nhận và biểu dương.Qua những việc làm cụ thể trên các em không khỏi xúc động, tự hào về truyền thống quê hương mình, có ý thức giữ gìn và phát huy các giá trị lịch sử. Tinh thần tự học, chủ động và noi gương người đi trường trở thành một biểu hiện thường xuyên của đội viên trong toàn Liên đội.
     Hình ảnh học sinh chăm sóc di tích:





      
8. Đề xuất kiến nghị
- Đề nghị cấp trên quan tâm tạo mọi điều kiện về vật chất, kinh phí để nhà trường có điều kiện chăm sóc tốt di tích lịch sử Đình Nam
- Trao đổi kinh nghiệm trong việc chăm sóc di tích, giáo dục học sinh giữ gìn di tích lịch sử.
9. Một số thông tin về nhà trường:
    1. Họ và tên hiệu trưởng : Nguyễn Thị Thu
        Chuyên ngành đào tạo ĐHSP Ngữ Văn năm tốt nghiệp đại học 2001
        ĐT cố định: 03513.865071  ĐT Di động: 0915101005
        Địa chỉ email: thcsvuban865071@gmail.com
    2. Họ và tên Tổng phụ trách Đội: Trần Thị Huyền
        Chuyên ngành đào tạo ĐHSP Sử. Năm tốt nghiệp 2009
    3. Địa chỉ trường: Thôn Gia Hội – Vũ Bản – Bình Lục – Hà Nam
        ĐT cố đinh: 03513.865071 



0 Bình luận

Gửi bình luận:

Click here to cancel reply
Họ và tên
Tên đăng nhập
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Thư điện tử
Tỉnh thành