ĐÌNH BÀ TÍA
1. Tên di tích: Đình Bà Tía
2. Loại công trình: Đình chùa
3. Loại di tích: Di tích Lịch sử
4. Quyết định: Đã xếp hạng di tích lịch sử, văn hóa cấp quốc gia theo quyết định số 92/VHQĐ ngày 10 tháng 7 năm 1980.
5. Địa chỉ di tích: Thôn Vĩnh Ninh - xã Vĩnh Quỳnh - Thanh Trì - Hà Nội.
6. Tóm lược thông tin về di tích
Làng Vĩnh Ninh, xa xưa tên gọi là Trang Vĩnh Hưng, thuộc Tổng Vĩnh Đặng, huyện Thanh Đàm, phủ Thường Tín. Đến thời nhà Nguyễn lại đổi tên là Vĩnh Ninh và được chính thức ghi trong cuốn “ Thần phả”, sắc phong tại đình làng.
Vĩnh Ninh có nghĩa là sự “ bình yên trường tồn”, là sự hưng thịnh mãi mãi của dân làng.
Đình Vĩnh Ninh lúc đầu là một ngôi đền nhỏ được xây dựng từ thời xa xưa, tại khu đất Cống nền đình. Về sau, dân làng lại chuyển đình về địa điểm cuối Ngõ Đình. Đến thời Gia Long ( 1802 - 1819 ) vào năm Nhâm Thân ( năm 1812), nhân dân Vĩnh Ninh lại chuyển đình về địa điểm hiện nay và được xây dựng mới theo kiểu nhà sàn như đình làng đình Bản toạ lạc trên một khu đất cao, rộng, thoáng theo hướng Đông. Trước đình là một không gian thoáng có hồ nước rộng đủ điều kiện hội thuỷ, tạo điều lành cho nhân dân. Đến năm ất Sửu ( năm 1925) đình Vĩnh Ninh lại được dân làng tôn tạo lớn, khang trang và to đẹp như ngày nay. Trong đình hiện còn lưu giữ một cuốn “Thần phả” và 23 đạo sắc phong. Sắc phong sớm nhất là vào đời Cảnh Thịnh năm thứ hai ( năm 1788) và sắc phong muộn nhất là vào đời Khải Định năm thứ chín ( năm 1925 ).

Các Đức Thành Hoàng Vĩnh Ninh là Tam vị Đại Vương. Bạch Xà Nguyên Suý, Thổ Địa Tướng quân và đô đốc Trương Tử Nương. Hai vị Đức Thánh ông đồng sinh ngày 13-5 ( âm lịch ), đồng hoá ngày 12-9 ( âm lịch ) tại thôn Vĩnh Hưng. Hai vị Thánh ông là hai vị tướng của thời vua Hùng thứ mười tám đã có công lớn diệt giặc Ân, giặc Ma Lôi, Xích Tị ( Mũi Đỏ ), bảo vệ sự yên bình cho tổ quốc. Đô đốc Trương Tử Nương ( tức là Bà Tía ) - Nữ tướng của Hai Bà Trưng sinh ngày 12-1 năm ất Dậu ( năm 25 của thế kỉ I ) tại quê hương thôn Vĩnh Hưng (Vĩnh Ninh) và đã hi sinh ngày 13-1 năm Quí Mão ( năm 43 - thế kỉ I ) trong một trận dũng chiến tại cửa biển Thần Phù, cách Ninh Bình. Đô đốc Trương Tử Nương đã có công lớn: Phò Bà Trưng đánh tan giặc Hán. Để tỏ lòng biết ơn và ca ngợi công đức của Tam vị Đại Vương, nhân dân Vĩnh Ninh đã thờ các ngài tại đình làng và có câu đối:
Nhân dân Vĩnh Ninh tổ chức lễ hội truyền thống từ ngày mồng 8 đến ngày 12 tháng 2 âm lịch.

Từ xưa tới nay, những ngày vào đám, khắp làng Vĩnh Ninh đâu cũng rộn tiếng nói cười. Những người con của làng, đi làm ăn nơi xa, khi làng mở hội cũng tụ về và theo gương Bà Tía họ trả nghĩa cho quê hương bằng những thành tích lao động. Các cô gái ở Vĩnh Ninh dù lấy chồng làng hay lấy chồng thiên hạ đều đến đình dâng hương và về thăm người đã sinh thành dưỡng dục mình. Thế là từ đường to, ngõ nhỏ, cha nào con đấy, vợ nào chồng ấy tíu tít đội lễ về biếu bố mẹ. Có thể lễ vật không lớn nhưng đáng quý là ở lòng thành kính. Và vì thế, trong đời sống hằng ngày họ luôn sống hiếu thảo, gìn giữ cho gia đình đầm ấm, hòa thuận. Đây cũng là nét đẹp văn hóa truyền thống của người Vĩnh Ninh.

Share on facebook 0 người thích - Thích

Đã xếp hạng di tích lịch sử, văn hóa cấp quốc gia theo quyết...
ĐÌNH BÀ TÍA


1. Tên di tích: Đình Bà Tía
2. Loại công trình: Đình chùa
3. Loại di tích: Di tích Lịch sử
4. Quyết định: Đã xếp hạng di tích lịch sử, văn hóa cấp quốc gia theo quyết định số 92/VHQĐ ngày 10 tháng 7 năm 1980.

5. Địa chỉ di tích: Thôn Vĩnh Ninh - xã Vĩnh Quỳnh - Thanh Trì - Hà Nội.
6. Tóm lược thông tin về di tích
Làng Vĩnh Ninh, xa xưa tên gọi là Trang Vĩnh Hưng, thuộc Tổng Vĩnh Đặng, huyện Thanh Đàm, phủ Thường Tín. Đến thời nhà Nguyễn lại đổi tên là Vĩnh Ninh và được chính thức ghi trong cuốn “ Thần phả”, sắc phong tại đình làng.
Vĩnh Ninh có nghĩa là sự “ bình yên trường tồn”, là sự hưng thịnh mãi mãi của dân làng.

Đình Vĩnh Ninh lúc đầu là một ngôi đền nhỏ được xây dựng từ thời xa xưa, tại khu đất Cống nền đình. Về sau, dân làng lại chuyển đình về địa điểm cuối Ngõ Đình. Đến thời Gia Long ( 1802 - 1819 ) vào năm Nhâm Thân ( năm 1812), nhân dân Vĩnh Ninh lại chuyển đình về địa điểm hiện nay và được xây dựng mới theo kiểu nhà sàn như đình làng đình Bản toạ lạc trên một khu đất cao, rộng, thoáng theo hướng Đông. Trước đình là một không gian thoáng có hồ nước rộng đủ điều kiện hội thuỷ, tạo điều lành cho nhân dân. Đến năm ất Sửu ( năm 1925) đình Vĩnh Ninh lại được dân làng tôn tạo lớn, khang trang và to đẹp như ngày nay. Trong đình hiện còn lưu giữ một cuốn “Thần phả” và 23 đạo sắc phong. Sắc phong sớm nhất là vào đời Cảnh Thịnh năm thứ hai ( năm 1788) và sắc phong muộn nhất là vào đời Khải Định năm thứ chín ( năm 1925 ).

Các Đức Thành Hoàng Vĩnh Ninh là Tam vị Đại Vương. Bạch Xà Nguyên Suý, Thổ Địa Tướng quân và đô đốc Trương Tử Nương. Hai vị Đức Thánh ông đồng sinh ngày 13-5 ( âm lịch ), đồng hoá ngày 12-9 ( âm lịch ) tại thôn Vĩnh Hưng. Hai vị Thánh ông là hai vị tướng của thời vua Hùng thứ mười tám đã có công lớn diệt giặc Ân, giặc Ma Lôi, Xích Tị ( Mũi Đỏ ), bảo vệ sự yên bình cho tổ quốc. Đô đốc Trương Tử Nương ( tức là Bà Tía ) - Nữ tướng của Hai Bà Trưng sinh ngày 12-1 năm ất Dậu ( năm 25 của thế kỉ I ) tại quê hương thôn Vĩnh Hưng (Vĩnh Ninh) và đã hi sinh ngày 13-1 năm Quí Mão ( năm 43 - thế kỉ I ) trong một trận dũng chiến tại cửa biển Thần Phù, cách Ninh Bình. Đô đốc Trương Tử Nương đã có công lớn: Phò Bà Trưng đánh tan giặc Hán. Để tỏ lòng biết ơn và ca ngợi công đức của Tam vị Đại Vương, nhân dân Vĩnh Ninh đã thờ các ngài tại đình làng và có câu đối:
Sinh ứng xương kì hiệp tán Hùng gia song Hiển Thánh
Triệu bằng tiền mộng dực Phù Trưng Thế nhất anh thư
Tạm dịch:
Hai Đức Hiển Thánh sinh ra đúng thời để giúp Nhà Hùng
Một nữ tướng hùng mộng trước ứng trực ra phò Triều Trưng.
Triệu bằng tiền mộng dực Phù Trưng Thế nhất anh thư
Tạm dịch:
Hai Đức Hiển Thánh sinh ra đúng thời để giúp Nhà Hùng
Một nữ tướng hùng mộng trước ứng trực ra phò Triều Trưng.
Nhân dân Vĩnh Ninh tổ chức lễ hội truyền thống từ ngày mồng 8 đến ngày 12 tháng 2 âm lịch.

Từ xưa tới nay, những ngày vào đám, khắp làng Vĩnh Ninh đâu cũng rộn tiếng nói cười. Những người con của làng, đi làm ăn nơi xa, khi làng mở hội cũng tụ về và theo gương Bà Tía họ trả nghĩa cho quê hương bằng những thành tích lao động. Các cô gái ở Vĩnh Ninh dù lấy chồng làng hay lấy chồng thiên hạ đều đến đình dâng hương và về thăm người đã sinh thành dưỡng dục mình. Thế là từ đường to, ngõ nhỏ, cha nào con đấy, vợ nào chồng ấy tíu tít đội lễ về biếu bố mẹ. Có thể lễ vật không lớn nhưng đáng quý là ở lòng thành kính. Và vì thế, trong đời sống hằng ngày họ luôn sống hiếu thảo, gìn giữ cho gia đình đầm ấm, hòa thuận. Đây cũng là nét đẹp văn hóa truyền thống của người Vĩnh Ninh.

Share on facebook 0 người thích - Thích
0 Bình luận