ĐÌNH PHÚ MỸ
1. Tên di tích: Đình Phú Mỹ
1. Loại công trình: Đình thờ
3. Loại di tích:
4. Quyết định: Đã xếp hạng di tích lịch sử cấp Quốc gia theo Quyết định số: 65VH/QĐ ngày 16 tháng 01 năm 1995.

5. Địa chỉ di tích: Thôn Phú Mỹ, xã Mỹ Đình, Từ Liêm, Hà Nội.
6. Tóm lược về thông tin di tích.
Vùng quê thôn Phú Mỹ (Mỹ Đình- Từ Liêm) có lịch sử rất lâu đời, làng có tên gọi cũ là làng Quả Hối. Đầu thế kỷ XV, Lê Nhi khởi nghĩa từ Thanh Oai tạt qua đây để chống quân Minh xâm lược. Dân làng mang gạo , lợn , rượu để nuôi quân nên được tướng quân đổi tên là Phú Mỹ.
Đình Phú Mỹ thuộc thôn Phú Mỹ, xã Mỹ Đình, huyện Từ Liêm, nằm về phía Tây nam Hà Nội cách trung tâm thành phố khoảng 12 km. Đình tọa lạc trên một khu đất rộng, đình có quy mô lớn và quy hoạch theo chiều sâu.Trước cửa đình là khu ao lớn tạo ra một không gian thoáng đãng, phía trong là giếng,xung quanh xây gạch theo kiểu hình bán nguyệt,liền với giếng là nghi môn, tiếp đến là sân gạch, cổng ra vào nằm ở bên trái.
Ngôi đình được xây dựng trên một vùng đất cổ, có bề dày lịch sử hàng ngàn năm, một vùng quê đã từng in dấu tích của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng (năm 40-43) và cũng là căn cứ của Lý Nam Đế (542-548) dựng lũy đất chống quân Lương xâm lược.
Các công trình kiến trúc của đình được bố cục hài hòa trong một khoảng không gian rộng, khép kín theo lối nội Công ngoại Quốc.
Tòa phương đình dựng trên nền cao hơn so với mặt sân 20cm, xung quanh nền bó vỉa gạch, một nếp nhà một gian, bốn hang chân cột mái làm kiểu chồng diêm hai tầng tám mái, phần dốc mái, đầu đao, cổ diêm được trang trí hình rồng và hình tứ linh, phần kiến trúc gỗ bên trong được trang trí đậm đặc các mảng chạm với những đề tài quen thuộc như rồng cuốn, thủy, trúc lão, mai lão.
Tòa đại đình là một nếp nhà chạy ngang, năm gian hai chái, mặt bằng tám hàng chân. Tên kiến trúc gỗ tòa đại đình được trang trí các mảng chạm khắc với đề tài khá độc đáo như mảng chạm trên hai bức vì cốn hai bên hồi tả hữu: hình tiên cưỡi rồng, xen lẫn với hình long ly,quy, phượng.
Bốn bức đầu gian giữa được đục chạm chau chuốt hình rồng miệng ngậm ngọc, râu xoắn mang đậm phong cách thế kỷ XVIII- XIX. Tòa hậu cung ba gian chạy dọc về phía sau. Hai dãy tả hữu mạc xây song song với nhà ống muống và phương đình, khép kín khu di tích thành chữ Quốc.
Ngoài những giá trị đã nêu trên, đình Phú Mỹ còn bảo lưu được một hệ thống di vật nhiều về số lượng và đa dạng về chủng loại, nhiều tài liệu Hán Nôm có giá trị, hai cuốn Ngọa phả sao năm Duy tân thứ bảy(1913) 21 đạo sắc phong thần của các triều đại Lê, Tây sơn, Nguyễn, trong đó có 4 đạo sắc niên hiệu Cảnh Hưng, hai đạo sắc niên hiệu Chiêu Thống và hai đạo niên hiệu Tây Sơn, một tấm bia Sự lệ bi ký niên hiệu Cảnh Hưng.
Đình Phú Mỹ thờ Quốc vương Thiên tử đại vương tức Lý Nam Đế(544-548), Diêm La thiên tử đại vương tức Lý Phật Tử và Ả Lã Nàng Đê(40 -43), một nữ tướng của khới nghĩa Hai Bà Trưng. Theo truyền thuyết bà quê ở Yên lộ - Hoài Đức – Hà Nội, cha là ông Nguyễn Viên quê ở châu Ái ( Thanh Hóa) ra Cổ Châu thuộc vùng Quốc Oai làm một chức quan nhỏ cho nhà Hán.Ông rất căm thù bọn giặc Hán, ngầm liên kết lực lượng chống Thái thú Tô Định.Cũng như ông Thi Sách ( chồng bà Trưng Trắc) ông bị giặc Hán sát hại. Khi qua đời ông để lại vợ và hai người con là Ả Lã Nàng Đê và một người em trai.Ba mẹ con tần táo nuôi nhau cho đến tuổi trưởng thành. Theo hịch truyền khởi nghĩa của Hai Bà Trưng hai chị em Ả Lã chiêu mộ binh sĩ về tụ nghĩa ở sông Hát. Hai chị em lập công lớn trong công cuộc giải phóng đất nước. Ả Lã được phong là Phương Anh phu nhân, em trai được phong là Quốc công. Sau khi thắng giặc Hai Bà Trưng ban thưởng bổng lộc chức tước và cho bà về quê lập ấp luyện quân ở Yên Lộ. Tại đây bà đã dạy dân chăm lo cuộc sống và luyện binh.Khi Mã Viện kéo quân sang Hai Bà Trưng thất trận. Ả Lã và Quốc Công cũng hi sinh. Ven bờ sông Đáy sông Nhuệ có gần 10 làng lập miếu thờ hai chị em. Sau khi bà mất nhân dân trong vùng tưởng nhớ và mến mộ tài đức đã suy tôn bà làm Thành Hoàng lập miếu thờ cúng vào ngày mồng 10 tháng 9 Âm lịch.
Đình Phú Mỹ còn là nơi tổ chức các lễ hội truyền thống mang nét độc đáo đó là lễ hội giao lưu hai thôn Phú Mỹ( xã Mỹ Đình và Kiều Mai( xã Phú Diễn). Ngày mồng 7 tháng giêng âm lịch , làng Kiều Mai rước thành hoàng xuống Phú Mỹ, còn ngày 20 tháng hai làng Phú Mỹ rước xuống Kiều Mai.
Ca dao có câu:
Hội làng Phú Mỹ, Kiều Mai
Tháng giêng em đến tháng hai chị về
Hội kết chạ(giao hiếu Phú Mỹ -Kiều Mai là nét đẹp văn hóa Thăng Long bên bờ sông Nhuệ.
Share on facebook 0 người thích - Thích

Đã xếp hạng di tích lịch sử cấp Quốc gia theo Quyết định số: 65VH/QĐ...
ĐÌNH PHÚ MỸ


1. Tên di tích: Đình Phú Mỹ
1. Loại công trình: Đình thờ
3. Loại di tích:
4. Quyết định: Đã xếp hạng di tích lịch sử cấp Quốc gia theo Quyết định số: 65VH/QĐ ngày 16 tháng 01 năm 1995.

6. Tóm lược về thông tin di tích.
Vùng quê thôn Phú Mỹ (Mỹ Đình- Từ Liêm) có lịch sử rất lâu đời, làng có tên gọi cũ là làng Quả Hối. Đầu thế kỷ XV, Lê Nhi khởi nghĩa từ Thanh Oai tạt qua đây để chống quân Minh xâm lược. Dân làng mang gạo , lợn , rượu để nuôi quân nên được tướng quân đổi tên là Phú Mỹ.
Đình Phú Mỹ thuộc thôn Phú Mỹ, xã Mỹ Đình, huyện Từ Liêm, nằm về phía Tây nam Hà Nội cách trung tâm thành phố khoảng 12 km. Đình tọa lạc trên một khu đất rộng, đình có quy mô lớn và quy hoạch theo chiều sâu.Trước cửa đình là khu ao lớn tạo ra một không gian thoáng đãng, phía trong là giếng,xung quanh xây gạch theo kiểu hình bán nguyệt,liền với giếng là nghi môn, tiếp đến là sân gạch, cổng ra vào nằm ở bên trái.
Ngôi đình được xây dựng trên một vùng đất cổ, có bề dày lịch sử hàng ngàn năm, một vùng quê đã từng in dấu tích của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng (năm 40-43) và cũng là căn cứ của Lý Nam Đế (542-548) dựng lũy đất chống quân Lương xâm lược.
Các công trình kiến trúc của đình được bố cục hài hòa trong một khoảng không gian rộng, khép kín theo lối nội Công ngoại Quốc.
Tòa phương đình dựng trên nền cao hơn so với mặt sân 20cm, xung quanh nền bó vỉa gạch, một nếp nhà một gian, bốn hang chân cột mái làm kiểu chồng diêm hai tầng tám mái, phần dốc mái, đầu đao, cổ diêm được trang trí hình rồng và hình tứ linh, phần kiến trúc gỗ bên trong được trang trí đậm đặc các mảng chạm với những đề tài quen thuộc như rồng cuốn, thủy, trúc lão, mai lão.
Tòa đại đình là một nếp nhà chạy ngang, năm gian hai chái, mặt bằng tám hàng chân. Tên kiến trúc gỗ tòa đại đình được trang trí các mảng chạm khắc với đề tài khá độc đáo như mảng chạm trên hai bức vì cốn hai bên hồi tả hữu: hình tiên cưỡi rồng, xen lẫn với hình long ly,quy, phượng.
Bốn bức đầu gian giữa được đục chạm chau chuốt hình rồng miệng ngậm ngọc, râu xoắn mang đậm phong cách thế kỷ XVIII- XIX. Tòa hậu cung ba gian chạy dọc về phía sau. Hai dãy tả hữu mạc xây song song với nhà ống muống và phương đình, khép kín khu di tích thành chữ Quốc.
Ngoài những giá trị đã nêu trên, đình Phú Mỹ còn bảo lưu được một hệ thống di vật nhiều về số lượng và đa dạng về chủng loại, nhiều tài liệu Hán Nôm có giá trị, hai cuốn Ngọa phả sao năm Duy tân thứ bảy(1913) 21 đạo sắc phong thần của các triều đại Lê, Tây sơn, Nguyễn, trong đó có 4 đạo sắc niên hiệu Cảnh Hưng, hai đạo sắc niên hiệu Chiêu Thống và hai đạo niên hiệu Tây Sơn, một tấm bia Sự lệ bi ký niên hiệu Cảnh Hưng.
Đình Phú Mỹ thờ Quốc vương Thiên tử đại vương tức Lý Nam Đế(544-548), Diêm La thiên tử đại vương tức Lý Phật Tử và Ả Lã Nàng Đê(40 -43), một nữ tướng của khới nghĩa Hai Bà Trưng. Theo truyền thuyết bà quê ở Yên lộ - Hoài Đức – Hà Nội, cha là ông Nguyễn Viên quê ở châu Ái ( Thanh Hóa) ra Cổ Châu thuộc vùng Quốc Oai làm một chức quan nhỏ cho nhà Hán.Ông rất căm thù bọn giặc Hán, ngầm liên kết lực lượng chống Thái thú Tô Định.Cũng như ông Thi Sách ( chồng bà Trưng Trắc) ông bị giặc Hán sát hại. Khi qua đời ông để lại vợ và hai người con là Ả Lã Nàng Đê và một người em trai.Ba mẹ con tần táo nuôi nhau cho đến tuổi trưởng thành. Theo hịch truyền khởi nghĩa của Hai Bà Trưng hai chị em Ả Lã chiêu mộ binh sĩ về tụ nghĩa ở sông Hát. Hai chị em lập công lớn trong công cuộc giải phóng đất nước. Ả Lã được phong là Phương Anh phu nhân, em trai được phong là Quốc công. Sau khi thắng giặc Hai Bà Trưng ban thưởng bổng lộc chức tước và cho bà về quê lập ấp luyện quân ở Yên Lộ. Tại đây bà đã dạy dân chăm lo cuộc sống và luyện binh.Khi Mã Viện kéo quân sang Hai Bà Trưng thất trận. Ả Lã và Quốc Công cũng hi sinh. Ven bờ sông Đáy sông Nhuệ có gần 10 làng lập miếu thờ hai chị em. Sau khi bà mất nhân dân trong vùng tưởng nhớ và mến mộ tài đức đã suy tôn bà làm Thành Hoàng lập miếu thờ cúng vào ngày mồng 10 tháng 9 Âm lịch.
Đình Phú Mỹ còn là nơi tổ chức các lễ hội truyền thống mang nét độc đáo đó là lễ hội giao lưu hai thôn Phú Mỹ( xã Mỹ Đình và Kiều Mai( xã Phú Diễn). Ngày mồng 7 tháng giêng âm lịch , làng Kiều Mai rước thành hoàng xuống Phú Mỹ, còn ngày 20 tháng hai làng Phú Mỹ rước xuống Kiều Mai.
Ca dao có câu:
Hội làng Phú Mỹ, Kiều Mai
Tháng giêng em đến tháng hai chị về
Hội kết chạ(giao hiếu Phú Mỹ -Kiều Mai là nét đẹp văn hóa Thăng Long bên bờ sông Nhuệ.
Share on facebook 0 người thích - Thích
0 Bình luận