ĐÌNH DỤC TÚ
Tên di tích: Đình Dục Tú
Loại di tích: Lịch sử và kiến trúc nghệ thuật
Di tích được Bộ Văn hóa xếp hạng di tích lịch sử cấp quốc gia theo quyết định số 65-VH/QĐ ngày 16 tháng 01 năm 1995.
Địa điểm: Xã Dục Tú, huyện Đông Anh, Thành Phố Hà Nội
Thông tin về di tích
Đình Dục Tú thuộc thôn Dục Tú, xã Dục Tú, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội.
Theo sử liệu khảo cổ, làng Dục Tú hình thành trước công nguyên, nằm trên đất Hoàng Sà bên bờ sông Cổ Giang thuộc vùng đất kinh Bắc xưa. Dục Tú là nơi có truyền thống văn hoá lâu đời. Đình Dục Tú được xây dựng từ đầu thế kỷ XV. Trải qua hơn năm thế kỷ, Đình đã nhiều lần được trùng tu và nâng cấp với quy lớn nhưng vẫn giữ được giá trị nghệ thuật kiến trúc thuở xưa. Trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước, Đình Dục Tú còn là nơi sơ tán hàng hoá chiến lược của nhà nước ta. Ngày 26 tháng 12 năm 1972, Đình làng bị máy bay B52 oanh tạc …
Đình Dục Tú thờ Thành Hoàng làng là Sĩ Nhiếp - người giữ chức Thái Thú Giao Châu từ năm 187 đến 226. Khác với bản chất của Thái Thú đương thời, “Sĩ Vương là người ham học, khoan hậu, khiêm tốn, kính trọng kẻ chữ, được mọi người yêu quý, đã mưu trí sáng suốt tổ chức giữ gìn đất Việt chống lại thế mạnh của Tam Quốc …” (Trích “Đại việt sử kí toàn thư” tập 1 của Ngô Sĩ Liên). Ông là người đầu tiên truyên bá Hán học và Nho giáo vào Việt Nam, là người khơi nguồn thù tứ, mở đường lễ văn. Ông là người xây dựng văn hoá giáo dục ở Giao Châu có cương thường đạo lí, có thi thư văn hiến. Công đức của ông được ghi trong 18 đạo sắc phong. Nhân dân và các triều đại phong kiến Việt Nam suy tôn ông là “Sĩ Vương”, là “Nam Giao học tổ”.
Theo Thần phả đình làng, có lần đi kinh lược qua đất Dục Tú, Sĩ Vương đã dừng chân nghỉ ngơi bên sông Hoàng Giang và vịnh thơ ca ngợi cảnh đẹp Dục Tú:
Trải qua nhiều biến cố thăng trầm của lịc sử, Đình Dục Tú vẫn còn tồn tại và được hậu thế giữ gìn như những di sản văn hoá tinh hoa của dân tộc. Hàng năm, vào ngày 12 tháng 2 (âm lịch), dân làng lại tổ chức lễ hội với nghi thức tế, lễ để tưởng nhớ công lao của Thành Hoàng làng. Đồng thời còn có nhiều trò chơi dân gian và các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể thao.
Share on facebook 0 người thích - Thích

Di tích được Bộ Văn hóa xếp hạng di tích lịch sử cấp quốc gia theo...
ĐÌNH DỤC TÚ


Tên di tích: Đình Dục Tú
Loại di tích: Lịch sử và kiến trúc nghệ thuật
Di tích được Bộ Văn hóa xếp hạng di tích lịch sử cấp quốc gia theo quyết định số 65-VH/QĐ ngày 16 tháng 01 năm 1995.
Địa điểm: Xã Dục Tú, huyện Đông Anh, Thành Phố Hà Nội
Thông tin về di tích
Đình Dục Tú thuộc thôn Dục Tú, xã Dục Tú, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội.
Theo sử liệu khảo cổ, làng Dục Tú hình thành trước công nguyên, nằm trên đất Hoàng Sà bên bờ sông Cổ Giang thuộc vùng đất kinh Bắc xưa. Dục Tú là nơi có truyền thống văn hoá lâu đời. Đình Dục Tú được xây dựng từ đầu thế kỷ XV. Trải qua hơn năm thế kỷ, Đình đã nhiều lần được trùng tu và nâng cấp với quy lớn nhưng vẫn giữ được giá trị nghệ thuật kiến trúc thuở xưa. Trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước, Đình Dục Tú còn là nơi sơ tán hàng hoá chiến lược của nhà nước ta. Ngày 26 tháng 12 năm 1972, Đình làng bị máy bay B52 oanh tạc …
Đình Dục Tú thờ Thành Hoàng làng là Sĩ Nhiếp - người giữ chức Thái Thú Giao Châu từ năm 187 đến 226. Khác với bản chất của Thái Thú đương thời, “Sĩ Vương là người ham học, khoan hậu, khiêm tốn, kính trọng kẻ chữ, được mọi người yêu quý, đã mưu trí sáng suốt tổ chức giữ gìn đất Việt chống lại thế mạnh của Tam Quốc …” (Trích “Đại việt sử kí toàn thư” tập 1 của Ngô Sĩ Liên). Ông là người đầu tiên truyên bá Hán học và Nho giáo vào Việt Nam, là người khơi nguồn thù tứ, mở đường lễ văn. Ông là người xây dựng văn hoá giáo dục ở Giao Châu có cương thường đạo lí, có thi thư văn hiến. Công đức của ông được ghi trong 18 đạo sắc phong. Nhân dân và các triều đại phong kiến Việt Nam suy tôn ông là “Sĩ Vương”, là “Nam Giao học tổ”.
Theo Thần phả đình làng, có lần đi kinh lược qua đất Dục Tú, Sĩ Vương đã dừng chân nghỉ ngơi bên sông Hoàng Giang và vịnh thơ ca ngợi cảnh đẹp Dục Tú:
“Tú thuỷ quan ngư nhàn nhật nguyệt.
Thanh phong giai ổn tiều đường, ngu”
Sau khi ông tạ thế, dân làng đã lập đến thờ nơi ông dừng chân vịnh thơ năm xưa và suy tôn là Thành Hoàng làng Dục Tú.Thanh phong giai ổn tiều đường, ngu”
Trải qua nhiều biến cố thăng trầm của lịc sử, Đình Dục Tú vẫn còn tồn tại và được hậu thế giữ gìn như những di sản văn hoá tinh hoa của dân tộc. Hàng năm, vào ngày 12 tháng 2 (âm lịch), dân làng lại tổ chức lễ hội với nghi thức tế, lễ để tưởng nhớ công lao của Thành Hoàng làng. Đồng thời còn có nhiều trò chơi dân gian và các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể thao.
0 Bình luận