ĐÌNH THƯỢNG
1. Tên di tích: Đình Thượng
2. Loại công trình: Đình thờ
3. Loại di tích: Di tích lịch sử cấp quốc gia
4. Quyết định: Được công nhận di tích theo quyết định số: 57 - VH/QĐ ngày 18 tháng 01 năm 1993.
5. Địa chỉ di tích: Thôn Thanh Nộn xóm 2, xã Thanh Sơn, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam.
6. Tóm lược thông tin về di tích
Đình thượng thuộc thôn Thanh Nộn, xã Thanh Sơn,Huyện Kim Bảng, Tỉnh Hà Nam. Đình thờ vị thần hoàng làng có công của nhà Lý là Nguyễn Công Khôi tòng nghĩa giúp Lý Bôn khởi nghĩa đánh đuổi giặc Lương thành công. Trong bản phả có ghi rõ hai cụ Nguyễn Công ổn và Phạm Thị Khải sinh quán tại Đạo Sơn Nam, Phủ Lý Nhân, Huyện Kim Bảng, xã Thanh Sơn đã sinh hạ được cậu bé mặt mũi khôi ngô, tuấn tú đặt tên là Nguyễn Công Khôi( hiệu là Khôi Công) vào năm Nhâm Dần( Năm 522). Tuổi nhỏ ông đã sớm bộc lộ tài năng hơn người, với lòng khảng khái, nghĩa hiệp, muốn đem sức mình ra phò chúa. Năm 17 tuổi, ông ra làm quan tại vùng đất Hoan Châu ( Nghệ An). Là một vị quan thanh liêm, cương trực ông đã trị nhiều kẻ xấu giúp đỡ dân nghèo, góp nhiều công sức xây dựng đất nước hưng thịnh.
Năm 542, nghe tin Lý Bí ở châu Thái Bình( vùng Sơn Tây ngày nay) dựng cờ khởi nghĩa đánh đuổi quân xâm lược nhà Lương, ông đã đem vũ khí, kế sách theo giúp khởi nghĩa thành công.
Đầu năm năm 543, quân Lương xâm lược nước ta lần thứ hai cũng bị đánh đại bại, tướng giặc bị giết gần hết, kẻ sống sót cũng bị vua Lương buộc phải tự tử.
Mùa xuân năm Giáp Tý( Năm 544), Lý Bí lên ngôi Hoàng Đế( Tức Lý Nam Đế), đặt tên nước là Vạn Xuân, định đô ở miền cửa sông Tô Lịch ( Hà Nội ngày nay), mở nền tự chủ đầu tiên của nước ta. Khi định công phong thưởng, vua tiền Lý đã phong cho Khôi Công chức tả bộc xạ - chức quan cận vệ tin cậy của nhà vua.
Năm 545, vua Lương cử Trần Bá Tiên và Dương Sàn đem quân thuỷ, bộ xâm lược lần thứ ba nhưng cũng bị đánh bại.
Lợi dụng lúc quốc triều sơ khai của ta chưa ổn định, quân Lâm ấp quấy phá bờ cõi phía Nam nước ta, dân tình đói khổ, trộm giặc nổi lên như ong. Vua Lý Nam Đế cử Khôi Công vào nhậm trị vùng Châu Hoan( Nghệ An). Ngài đem điều nhân nghĩa răn dạy nhân dân, đồng thời ra sức phát triển sản xuất chẳng bao lâu đời sống trong Châu no đủ, trộm giặc dẹp yên, trâu dê đầy nội, nhân dân ca ngợi Khôi Công. Tiếng đồn về tới triều đình, vua khen thưởng Khôi Công rất hậu.
Năm 548, vua tiền Lý Nam Đế mất, Triệu Quang phục kế vị tiếp tục, lãnh đạo nhân dân kháng chiến chống xâm lược và xây dựng đất nước. Khi Lý Phật Tử lên ngôi ( Năm571) tức Hậu Lý Nam Đế. Khôi công lại dốc lòng phò giúp và lập công lớn. Hậu Lý Nam Đế coi Khôi Công là Khai quốc công thần, phong tước Tương Bình Đại Vương- tước hiệu cao nhất trong quan chế quân chủ phong kiến ( Tương Bình nghĩa là giúp vua đánh giặc giữ yên đất nước) và cho phép về thăm quê quán. Về làng, ngài cho xây Sinh Từ ( đền thờ khi còn sống) trên nền nhà cũ thời thơ ấu, rồi xuất tiền mua thêm ruộng chia cho dân làm ruộng hương hoả cúng giỗ sau này ở cánh đồng Hinh (tức cánh đồng Chằm ngày nay).
Năm 573 ngài mất tại triều, thọ 49 tuổi. Vua Lý Nam Đế cho an táng tại phía Tây thành Long Biên, ban cho mũ áo triều phục, sắc phong Đương Cảnh Thành Hoàng, lệnh cho nhân dân Thanh Nộn rước bài vị về thờ tự, lại miễn trừ binh lương, tạp dịch, thuế khoá cho dân trong xã. Từ đó nhà nhà giàu có, làng xã phú thịnh không mấy nơi bằng, dân làng ai ai cũng nhớ ơn đức của ông, dân làng đã xây dựng ngôi đình Thượng để đời đời con cháu của làng cảm tạ công đức của ông. Như vậy từ ngôi Sinh Từ năm 571 qua nhiều lần trùng tu, đến năm Tân Hợi(1911) triều Duy Tân đình Thượng được trùng tu thành ngôi đình to đẹp như ngày nay.


Share on facebook 0 người thích - Thích

Được công nhận di tích theo quyết định số: 57 - VH/QĐ ngày 18 tháng...
ĐÌNH THƯỢNG


1. Tên di tích: Đình Thượng
2. Loại công trình: Đình thờ
3. Loại di tích: Di tích lịch sử cấp quốc gia
4. Quyết định: Được công nhận di tích theo quyết định số: 57 - VH/QĐ ngày 18 tháng 01 năm 1993.
5. Địa chỉ di tích: Thôn Thanh Nộn xóm 2, xã Thanh Sơn, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam.
6. Tóm lược thông tin về di tích
Đình thượng thuộc thôn Thanh Nộn, xã Thanh Sơn,Huyện Kim Bảng, Tỉnh Hà Nam. Đình thờ vị thần hoàng làng có công của nhà Lý là Nguyễn Công Khôi tòng nghĩa giúp Lý Bôn khởi nghĩa đánh đuổi giặc Lương thành công. Trong bản phả có ghi rõ hai cụ Nguyễn Công ổn và Phạm Thị Khải sinh quán tại Đạo Sơn Nam, Phủ Lý Nhân, Huyện Kim Bảng, xã Thanh Sơn đã sinh hạ được cậu bé mặt mũi khôi ngô, tuấn tú đặt tên là Nguyễn Công Khôi( hiệu là Khôi Công) vào năm Nhâm Dần( Năm 522). Tuổi nhỏ ông đã sớm bộc lộ tài năng hơn người, với lòng khảng khái, nghĩa hiệp, muốn đem sức mình ra phò chúa. Năm 17 tuổi, ông ra làm quan tại vùng đất Hoan Châu ( Nghệ An). Là một vị quan thanh liêm, cương trực ông đã trị nhiều kẻ xấu giúp đỡ dân nghèo, góp nhiều công sức xây dựng đất nước hưng thịnh.
Năm 542, nghe tin Lý Bí ở châu Thái Bình( vùng Sơn Tây ngày nay) dựng cờ khởi nghĩa đánh đuổi quân xâm lược nhà Lương, ông đã đem vũ khí, kế sách theo giúp khởi nghĩa thành công.
Đầu năm năm 543, quân Lương xâm lược nước ta lần thứ hai cũng bị đánh đại bại, tướng giặc bị giết gần hết, kẻ sống sót cũng bị vua Lương buộc phải tự tử.
Mùa xuân năm Giáp Tý( Năm 544), Lý Bí lên ngôi Hoàng Đế( Tức Lý Nam Đế), đặt tên nước là Vạn Xuân, định đô ở miền cửa sông Tô Lịch ( Hà Nội ngày nay), mở nền tự chủ đầu tiên của nước ta. Khi định công phong thưởng, vua tiền Lý đã phong cho Khôi Công chức tả bộc xạ - chức quan cận vệ tin cậy của nhà vua.
Năm 545, vua Lương cử Trần Bá Tiên và Dương Sàn đem quân thuỷ, bộ xâm lược lần thứ ba nhưng cũng bị đánh bại.
Lợi dụng lúc quốc triều sơ khai của ta chưa ổn định, quân Lâm ấp quấy phá bờ cõi phía Nam nước ta, dân tình đói khổ, trộm giặc nổi lên như ong. Vua Lý Nam Đế cử Khôi Công vào nhậm trị vùng Châu Hoan( Nghệ An). Ngài đem điều nhân nghĩa răn dạy nhân dân, đồng thời ra sức phát triển sản xuất chẳng bao lâu đời sống trong Châu no đủ, trộm giặc dẹp yên, trâu dê đầy nội, nhân dân ca ngợi Khôi Công. Tiếng đồn về tới triều đình, vua khen thưởng Khôi Công rất hậu.
Năm 548, vua tiền Lý Nam Đế mất, Triệu Quang phục kế vị tiếp tục, lãnh đạo nhân dân kháng chiến chống xâm lược và xây dựng đất nước. Khi Lý Phật Tử lên ngôi ( Năm571) tức Hậu Lý Nam Đế. Khôi công lại dốc lòng phò giúp và lập công lớn. Hậu Lý Nam Đế coi Khôi Công là Khai quốc công thần, phong tước Tương Bình Đại Vương- tước hiệu cao nhất trong quan chế quân chủ phong kiến ( Tương Bình nghĩa là giúp vua đánh giặc giữ yên đất nước) và cho phép về thăm quê quán. Về làng, ngài cho xây Sinh Từ ( đền thờ khi còn sống) trên nền nhà cũ thời thơ ấu, rồi xuất tiền mua thêm ruộng chia cho dân làm ruộng hương hoả cúng giỗ sau này ở cánh đồng Hinh (tức cánh đồng Chằm ngày nay).
Năm 573 ngài mất tại triều, thọ 49 tuổi. Vua Lý Nam Đế cho an táng tại phía Tây thành Long Biên, ban cho mũ áo triều phục, sắc phong Đương Cảnh Thành Hoàng, lệnh cho nhân dân Thanh Nộn rước bài vị về thờ tự, lại miễn trừ binh lương, tạp dịch, thuế khoá cho dân trong xã. Từ đó nhà nhà giàu có, làng xã phú thịnh không mấy nơi bằng, dân làng ai ai cũng nhớ ơn đức của ông, dân làng đã xây dựng ngôi đình Thượng để đời đời con cháu của làng cảm tạ công đức của ông. Như vậy từ ngôi Sinh Từ năm 571 qua nhiều lần trùng tu, đến năm Tân Hợi(1911) triều Duy Tân đình Thượng được trùng tu thành ngôi đình to đẹp như ngày nay.



Share on facebook 0 người thích - Thích
0 Bình luận