ĐÌNH NGÒ
1. Tên di tích: Đình Ngò
2. Loại công trình: Đình thờ
3. Loại di tích: Di tích lịch sử - văn hoá cấp quốc gia
4. Quyết định: Được công nhận di tích theo quyết định số: 52/2001/QĐ-BVHTT, ngày 28 tháng 12 năm 2001
5. Địa chỉ di tích: Thôn Ngò, xã Đức Lý, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam.
6. Tóm lược thông tin về di tích
Đình Ngò thuộc thôn Ngò – Đức Lý – Lý Nhân – Hà Nam. Đình Ngò là di tích thờ ba vị tướng thời Trần là Đô Thiên Chu Tri đại vương, Thiên Cương Thạch Lãnh nhân đức đại vương, Đương Diệc Anh Dũng đại vương. Ba vị đã có những đóng góp lớn trong công cuộc chống quân xâm lược Nguyên – Mông ở thế kỷ XIII. Lúc sinh thời có nhiều gắn bó với mảnh đất thôn Ngò. Các vị đã sinh sống cùng dân chúng lúc cuối đời, dạy cho nhân dân địa phương mở mang đất đai, làm thuỷ lợi để sản xuất n«ng nghiệp.
Đình Ngò có quy mô kiến trúc lớn, được xây dựng trên khu đất rộng, cao ráo, diện tích khoảng 2000m ở ngay trung tâm làng. Mặt Đình quy hướng Tây Nam. Trước Đình là hồ nước rộng, nước trong xanh. Đầu sân Đình có cây đa hàng trăm tuổi; bóng rợp cả sân đình. Bên phải đình là ngôi nhà văn hoá của thôn. Phía trái đình là phủ thờ Liễu Hạnh công chúa. Vườn Đình ở phía sau trồng nhiều cây lưu niên, cây ăn quả. Cảnh quan §ình Ngò nên thơ, mang bẳn sắc làng quê Việt Nam “Cây đa, giếng nước, sân đình”. Đình có các mảng chạm khắc độc đáo, đa dạng, mang đậm phong cách thời hậu Lê. Tại đây còn lưu giữ được nhiều đồ thờ tự đẹp như: Nhang án, Hạc thờ, Lộc bình, bức cửa võng, Phượng múa, bức cuốn thư, bài vị, ngai thờ…. có giá trị nghệ thuật cao, góp phần làm tôn thêm vẻ đẹp cổ kính của ngôi Đình.
Thần phả, sắc phong và thư tịch Hán Nôm còn lưu giữ ở địa phương và theo truyền thuyết kể rằng: Vào cuối thời nhà Lý, ở tỉnh Lạng Sơn có ông Trần Công Tế lấy vợ là bà Lý Thị Hằng. Ông bà có 3 người con, hai người con đầu là nam, người con út sinh năm 1220, là nữ mang tên Liên Hoa. Liên Hoa càng lớn càng xinh đẹp, thông minh, rất giỏi văn chương và tinh thông võ nghệ nên mọi người gọi là cô gái Đô Thiên Chu Tri. Người anh cả của liên Hoa lấy vợ là con của ông Lý Thuỵ và bà Trần Thị Phương. Ông bà Lý Thuỵ, Trần Thị Phương còn có người con trai là Lâm Thạch sinh năm 1219. Em của bà Trần Thị Phương là Trần Thị Thảo, chồng là Trương Nhược Thuỷ cũng sinh được một người con trai khoẻ mạnh tên là Tự Cường sinh năm 1223. Khi lớn lên Tự cường và Lâm Thạch chơi rất thân với nhau, hai người đều văn võ song toàn, không ai sánh kịp.
Vào thời đó, bọn quan lại địa phương cậy thế đè nén ức hiếp dân lành khiến cho đời sống nhân dân trong vùng ngày càng cơ cực, lòng dân căm phẫn. Hai ông cùng đứng lên chiêu mộ quân sỹ. Khi lực lượng đã đủ, hai ông dẫn quân đánh tan phủ Trường Khánh, san bằng doanh trại Ôn Châu và chém được bọn đầu sỏ là Lê Quang Châu, Trần Viết Khải.
Biết Liên Hoa là người có tài chí nên hai ông đã mời Liên Hoa cùng ra gánh việc lớn. Hai ông tôn xưng Liên Hoa là Đô Thiên tham tán tướng quân. Năm 1257 đem quân về Quy Hoá, sau đó yết kiến vua Trần Thái Tông. Nhà vua phong cho Liên Hoa là Đô Thiên tham tán nhung vụ tướng quân, Lâm Thạch là Thiên Cương thạch lãnh tướng quân, Tự Cường là Đương Diệc anh dũng tướng quân. Cuối năm 1257, giặc Nguyên Mông sang sâm lược nước ta. Nhà vua cử ba vị cùng tướng Lê tân trấn giữ thành Thăng Long, rồi sau đó trấn giữ bờ sông Thiên Mạc. Ba vị tham gia đánh giặc hàng trăm trận, làm tiêu hao nhiều sinh lực địch. Có lần, trên đường đánh giặc, ba người qua Ngô Gia Trang ( Tức thôn Ngò ngày nay), thấy phong cảnh đẹp, dân tình thuần hậu và Trời đã tối nên ba vị đã cho quân hạ trại nghỉ ngơi. Trước khi tiếp tục hành quân, ba vị dặn lại dân làng: “ Khi nào hết giặc sẽ về đây sinh sống”. Sau khi đánh bại cuộc xâm lược của quân Nguyên – Mông lần thứ III (1288), mùa thu năm 1290, ba vị đã xin nhà vua được về Ngô Gia Trang để sinh sống những ngày cuối đời. Vua xét thấy ba người là bậc lão thần trung thực, đã cống hiến nhiều công lao cho đất nước, nay tuổi đã cao nên chấp thuận và ban thưởng cho mỗi vị 500 lạng vàng và cấp cho dân Ngô Gia Trang 10 mẫu ruộng để dựng Đình thờ ba vị sau này. Từ đó ba vị sống cùng dân thôn Ngò, được người dân coi như cha mẹ, phụng sự hết lòng. Ngày 8/01/1300, ông Lâm Thạch đột ngột qua đời, nhà vua vô cùng thướng xót và phong mỹ tự là “ Võ hiển Văn Chiêu tinh thục thuần nhất, Trần Đại Vương tham tán nhung vụ tướng quân, Đô Thiên Chu Tri Đại vương tôn thần”. Ngày 15/10/1300, ông Lâm Thạch bệnh nặng qua đời, vua biết tin vô cùng thương sót và phong mỹ tự là “ Thiên Cương thạch lãnh nhân đức đại vương tôn thần”.
Bẩy năm sau, ngày 15/8/1307, ông Tự Cường ra bờ Đại Giang để ngắm cảnh và thuyền bè qua lại. Lúc trở về nhà lên giường nghỉ rồi hoá luôn. Nhà vua phong mỹ tự là “ Đương Diệc anh dũng đại vương tôn thần” và lệnh cho nhân dân Ngô Gia Trang trang hương hoả phụng thờ ba vị đến muôn đời.
Trải qua các triều đại phong kiến sau này đều có sắc phong cho ba vị là “ Thượng đẳng phúc thần”. Hiện nay tại Đình còn lưu giữ các đạo sắc phong ba vị thành hoàng.
Trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, đình Ngò luôn là cơ sở vững chắc tin cậy cho cách mạng, tại Đình còn ghi dấu nhiều sự kiện cách mạng tiêu biểu góp phần vào thắng lợi chung của dân tộc.
Share on facebook 0 người thích - Thích
Được công nhận di tích theo quyết định số: 52/2001/QĐ-BVHTT, ngày 28...
ĐÌNH NGÒ
1. Tên di tích: Đình Ngò
2. Loại công trình: Đình thờ
3. Loại di tích: Di tích lịch sử - văn hoá cấp quốc gia
4. Quyết định: Được công nhận di tích theo quyết định số: 52/2001/QĐ-BVHTT, ngày 28 tháng 12 năm 2001
5. Địa chỉ di tích: Thôn Ngò, xã Đức Lý, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam.
6. Tóm lược thông tin về di tích
Đình Ngò thuộc thôn Ngò – Đức Lý – Lý Nhân – Hà Nam. Đình Ngò là di tích thờ ba vị tướng thời Trần là Đô Thiên Chu Tri đại vương, Thiên Cương Thạch Lãnh nhân đức đại vương, Đương Diệc Anh Dũng đại vương. Ba vị đã có những đóng góp lớn trong công cuộc chống quân xâm lược Nguyên – Mông ở thế kỷ XIII. Lúc sinh thời có nhiều gắn bó với mảnh đất thôn Ngò. Các vị đã sinh sống cùng dân chúng lúc cuối đời, dạy cho nhân dân địa phương mở mang đất đai, làm thuỷ lợi để sản xuất n«ng nghiệp.
Đình Ngò có quy mô kiến trúc lớn, được xây dựng trên khu đất rộng, cao ráo, diện tích khoảng 2000m ở ngay trung tâm làng. Mặt Đình quy hướng Tây Nam. Trước Đình là hồ nước rộng, nước trong xanh. Đầu sân Đình có cây đa hàng trăm tuổi; bóng rợp cả sân đình. Bên phải đình là ngôi nhà văn hoá của thôn. Phía trái đình là phủ thờ Liễu Hạnh công chúa. Vườn Đình ở phía sau trồng nhiều cây lưu niên, cây ăn quả. Cảnh quan §ình Ngò nên thơ, mang bẳn sắc làng quê Việt Nam “Cây đa, giếng nước, sân đình”. Đình có các mảng chạm khắc độc đáo, đa dạng, mang đậm phong cách thời hậu Lê. Tại đây còn lưu giữ được nhiều đồ thờ tự đẹp như: Nhang án, Hạc thờ, Lộc bình, bức cửa võng, Phượng múa, bức cuốn thư, bài vị, ngai thờ…. có giá trị nghệ thuật cao, góp phần làm tôn thêm vẻ đẹp cổ kính của ngôi Đình.
Thần phả, sắc phong và thư tịch Hán Nôm còn lưu giữ ở địa phương và theo truyền thuyết kể rằng: Vào cuối thời nhà Lý, ở tỉnh Lạng Sơn có ông Trần Công Tế lấy vợ là bà Lý Thị Hằng. Ông bà có 3 người con, hai người con đầu là nam, người con út sinh năm 1220, là nữ mang tên Liên Hoa. Liên Hoa càng lớn càng xinh đẹp, thông minh, rất giỏi văn chương và tinh thông võ nghệ nên mọi người gọi là cô gái Đô Thiên Chu Tri. Người anh cả của liên Hoa lấy vợ là con của ông Lý Thuỵ và bà Trần Thị Phương. Ông bà Lý Thuỵ, Trần Thị Phương còn có người con trai là Lâm Thạch sinh năm 1219. Em của bà Trần Thị Phương là Trần Thị Thảo, chồng là Trương Nhược Thuỷ cũng sinh được một người con trai khoẻ mạnh tên là Tự Cường sinh năm 1223. Khi lớn lên Tự cường và Lâm Thạch chơi rất thân với nhau, hai người đều văn võ song toàn, không ai sánh kịp.
Vào thời đó, bọn quan lại địa phương cậy thế đè nén ức hiếp dân lành khiến cho đời sống nhân dân trong vùng ngày càng cơ cực, lòng dân căm phẫn. Hai ông cùng đứng lên chiêu mộ quân sỹ. Khi lực lượng đã đủ, hai ông dẫn quân đánh tan phủ Trường Khánh, san bằng doanh trại Ôn Châu và chém được bọn đầu sỏ là Lê Quang Châu, Trần Viết Khải.
Biết Liên Hoa là người có tài chí nên hai ông đã mời Liên Hoa cùng ra gánh việc lớn. Hai ông tôn xưng Liên Hoa là Đô Thiên tham tán tướng quân. Năm 1257 đem quân về Quy Hoá, sau đó yết kiến vua Trần Thái Tông. Nhà vua phong cho Liên Hoa là Đô Thiên tham tán nhung vụ tướng quân, Lâm Thạch là Thiên Cương thạch lãnh tướng quân, Tự Cường là Đương Diệc anh dũng tướng quân. Cuối năm 1257, giặc Nguyên Mông sang sâm lược nước ta. Nhà vua cử ba vị cùng tướng Lê tân trấn giữ thành Thăng Long, rồi sau đó trấn giữ bờ sông Thiên Mạc. Ba vị tham gia đánh giặc hàng trăm trận, làm tiêu hao nhiều sinh lực địch. Có lần, trên đường đánh giặc, ba người qua Ngô Gia Trang ( Tức thôn Ngò ngày nay), thấy phong cảnh đẹp, dân tình thuần hậu và Trời đã tối nên ba vị đã cho quân hạ trại nghỉ ngơi. Trước khi tiếp tục hành quân, ba vị dặn lại dân làng: “ Khi nào hết giặc sẽ về đây sinh sống”. Sau khi đánh bại cuộc xâm lược của quân Nguyên – Mông lần thứ III (1288), mùa thu năm 1290, ba vị đã xin nhà vua được về Ngô Gia Trang để sinh sống những ngày cuối đời. Vua xét thấy ba người là bậc lão thần trung thực, đã cống hiến nhiều công lao cho đất nước, nay tuổi đã cao nên chấp thuận và ban thưởng cho mỗi vị 500 lạng vàng và cấp cho dân Ngô Gia Trang 10 mẫu ruộng để dựng Đình thờ ba vị sau này. Từ đó ba vị sống cùng dân thôn Ngò, được người dân coi như cha mẹ, phụng sự hết lòng. Ngày 8/01/1300, ông Lâm Thạch đột ngột qua đời, nhà vua vô cùng thướng xót và phong mỹ tự là “ Võ hiển Văn Chiêu tinh thục thuần nhất, Trần Đại Vương tham tán nhung vụ tướng quân, Đô Thiên Chu Tri Đại vương tôn thần”. Ngày 15/10/1300, ông Lâm Thạch bệnh nặng qua đời, vua biết tin vô cùng thương sót và phong mỹ tự là “ Thiên Cương thạch lãnh nhân đức đại vương tôn thần”.
Bẩy năm sau, ngày 15/8/1307, ông Tự Cường ra bờ Đại Giang để ngắm cảnh và thuyền bè qua lại. Lúc trở về nhà lên giường nghỉ rồi hoá luôn. Nhà vua phong mỹ tự là “ Đương Diệc anh dũng đại vương tôn thần” và lệnh cho nhân dân Ngô Gia Trang trang hương hoả phụng thờ ba vị đến muôn đời.
Trải qua các triều đại phong kiến sau này đều có sắc phong cho ba vị là “ Thượng đẳng phúc thần”. Hiện nay tại Đình còn lưu giữ các đạo sắc phong ba vị thành hoàng.
Trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, đình Ngò luôn là cơ sở vững chắc tin cậy cho cách mạng, tại Đình còn ghi dấu nhiều sự kiện cách mạng tiêu biểu góp phần vào thắng lợi chung của dân tộc.
0 Bình luận