Số người đang online : 10 ĐÌNH ĐÔNG PHÙ - Danh thắng - danh nhân, văn hóa - ẩm thực Việt Nam

Content on this page requires a newer version of Adobe Flash Player.

Get Adobe Flash player

ĐÌNH ĐÔNG PHÙ
post image
ĐÌNH ĐÔNG PHÙ

Đã xếp hạng di tích lịch sử, văn hóa cấp quốc gia theo quyết định...

ĐÌNH ĐÔNG PHÙ


      

1. Tên di tích:  Đình Đông Phù
2. Loại công trình: Kiến trúc
3. Loại di tích: Lịch sử, kiến trúc
4. Quyết định: Đã xếp hạng di tích lịch sử, văn hóa cấp quốc gia theo quyết định số 34 – VH/QĐ ngày 09 tháng 01 năm 1990

 

5. Địa chỉ di tích: Thôn 2 - Xã Đông Mỹ - huyện Thanh Trì - Hà Nội
6. Tóm lược thông tin về di tích Đình Đông Phù

       Đông Mỹ là một xã nằm ở hữu ngạn sông Hồng thuộc huyện Thanh Trì, cửa ngõ phía Nam của thủ đô Hà Nội. Đây là mảnh đất ngàn năm văn vật, giàu truyền thống yêu nước cách mạng, anh hùng trong kháng chiến và anh hùng trong lao động trong thời kỳ đổi mới.
       Trên mảnh đất Đông Mỹ có nhiều cổ vật, di tích chứng minh, đây là miền đất cổ - Con đường Thiên Lý từ Thăng Long đi qua Đông Phù rồi xuống Hạ Thái ra Quán Gánh vào phía Nam. Dòng sông Hồng hiền hoà bên xóm làng tạo nên đồng ruộng xanh tốt phì nhiêu, đồng thời tạo nên đường thuỷ thuận lợi cho giao thông, buôn bán thương mại.
       Đình Đông Phù thuộc xã Đông Mỹ  là một di tích lịch sử văn hoá quốc gia, được nhà nước xếp hạng năm 1990. Theo tương truyền, đình thờ thành hoàng làng là danh tướng Nguyễn Siêu. Sử cũ có ghi, hồi đầu thế kỉ thứ X, sau khi Ngô Quyền mất, đất nước bị chia cắt làm 12 vùng miền, mỗi vùng do 1 tướng quân chiếm đóng. Nguyễm Siêu là một vị tướng của Ngô Quyền, ông thông minh, tài thao lược, yêu dân, yêu nước. Đất nước loạn lạc, thấy Tây Phù Liệt lúc bấy giờ  (trong đó có xã Đông Mỹ ngày nay) có địa thế đẹp, lại hiểm yếu, hơn nữa lại gần sát kinh thành Thăng Long nên Nguyễn Siêu đã đóng quân ở Tây Phù Liệt, trấn giữ một vùng trọng yếu  miền thành Đại La. Nguyễn Siêu cùng Nguyễn Khoan, Nguyễn Thủ Tiệp là 3 anh em, cát cứ 3 sứ quân nhưng thường xuyên phối hợp, liên hệ chặt chẽ với nhau, hợp sức mong muốn dẹp các sứ quân khác, đưa giang sơn về một mối. Nguyễn Siêu rất có tài thao lược, biết chiêu binh,  chỉ huy đào hào đắp luỹ, luyện tập quân sĩ để đem quân đi dẹp các sứ quân khác. Trong trận tử chiến trên dòng sông Hồng, ông đã vĩnh viễn ra đi. Xác ông trôi dạt về Bái Xuyên, Văn Giang và được mọi người chôn cất tại nơi đây.
       Để tưởng nhớ công lao, tài đức của Nguyễn Siêu, nhân dân Đông Phù đã suy tôn ông là thành hoàng làng, với danh hiệu cao quý: Thượng Đẳng thần Đại vương, lập đình thờ cúng và hàng năm tổ chức lễ hội vào ngày 9/1 âm lịch gọi là ngày “Sinh thần” và ngày 7/2 âm lịch là ngày “Nhập tịch” hay chính là ngày Nguyễn Siêu đặt chọn đất Đông Phù làm đại bản doanh.
       Đình Đông Phù là một công trình kiến trúc đặc sắc, qua nhiều lần trùng tu, lần gần đây nhất là năm 2008, Đình đã trở thành nơi sinh hoạt tín ngưỡng và văn hoá của nhân dân địa phương. Đình được xây dựng ở vùng đất trung tâm xã, không gian rộng, thoáng đãng. Đình gồm toà đại bái với ba gian hai trái, gian giữa nối với hậu cung. Bên trong là nghệ thuật chạm khắc gỗ với nhiều hoa văn rất tinh tế. Trước Đình còn lưu giữ những di tích cổ như rùa đội bia đá, nghiên bút, bàn cờ, … Đình Đông Phù hiện đang lưu giữ 22 sắc phong từ đời vua Lê Thần Tông đến đời vua Khải Định. Nơi đây còn là nơi ghi dấu ấn của cuộc kháng chiến chống  quân Minh của Lê Lợi và Nguyễn Trãi; ghi dấu trận đại phá quân Thanh của vua Quang Trung.   Trong cuộc kháng chiến chống quân Minh Bình định vương Lê Lợi trước khi vào giải phóng Đông Quan (Hà Nội ngày nay) đã họp tướng sĩ tại Đình Đông Phù, rồi từ đây phát lệnh chặn đánh viện binh ở Xương Giang và tiến quân vào Bồ Đề (Gia Lâm). Gò Hoả Hiệu ngày nay, xưa là trạm canh gác của nghĩa quân Lam Sơn. Mồ Mả Vua là nơi Bình Định vương Lê Lợi đứng truyền hịch tướng sĩ trước khi ra trận. Còn trong trận Đại phá 29 vạn quân Thanh, quân Tây Sơn đã tiến quân trên đường Thiên Lý  qua miền Đông Phù ra thành Thăng Long. Một tháp canh bảo vệ Ngọc Hồi của quân Thanh trên cánh đồng Ma Vang (Đông Mỹ) đã bị đại quân Tây Sơn san phẳng mà quân xâm lược ở Ngọc Hồi không hề hay biết. Trong cuộc kháng chiến chống Pháp, Đình Đông Phù cũng chính là nơi quần chúng cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng tập trung khởi nghĩa để giành chính quyền huyện Thanh Trì (18/8/1945).
       Đình Đông Phù xứng đáng là một địa tích lịch sử văn hoá cấp quốc gia, cần được giữ gìn và tôn tạo để giáo dục truyền thống cho con cháu ngàn đời sau.


 

0 Bình luận

Gửi bình luận:

Click here to cancel reply
Họ và tên
Tên đăng nhập
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Thư điện tử
Tỉnh thành