ĐÌNH NGÔ SÀI
1. Tên di tích: Đình Ngô Sài
2. Loại công trình: Công trình kiến trúc nghệ thuật cấp Quốc gia.
3. Loại di tích: Di tích Lịch sử - Văn hóa
4. Quyết định: Đã xếp hạng di tích lịch sử cấp Quốc gia theo quyết định số177/VH- QĐ ngày 05 tháng 3 năm 1990.

5. Địa chỉ di tích: Thôn Ngô Sài- Thị Trấn Quốc Oai- Huyện Quốc Oai- Thành phố Hà Nội.
6. Tóm lược thông tin về di tích
Đình Ngô Sài thuộc thôn Ngô Sài, xã Hoàng Ngô - Thị Trấn Quốc Oai - Huyện Quốc Oai - Thành phố Hà Nội. Trước đây, vào thời Lê Trung Hưng, thôn Ngô Sài có tên là Sài Trang, Ngô Tề Trang, tổng Hoàng Xá, huyện Yên Sơn, phủ Quốc Oai, trấn Sơn Tây.
Đình thờ hai vị thần Thành hoàng là Ả Lã Nàng Đề - vị công chúa, con gái vùa Hùng, nữ tướng của Hai Bà Trưng và Sứ quân Đỗ Cảnh Thạc – Danh tướng của Vương triều Ngô và là một trong Mười hai Sứ quân ở thế kỷ X.
Từ quận Hà Đông, đi theo Quốc lộ 21, đến km 19 là đến di tích đình Ngô Sài. Năm 1990, đình Ngô Sài đã được Bộ Văn hóa công nhận là “ Di tích Lịch sử - Văn hóa” cấp Quốc gia.
Từ ngoài đường nhìn vào ta thấy một cảnh quan hết sức nên thơ, giếng nước cổ (mà thực chất cũng là thủy đình). Giếng đình, trước vốn hình bán nguyệt, sau đó dân địa phương sửa đi sửa lại thành hình chữ nhật như hiện nay. Xung quanh giếng có tường xây hoa, cao khoảng 1m. Riêng ở phía cửa đình, có bức bình phong cao trên 2m, xây đắp bằng vôi vữa, chính giữa có đắp 2 con sư tử, hoa lá cách điệu chẩn vào chữ Thọ. Hai bên có cửa xây thềm bậc xuống tận đáy giếng / thủy đình, để nhân dân lên xuống lấy nước.
Ở giữa giếng có một hòn non bộ được xây gắn bằng những viên đá nhũ lấy từ hang Chùa Thầy và động Hoàng Xá, tạo núi nhỏ, núi to, hình thù kì dị.
Bước qua cửa đình, chúng ta bước qua một khoảng sân rộng, hai bên tả mạc hữu mạc, là đến những kiến trúc đình.
Đình được cấu trúc theo hình chữ tam gồm đại bái, tiền tế và cung đình.
Qua một sân gạch nhỏ là đến khu vực thờ tự chính của đình là cung đình. Cung đình có kiến trúc hình chữ Đinh, kiến trúc chồng diêm với hai tầng tám mái, các đầu đao uốn lượn thành rồng, thành những cánh hoa khóm lá. Bờ nóc là lưỡng long chầu mặt trời. Cung đình gồm trung cung và hậu cung.
Đình Ngô Sài còn lưu giữ được nhiều kiến trúc nghệ thuật cổ, quý, hiếm như các bức chạm rồng, đao mác, mây lửa, những cổ long đình, án thư, các tượng tròn chạm nghê bằng gỗ. Quy mô kiến trúc thời Nguyễn còn khá nguyên vẹn.
Đình thờ 2 vị thần Thành hoàng là: Ả Lã Nàng Đề Công chúa Đại vương và Cảnh công Đỗ Vãng Vị Đại vương (húy là Đỗ Thạc).
Ả Lã Nàng Đề là những người có công giúp dân địa phương khai phá đất đai, mở mang xóm làng, be bờ, đắp đập, trị thủy dòng nước, tìm thuốc giữ yên sức cho dân, nhằm cho đất Sài Trang thành một vùng dân cư ổn định, để rồi các đời sau cứ thế tiếp nối. Thần phả các nối. Thần phả các nơi khác cho biết, Ả Lã Nàng Đề là tướng quân tham gia khởi nghĩa Hai Bà Trưng và có công đánh giặc cứu nước. Bà được sắc phong mỹ tự: Quốc vương Thiên tử Ả Lã Nương Đề Dẫn vương Lưỡng vật Trị thủy Hải phụ Chính diễn, gia phong Dũng nghị Trung thần Thuần mỹ Long vương. Nhân dân làng Ngô Sài và quanh vùng thường gọi là Vua Bà.
Thần tích còn cho biết thêm: Vì Vua bà có công giúp vua Ngô dẹp loạn, nên về sau vua Ngô đã phong thần, ban tiền, mời Quốc sư đến xem phong thủy để lập miếu thờ phụng. Khi Quốc sư đến trang Ngô Tề, đã giao lại cho các vị phụ lão của trang 100 quan tiền để xây dựng miếu đường tại xứ Mả Gội trong trang để thờ cúng. Miếu tọa Càn hướng Tốn, kim quy tác án nơi đất ấy sẽ phù cho làng phát triển nhiều về nhân tài tử.
Ả Lã Nàng Đề được các triều đại phong kiến sắc phong nhiều lần, đến nay đình vẫn còn giữ được 9 sắc phong vào các niên hiệu Cảnh Hưng, Minh Mệnh, Thiệu Trị, Tự Đức, Đồng Khánh, Duy Tân, Khải Định.
Về Thành hoàng Đỗ Cảnh Thạc, theo bản phụng sao Thần tích – Thần sắc của Lý trưởng Nguyễn Văn Kính, làng Ngô Sài, tổng Hoàng Xá, phủ Quốc Oai, tỉnh Sơn Tây (trước đấy, là trang Ngô Tề, huyện Ninh Sơn, trấn Sơn Tây) năm 1938 cho biết:
Đương cảnh Thành hoàng Thạc đức Linh uy Anh vũ Đỗ Vãng Vị Đại vương. Vào thời Tấn (ở Trung Quốc), thời Nam Tấn vương nhà Ngô, có một gia đình người Quảng Đông, bố là Đỗ Gia Bình, mẹ là Hồ Thị Tinh, ngày 13 tháng 11 sinh được một người con trai, đặt tên là Đỗ Thạc. Khi Đỗ Thạc lớn lên thì làm Nha tướng cho Nam Tấn hoàng đế (tức Nam Tấn vương Ngô Xương Văn, con thứ của Tiền Ngô vương Quyền), được tặng cho hiệu là Cảnh công. Khi quần hùng khởi loạn, thì ông được phân làm Sứ quân một vùng Quốc Oai, Thạch Thất, Sơn Tây. Đến ngày 12 tháng 5, ông không bệnh gì mà mất. Sau khi mất, ông rất hiển linh, có tất thảy 21 trang, xã thờ phụng ông.
Khi ông làm Sứ quân vùng này, nhân dân được thái bình, chấn hưng kinh tế, mở mang làng xã, giáo hóa nhân dân. Do công lao đó, khi ông qua đời, nhân dân Ngô Sài đã lập miếu thờ phụng mãi mãi, gọi vị Thần hoàng với danh xưng nôm na là Vua Ông.
Share on facebook 0 người thích - Thích

Đã xếp hạng di tích lịch sử cấp Quốc gia theo quyết định số177/VH- QĐ...
ĐÌNH NGÔ SÀI


1. Tên di tích: Đình Ngô Sài
2. Loại công trình: Công trình kiến trúc nghệ thuật cấp Quốc gia.
3. Loại di tích: Di tích Lịch sử - Văn hóa
4. Quyết định: Đã xếp hạng di tích lịch sử cấp Quốc gia theo quyết định số177/VH- QĐ ngày 05 tháng 3 năm 1990.

5. Địa chỉ di tích: Thôn Ngô Sài- Thị Trấn Quốc Oai- Huyện Quốc Oai- Thành phố Hà Nội.
6. Tóm lược thông tin về di tích
Đình Ngô Sài thuộc thôn Ngô Sài, xã Hoàng Ngô - Thị Trấn Quốc Oai - Huyện Quốc Oai - Thành phố Hà Nội. Trước đây, vào thời Lê Trung Hưng, thôn Ngô Sài có tên là Sài Trang, Ngô Tề Trang, tổng Hoàng Xá, huyện Yên Sơn, phủ Quốc Oai, trấn Sơn Tây.
Đình thờ hai vị thần Thành hoàng là Ả Lã Nàng Đề - vị công chúa, con gái vùa Hùng, nữ tướng của Hai Bà Trưng và Sứ quân Đỗ Cảnh Thạc – Danh tướng của Vương triều Ngô và là một trong Mười hai Sứ quân ở thế kỷ X.

Từ quận Hà Đông, đi theo Quốc lộ 21, đến km 19 là đến di tích đình Ngô Sài. Năm 1990, đình Ngô Sài đã được Bộ Văn hóa công nhận là “ Di tích Lịch sử - Văn hóa” cấp Quốc gia.
Từ ngoài đường nhìn vào ta thấy một cảnh quan hết sức nên thơ, giếng nước cổ (mà thực chất cũng là thủy đình). Giếng đình, trước vốn hình bán nguyệt, sau đó dân địa phương sửa đi sửa lại thành hình chữ nhật như hiện nay. Xung quanh giếng có tường xây hoa, cao khoảng 1m. Riêng ở phía cửa đình, có bức bình phong cao trên 2m, xây đắp bằng vôi vữa, chính giữa có đắp 2 con sư tử, hoa lá cách điệu chẩn vào chữ Thọ. Hai bên có cửa xây thềm bậc xuống tận đáy giếng / thủy đình, để nhân dân lên xuống lấy nước.
Ở giữa giếng có một hòn non bộ được xây gắn bằng những viên đá nhũ lấy từ hang Chùa Thầy và động Hoàng Xá, tạo núi nhỏ, núi to, hình thù kì dị.
Bước qua cửa đình, chúng ta bước qua một khoảng sân rộng, hai bên tả mạc hữu mạc, là đến những kiến trúc đình.
Đình được cấu trúc theo hình chữ tam gồm đại bái, tiền tế và cung đình.
Qua một sân gạch nhỏ là đến khu vực thờ tự chính của đình là cung đình. Cung đình có kiến trúc hình chữ Đinh, kiến trúc chồng diêm với hai tầng tám mái, các đầu đao uốn lượn thành rồng, thành những cánh hoa khóm lá. Bờ nóc là lưỡng long chầu mặt trời. Cung đình gồm trung cung và hậu cung.
Đình Ngô Sài còn lưu giữ được nhiều kiến trúc nghệ thuật cổ, quý, hiếm như các bức chạm rồng, đao mác, mây lửa, những cổ long đình, án thư, các tượng tròn chạm nghê bằng gỗ. Quy mô kiến trúc thời Nguyễn còn khá nguyên vẹn.

Đình thờ 2 vị thần Thành hoàng là: Ả Lã Nàng Đề Công chúa Đại vương và Cảnh công Đỗ Vãng Vị Đại vương (húy là Đỗ Thạc).
Ả Lã Nàng Đề là những người có công giúp dân địa phương khai phá đất đai, mở mang xóm làng, be bờ, đắp đập, trị thủy dòng nước, tìm thuốc giữ yên sức cho dân, nhằm cho đất Sài Trang thành một vùng dân cư ổn định, để rồi các đời sau cứ thế tiếp nối. Thần phả các nối. Thần phả các nơi khác cho biết, Ả Lã Nàng Đề là tướng quân tham gia khởi nghĩa Hai Bà Trưng và có công đánh giặc cứu nước. Bà được sắc phong mỹ tự: Quốc vương Thiên tử Ả Lã Nương Đề Dẫn vương Lưỡng vật Trị thủy Hải phụ Chính diễn, gia phong Dũng nghị Trung thần Thuần mỹ Long vương. Nhân dân làng Ngô Sài và quanh vùng thường gọi là Vua Bà.
Thần tích còn cho biết thêm: Vì Vua bà có công giúp vua Ngô dẹp loạn, nên về sau vua Ngô đã phong thần, ban tiền, mời Quốc sư đến xem phong thủy để lập miếu thờ phụng. Khi Quốc sư đến trang Ngô Tề, đã giao lại cho các vị phụ lão của trang 100 quan tiền để xây dựng miếu đường tại xứ Mả Gội trong trang để thờ cúng. Miếu tọa Càn hướng Tốn, kim quy tác án nơi đất ấy sẽ phù cho làng phát triển nhiều về nhân tài tử.
Ả Lã Nàng Đề được các triều đại phong kiến sắc phong nhiều lần, đến nay đình vẫn còn giữ được 9 sắc phong vào các niên hiệu Cảnh Hưng, Minh Mệnh, Thiệu Trị, Tự Đức, Đồng Khánh, Duy Tân, Khải Định.
Về Thành hoàng Đỗ Cảnh Thạc, theo bản phụng sao Thần tích – Thần sắc của Lý trưởng Nguyễn Văn Kính, làng Ngô Sài, tổng Hoàng Xá, phủ Quốc Oai, tỉnh Sơn Tây (trước đấy, là trang Ngô Tề, huyện Ninh Sơn, trấn Sơn Tây) năm 1938 cho biết:
Đương cảnh Thành hoàng Thạc đức Linh uy Anh vũ Đỗ Vãng Vị Đại vương. Vào thời Tấn (ở Trung Quốc), thời Nam Tấn vương nhà Ngô, có một gia đình người Quảng Đông, bố là Đỗ Gia Bình, mẹ là Hồ Thị Tinh, ngày 13 tháng 11 sinh được một người con trai, đặt tên là Đỗ Thạc. Khi Đỗ Thạc lớn lên thì làm Nha tướng cho Nam Tấn hoàng đế (tức Nam Tấn vương Ngô Xương Văn, con thứ của Tiền Ngô vương Quyền), được tặng cho hiệu là Cảnh công. Khi quần hùng khởi loạn, thì ông được phân làm Sứ quân một vùng Quốc Oai, Thạch Thất, Sơn Tây. Đến ngày 12 tháng 5, ông không bệnh gì mà mất. Sau khi mất, ông rất hiển linh, có tất thảy 21 trang, xã thờ phụng ông.
Khi ông làm Sứ quân vùng này, nhân dân được thái bình, chấn hưng kinh tế, mở mang làng xã, giáo hóa nhân dân. Do công lao đó, khi ông qua đời, nhân dân Ngô Sài đã lập miếu thờ phụng mãi mãi, gọi vị Thần hoàng với danh xưng nôm na là Vua Ông.

Share on facebook 0 người thích - Thích
0 Bình luận