Số người đang online : 33 ĐÌNH PHƯỢNG CÁCH - Danh thắng - danh nhân, văn hóa - ẩm thực Việt Nam

Content on this page requires a newer version of Adobe Flash Player.

Get Adobe Flash player

ĐÌNH PHƯỢNG CÁCH
post image
ĐÌNH PHƯỢNG CÁCH

Đã xếp hạng di tích lịch sử cấp quốc gia theo quyết định số  ...

ĐÌNH PHƯỢNG CÁCH



 
1.  Tên di tích: Đình Phượng Cách
2.   Loại công trình: Đình
3.   Loại di tích: Di tích lịch sử -  Kiến trúc nghệ thuật
4.  Quyết định: Đã xếp hạng di tích lịch sử cấp quốc gia theo quyết định số   599/QĐ ngày 13 tháng 03 năm 1992

 

5. Địa chỉ di tích: Xã Phượng Cách, Huyện Quốc Oai, Thành phố Hà Nội
6. Tóm lược thông tin về di tích

        Thôn Phượng Cách, xã Phượng Cách, huyện Quốc Oai, tỉnh Hà Sơn Bình. Cách đây trên 100 năm có tên gọi là Ô Cách, thuộc xã Cù Sơn Trung huyện An Sơn phủ Quốc Oai. Phượng Cách phía đông giáp xã Yên Sở, huyện Hoài Đức, phía tây giáp đồng Bùng, xã Phùng Xá huyện Thạch Thất, phía bắc giáp xã Sài Sơn, Phía nam và tây - nam giáp xã Yên Sơn. Phía đông có sông Đáy- một nhánh phân lưu của sông Hồng, uốn khúc chảy qua, đoạn này có tên là Cù Giang.
        Năm 1887 đổi thành thôn Phượng Cách. Ngôi Đình mang tên của làng là Đình Phượng Cách. Xã Phượng Cách chỉ có 1 thôn, nên tên thôn và xã đều được gọi là Phượng Cách.
        Đình Phượng Cách nằm ở phía Tây của làng. Đình gần các trục giao thông chính trong thôn. Từ Thủ đô Hà Nội, đi theo Đại lộ Thăng Long khoảng 17 km, đến thị trấn Quốc Oai, rẽ phải ra đường Chùa Thầy, đi khoảng 1km, rẽ phải là đường vào di tích Đình Phượng Cách.
Theo các đạo Sắc Phong và Tấm bia đá “Sự tích Bi Ký” hiện lưu giữ tại hậu cung Đình làng. Theo truyền thuyết của nhân dân địa phương và các nguồn tư liệu văn tự, truyền miệng đều cho thấy Đình Phượng Cách thờ Thành Hoàng là người anh hùng dân tộc Lý Phục Man, một danh tướng có công giúp Lý Bí dựng nước Vạn Xuân hồi thế kỷ VI. 
         Sự tích ở đây ghi rằng: “Lý Phục Man” là người quê ở làng Cổ Sở (Hoài Đức ngày nay). Lúc còn ít tuổi đã tỏ ra là có tài hơn người, ông cưỡi voi, bắn tên rất giỏi. Vua Lý Nam Đế thấy vũ khí hiên ngang thực xứng đáng bậc đại trượng phu cho theo việc binh hùng lập được nhiều công lớn, phong cho Ông làm đại tướng quân, trấn thủ vùng Đổ Động- Đường Lâm, một thời gian giặc đã phải lui hàng, bờ cõi yên ổn, nhân dân vui sướng làm ăn, già trẻ đều được đội ơn đức tính của Người. Gặp khi quân Lâm ấp vào cướp phá vùng Cửu Đức, Người biên thư kiến nghị các cấp triều đình, Vua bèn sai Người đi dẹp giặc. Người phụng mệnh cùng tướng sỹ đến Cửu Đức đánh tan được giặc Lâm ấp. Nhà Vua khen ngợi nhuệ khí của Người - đúng là bậc hào kiệt ở vùng Sơn Tây và phong cho tướng quân tên là Phục Man, họ là Lý gọi là “Lý Phục Man” và gả Công chúa cho rồi thăng chức là Thiếu uý Tham Nghị.
         Về sau Vua Lý Thái Tổ xa giá bằng đường thuỷ đến khúc sông làng này, cảm phục trước công đức của Lý Phục Man liền truyền cho các Quan và nhân dân tạo tượng lập đền thờ và phong Phúc thần làng này. Khi quân Nguyên đến xâm lược nước ta nhân dân ở thôn này đã rước tượng Người ra cự chiến, quân giặc thua chạy tan vỡ trên khúc sông Cù Sơn Trung này; lần thứ hai (niên hiệu Trùng Hưng) giặc Nguyên lại đến xâm lược, ban đêm doanh trại giặc bị đốt cháy từ đó giặc không dám đến vùng đất này nữa.
         Trước sự linh ứng đó, người cày ruộng, chăn tằm, người học hành, võ thuật đều kính cẩn.
         Đình Phượng Cách là một công trình cổ có từ lâu đời. Từ xưa đến nay vẫn ở vị trí này. Đây là một ngôi đình có tấm bia đá có niên đại thuộc vào loại cổ nhất nước “Thống nguyên thứ tư” (1525)
        Từ ngoài vào, người xưa quy hoạch là Hồ đình, Hồ đình được kè đá bốn bề vuông vức, so với các hồ đình khác, hồ này khá rộng. Đứng ở phía Tây nhìn vào Đình sẽ thấy hệ thống cột trụ tường bao, bình phong…lung linh in bóng xuống mặt nước. Qua hệ thống cột trụ, tường bao, cổng pháo là đến sân đình. Sân Đình rộng, lát gạch bát, hai bên có 2 dãy tả hữu mạc. Nổi bật lên giữa sân Đình là hai cột đá (Thạch Trụ) cao 4,4m. Đây là những cột đá được dựng vào năm Cảnh Hưng Tứ Niên(1745). Đá lấy ở núi Lân Sơn, cách di tích gần 2000m. Mỹ thuật khai thác và chế tác rất công phu để tạo được đá liền khối, thêm vào đó là quá trình xẻ Vuông vức, đục chạm mộng ghép phần đầu và chân kiểu mộng gỗ, rồi chạm nổi những đôi câu đối…thật là kỳ công. (Các Cụ kể lại rằng: Tất cả những công việc đó đều do người làng Phượng Cách tự làm)
         Qua sân Đình là toà Đại bái, Đại bái Đình dài 22m, rộng 7,6m được chia làm 5 gian. Trước cửa Đại bái cũng có 2 bệ đá xanh khắc hoạ đầu cá sấu và “Vân hoá long” với đường nét tinh xảo. Toà Đại bái cách hậu cung một sân lọng nhỏ. Chính giữa sân lọng cũng có 4 cột đá xanh cao 2,29m.
         Toà hậu cung Đình Phượng Cách là công trình kiến trúc điêu khắc to lớn và cổ kính, có niên đại sớm nhất vùng này với niên đại tạo dựng vào năm “Bính Tuất Vĩnh thịnh nhị niên” (tức là năm 1706). Đây là một toà hậu cung rộng lớn được chia thành 5 gian. Hiện tại, vào hậu cung Đình Phượng Cách người xem sẽ bất ngờ trước khối lượng di vật còn được bảo lưu ở đây. Gian chính giữa bên trong có khám thờ Sơn son, trong khám bài trí long ngai bài vị thờ Lý Phục Man và hai phu nhân, bên ngoài là các đồ tế tự, hai hàng gươm trường bát bửu, đồ gốm sứ, hai con ngựa gỗ, ba cỗ kiệu bát cống cùng nhiều hoành phi, câu đối…
         Đình Phượng Cách là một công trình có quy mô kiến trúc to lớn, được xây dựng từ lâu đời. Đình thờ Lý Phục Man, một danh tướng của Đô Bí, có công dựng nước Vạn Xuân. Những tư liệu của Đình Phượng Cách góp phần tìm hiểu thêm về Lý Phục Man.
7.  Một số hoạt động nhà trường đã làm trong nội dung chăm sóc di tích lịch sử nói trên

        Liên đội Trường THCS Phượng Cách dưới sự dùi dắt của chi bộ, Ban giám hiệu nhà trường, sự dẫn dắt của Tổng phụ trách đội, Liên đội đã tổ chức rất nhiều các hoạt động nhằm thúc đẩy phong trào học tập, tạo không khí thoải mái sau những giờ học căng thẳng, rèn kỹ năng sống cho các em, giáo dục các em trở thành những con người toàn diện không chỉ hiểu biết về kiến thức văn hoá mà còn có những hiểu biết về Văn hoá xã hội, ứng xử có văn hoá và biết quan tâm đến công tác văn hoá xã hội. Một trong những hoạt động thường xuyên của Đội mang tính xã hội đó là tham gia chăm sóc bảo vệ cụm di tích lịch sử Đình làng và Tượng đài các anh hùng liệt sỹ của địa phương.
Cụm di tích này được đặt tại trung tâm của làng. Hàng kỳ cứ vào các đợt cao điểm cùng với địa phương Liên đội lại tổ chức tổng vệ sinh xung quanh khu di tích, chăm sóc các bồn cây cảnh và cùng với các cụ Từ lau chùi các hiện vật. Dâng hoa Đài tưởng niệm vào các dịp 22/12; 27/7 hàng năm. Đặc biệt với di tích Đình làng địa phương thường tổ chức lễ hội vào dịp 10 tháng 2 (âm lịch). Liên đội cũng được vinh dự cử 1 đội quân đại diện cho thế hệ con cháu, thế hệ tương lai của địa phương đến để dự lễ rước Văn và rước Thánh.
Những hoạt động đố đã giúp cho các em hiểu thêm về phong tục tập quán của người dân địa phương nói riêng và Việt Nam nói chung. Từ đó giáo dục cho các em lòng yêu quê hương đất nước, lòng tự hào dân tộc.

 Ảnh di tích và HS chăm sóc di tích






 
8. Thông tin trường:
     1.    Họ và tên hiệu trưởng      VŨ DANH NHÂN
            Chuyên ngành đào tạo: Lịch Sử       năm tốt nghiệp Đại học 2000
            Điện thoại: 0433.843.801             Di động: 0916 478 656
            Địa chỉ email: vunhantt@gmail.com
     2.    Họ và tên Tổng phụ trách Đội       DƯƠNG NGỌC YẾN
            Chuyên ngành đào tạo: Anh văn       năm tốt nghiệp Đại học 2004
            Điện thoại: 0463.290 619              Di động: 0966 969 919
            Địa chỉ email: ngocyenduong@gmail.com
      3.   Địa chỉ trường: Trường THCS Phượng Cách- Xóm 10 khu 3- xã Phượng Cách- huyện Quốc Oai- TP Hà Nội
            Điện thoại cố định của  trường: 0433.678474

0 Bình luận

Gửi bình luận:

Click here to cancel reply
Họ và tên
Tên đăng nhập
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Thư điện tử
Tỉnh thành