ĐÌNH TẾ XUYÊN
1. Tên di tích: Đình Tế Xuyên
2. Loại công trình: Đình thờ
3. Loại di tích: Di tích lịch sử văn hoá cấp quốc gia
4. Quyết định: Được công nhận di tích theo quyết định số: 2997- QĐ/VH ngày 5 tháng 11 năm 1996
5. Địa chỉ di tích: Thôn Tế Xuyên – xã Đức Lý- huyện Lý Nhân – tỉnh Hà Nam
6. Tóm lược thông tin về di tích
Đình Tế Xuyên xây dựng trên một khu đất cao, rộng, ở giữa lành, sát với đường liên thôn, quay mặt về hướng đông. Xung quanh công trình có nhiều cây lưu niên, trong đó phải kể đến cây đa cổ thụ cùng với giếng nước lớn xây gạch ở đầu hồi phía bắc tạo cho khu di tích một không khí mát mẻ, trong lành..
Phía trước đình Tế Xuyên có 3 cổng,Cổng giữa xây cột đồng trụ cao to, bề thế, trên đỉnh đắp 2 con nghê chầu quay mặt vào nhau. Cổng bên phải và bên trái nhỏ hơn,xây cuốn,thiết kế kiểu chồng diêm thanh thoát, đẹp đẽ.
Từ hệ thống cổng đến tòa tiên đường là một sân rộng lát gạch, xung quanh có tường bao khiến cho mặt tiền của ngôi đình vừa thoáng lại hài hòa, kín đáo.
Đình Tế Xuyên gồm 3 tòa, 15 gian làm theo kiểu chữ tam. Tòa tiền đường 7 gian, chiều dài 21 mét, chiều rộng 9 mét là công trình kiến trúc đồ sộ với bộ mái phẳng phiu, lợp ngói nam và cong đều về 4 góc. Trên nóc mái xây đại bờ, đắp lưỡng long chầu nguyệt. Các đầu kìm, bờ giải, đầu đao cũng được tranh trí bằng các đầu rồng đắp nổi. Phía trước mỗi đầu đao còn gắn các mảng đất nung trang trí rồng theo phong cách nghệ thuật của thời Hậu Lê thế kỷ 18. Hàng tầu mái bằng gỗ lim dày dặn, được thiết kế nhỏ, ở giữa to dần về 2 dầu để phù hợp với các làn mái cong bên tren. Bằng kỹ thuật xàm mộng công phu ở các góc khiến hàng tàu vừa có tác dụng giằng, khóa hệ thống mái phía trên, vừa tạo thành các đầu đao cong vút.
Bên trong tiền đường thiết kế 6 vì kèo kiểu chồng giường, giá chiêng, kẻ theo 7 phong cách cổ truyền. Vừa là dạng kiến trúc mái cong nên hai gian ở 2 đầu hồi không bố trí các vì kèo, thay vào đó là hệ thống kẻ góc, xà đui, trụ non, mê cốn và các con giường. Liên kết các cột với nhau là hệ thống câu đầu, xà lòng, tạo thành bộ khung đồ sộ, vững vàng có nhiện vụ nâng đỡ toàn bộ các mái phía trên. Các cấu kiện giằng giữ này được tạo giáng mề mại bằng những đường ống tơ, chỉ nổi và chạm lá lật cách điệu. Hệ thống con giường xếp chồng lên nhau trên các vì kèo cùng với kẻ truyền đều có kích thước lớn nhưng được đục chạm lá lật cách điệu nên không gây cảm giác thô cứng.
Trên hệ thống con giường, xà đùi ở hai gian hai đầu hồi còn bảo lưu được một số bức trạm mang phong cách nghệ thuật của thời Hậu Kê. Đó là các mảng chạm cảnh quần long bằng những đường nét nhấn, tỉa công phu, mềm mại và uyển chuyển. Cùng với rồng mẹ, rồng con quấn quýt bên nhau là những con nghê nghếch đầu ngộ nghĩnh và bầy li nhỏ thế uốn lượn, bay nhảy trên các xà đùi rất độc đáo. Đặc biệt một mảng chạm trên xà đùi ở hồi phía nam, ngoài việc thể hiện những con rồng với râu, tóc mềm mại, nghệ nhân còn chạm cảnh tiên cưỡi rồng, chim chóc, chòm, sóc, chuột, cùng với những con li với vẻ mặt ngây thơ. Ngoài giá trị độc đáo về nghệ thuật chạm khắc, tác phẩm còn gắn với màu sắc dân gian của thế kỷ 18.
Liền với tiền đường là tòa đệ nhị 5 gian, chiều dài 15m, chiều rộng 7m thiết kế kiểu mái cong, lợp ngói nam cùng hệ thống đại bờ, kìm lắp, đao góc hài hòa cân đối.
Hàng tàu mái phía trước cũng khá dày dặn lại được trang trí thêm một đường viền chạm bong họa tiết lá sòi với đường nét nhấn tỉa công phu. Chạy sươt 5 gian tòa đệ nhị còn có hệ thống cửa bức bàn bằng lim chắc chắn và đẹp mắt.
Tòa đệ nhị còn có bốn đầu dư ở gian giữa được trạm bong bằng hình tượng các đầu rồng. Các đầu rồng ở đây mang đặc trưng những con rồng thời Hậu Lê với những đao mác khỏe khoắn, được chạm phóng khoáng như đang lách mình từ các thân cột vượt ra ngoài. Nó là một bộ phận trang trí góp phần làm cho bộ khung gỗ của vì kèo thanh thoát, đỡ nặng nề.
Mặt trước của hai mê nắp gian giữa cùng với hệ thống các con giường ở hai gian đầu hồi cũng được trạm rồng với thân hình mềm mại, uyển chuyển . Tất cả các mảng chạm khắc này đều mang đậm nét phong cách nghệ thuật của thời Hậu Lê thế kỷ 18. Ngoài ra tại đây cũng còn giữ được bộ hoành tròn mang phong cách của thời Lê như ở tòa tiền đường.
Sau hai tòa tiền đường và tòa đề nhị là tòa tam đệ gồm 3 gian, chiều dài 9m, chiều rộng 6m50 với lối thiết kế mái phẳng lợp ngói nam, hai bên hồi có hệ thống bờ bảng.
Mặc dù mang phong cách kiến trúc của thời Nguyễn nhưng tòa đệ tam cũng góp phần vào việc tạo cho đình Tế Xuyên một quy mô bề thế vững chắc.
Đình Tế Xuyên là di tích thờ những nhân vật có liên quan đến lich sử dựng nước và giữ nước chống giặc ngoại xâm của dân tộc như Linh Lang đại vương, Đông Hải đại vương Nguyễn Phục . Đặc biệt Văn Lang phu nhân Trần Thị Khiết thờ tại đình lại là người của quê hương cùng với chồng là Đoàn Thượng có nhiều công lao, ân nghĩa với nhân dân địa phương.
Đình Tế Xuyên là công trình kiến trúc quy mô mang phong cách kiến trúc thời hậu Lê. Tại đây còn lưu giữ nhiều đồ thờ đẹp mang phong cách nghệ thuật độc đáo của thế kỉ 18, góp phần làm tăng giá trị cho khu di tích.
Share on facebook 0 người thích - Thích
Được công nhận di tích theo quyết định số: 2997- QĐ/VH ngày ...
ĐÌNH TẾ XUYÊN
1. Tên di tích: Đình Tế Xuyên
2. Loại công trình: Đình thờ
3. Loại di tích: Di tích lịch sử văn hoá cấp quốc gia
4. Quyết định: Được công nhận di tích theo quyết định số: 2997- QĐ/VH ngày 5 tháng 11 năm 1996
5. Địa chỉ di tích: Thôn Tế Xuyên – xã Đức Lý- huyện Lý Nhân – tỉnh Hà Nam
6. Tóm lược thông tin về di tích
Đình Tế Xuyên xây dựng trên một khu đất cao, rộng, ở giữa lành, sát với đường liên thôn, quay mặt về hướng đông. Xung quanh công trình có nhiều cây lưu niên, trong đó phải kể đến cây đa cổ thụ cùng với giếng nước lớn xây gạch ở đầu hồi phía bắc tạo cho khu di tích một không khí mát mẻ, trong lành..
Phía trước đình Tế Xuyên có 3 cổng,Cổng giữa xây cột đồng trụ cao to, bề thế, trên đỉnh đắp 2 con nghê chầu quay mặt vào nhau. Cổng bên phải và bên trái nhỏ hơn,xây cuốn,thiết kế kiểu chồng diêm thanh thoát, đẹp đẽ.
Từ hệ thống cổng đến tòa tiên đường là một sân rộng lát gạch, xung quanh có tường bao khiến cho mặt tiền của ngôi đình vừa thoáng lại hài hòa, kín đáo.
Đình Tế Xuyên gồm 3 tòa, 15 gian làm theo kiểu chữ tam. Tòa tiền đường 7 gian, chiều dài 21 mét, chiều rộng 9 mét là công trình kiến trúc đồ sộ với bộ mái phẳng phiu, lợp ngói nam và cong đều về 4 góc. Trên nóc mái xây đại bờ, đắp lưỡng long chầu nguyệt. Các đầu kìm, bờ giải, đầu đao cũng được tranh trí bằng các đầu rồng đắp nổi. Phía trước mỗi đầu đao còn gắn các mảng đất nung trang trí rồng theo phong cách nghệ thuật của thời Hậu Lê thế kỷ 18. Hàng tầu mái bằng gỗ lim dày dặn, được thiết kế nhỏ, ở giữa to dần về 2 dầu để phù hợp với các làn mái cong bên tren. Bằng kỹ thuật xàm mộng công phu ở các góc khiến hàng tàu vừa có tác dụng giằng, khóa hệ thống mái phía trên, vừa tạo thành các đầu đao cong vút.
Bên trong tiền đường thiết kế 6 vì kèo kiểu chồng giường, giá chiêng, kẻ theo 7 phong cách cổ truyền. Vừa là dạng kiến trúc mái cong nên hai gian ở 2 đầu hồi không bố trí các vì kèo, thay vào đó là hệ thống kẻ góc, xà đui, trụ non, mê cốn và các con giường. Liên kết các cột với nhau là hệ thống câu đầu, xà lòng, tạo thành bộ khung đồ sộ, vững vàng có nhiện vụ nâng đỡ toàn bộ các mái phía trên. Các cấu kiện giằng giữ này được tạo giáng mề mại bằng những đường ống tơ, chỉ nổi và chạm lá lật cách điệu. Hệ thống con giường xếp chồng lên nhau trên các vì kèo cùng với kẻ truyền đều có kích thước lớn nhưng được đục chạm lá lật cách điệu nên không gây cảm giác thô cứng.
Trên hệ thống con giường, xà đùi ở hai gian hai đầu hồi còn bảo lưu được một số bức trạm mang phong cách nghệ thuật của thời Hậu Kê. Đó là các mảng chạm cảnh quần long bằng những đường nét nhấn, tỉa công phu, mềm mại và uyển chuyển. Cùng với rồng mẹ, rồng con quấn quýt bên nhau là những con nghê nghếch đầu ngộ nghĩnh và bầy li nhỏ thế uốn lượn, bay nhảy trên các xà đùi rất độc đáo. Đặc biệt một mảng chạm trên xà đùi ở hồi phía nam, ngoài việc thể hiện những con rồng với râu, tóc mềm mại, nghệ nhân còn chạm cảnh tiên cưỡi rồng, chim chóc, chòm, sóc, chuột, cùng với những con li với vẻ mặt ngây thơ. Ngoài giá trị độc đáo về nghệ thuật chạm khắc, tác phẩm còn gắn với màu sắc dân gian của thế kỷ 18.
Liền với tiền đường là tòa đệ nhị 5 gian, chiều dài 15m, chiều rộng 7m thiết kế kiểu mái cong, lợp ngói nam cùng hệ thống đại bờ, kìm lắp, đao góc hài hòa cân đối.
Hàng tàu mái phía trước cũng khá dày dặn lại được trang trí thêm một đường viền chạm bong họa tiết lá sòi với đường nét nhấn tỉa công phu. Chạy sươt 5 gian tòa đệ nhị còn có hệ thống cửa bức bàn bằng lim chắc chắn và đẹp mắt.
Tòa đệ nhị còn có bốn đầu dư ở gian giữa được trạm bong bằng hình tượng các đầu rồng. Các đầu rồng ở đây mang đặc trưng những con rồng thời Hậu Lê với những đao mác khỏe khoắn, được chạm phóng khoáng như đang lách mình từ các thân cột vượt ra ngoài. Nó là một bộ phận trang trí góp phần làm cho bộ khung gỗ của vì kèo thanh thoát, đỡ nặng nề.
Mặt trước của hai mê nắp gian giữa cùng với hệ thống các con giường ở hai gian đầu hồi cũng được trạm rồng với thân hình mềm mại, uyển chuyển . Tất cả các mảng chạm khắc này đều mang đậm nét phong cách nghệ thuật của thời Hậu Lê thế kỷ 18. Ngoài ra tại đây cũng còn giữ được bộ hoành tròn mang phong cách của thời Lê như ở tòa tiền đường.
Sau hai tòa tiền đường và tòa đề nhị là tòa tam đệ gồm 3 gian, chiều dài 9m, chiều rộng 6m50 với lối thiết kế mái phẳng lợp ngói nam, hai bên hồi có hệ thống bờ bảng.
Mặc dù mang phong cách kiến trúc của thời Nguyễn nhưng tòa đệ tam cũng góp phần vào việc tạo cho đình Tế Xuyên một quy mô bề thế vững chắc.
Đình Tế Xuyên là di tích thờ những nhân vật có liên quan đến lich sử dựng nước và giữ nước chống giặc ngoại xâm của dân tộc như Linh Lang đại vương, Đông Hải đại vương Nguyễn Phục . Đặc biệt Văn Lang phu nhân Trần Thị Khiết thờ tại đình lại là người của quê hương cùng với chồng là Đoàn Thượng có nhiều công lao, ân nghĩa với nhân dân địa phương.
Đình Tế Xuyên là công trình kiến trúc quy mô mang phong cách kiến trúc thời hậu Lê. Tại đây còn lưu giữ nhiều đồ thờ đẹp mang phong cách nghệ thuật độc đáo của thế kỉ 18, góp phần làm tăng giá trị cho khu di tích.
Share on facebook 0 người thích - Thích
0 Bình luận