CHÙA YÊN PHÚ
1. Tên di tích: Chùa Yên Phú
2. Loại công trình: Chùa
3. Loại di tích: Di tích Lịch sử cấp quốc gia
4. Quyết định: Đã xếp hạng di tích lịch sử cấp quốc gia theo quyết định số 191/VHQD ngày 22 tháng 03 năm 1988 của Bộ trưởng Bộ VHTT và Thể thao
5. Địa chỉ di tích: Thôn Yên Phú – xã Liên Ninh – huyện Thanh Trì – TP Hà Nội
6. Tóm lược thông tin về di tích
Nằm ở phía Nam Thăng Long – Hà Nội, cách Hồ Gươm mười tám cây số, ngôi chùa cổ Yên Phú xưa là Thanh Vân Cổ Tự, sau đổi thành Khánh Hưng Tự, toạ lạc tại xã Liên Ninh Thanh trì – Hà Nội, do ni cô Phương Dung trụ trì từ những năm 40. Tồn tại khoảng trên hai nghìn năm nay, ngôi chùa Yên Phú hiện hữu sự kết hợp hài hoà giữa Phật giáo và tín ngưỡng thờ Mẫu, thờ Nữ thần và tín ngưỡng thờ Thuỷ thần giữa một vùng lúa bát ngát, hồ ao, sông nước, đất cổ Thăng Long, qua những thần phả và huyền thoại, nghi lễ thờ cúng, hội làng, đẹp như thơ.....
Thần phả chùa Yên Phú kể rằng cuối thời Hùng Vương thứ XVIII, làng Lưu Hàm, huyện Thương Huyền, phủ Nghĩa Hưng, đạo Sơn Nam có vợ chồng bà Huệ sinh cô gái Phương Dung, đẹp xinh, da trắng, tóc dài, mắt nhung huyền, dáng thanh tao, yêu kiều. Tuổi trăng tròn, nàng nguyện không lấy chồng, một lòng theo Phật.Một hôm nàng đến châu Thường Tín – Thăng Long thời cổ, qua đầu làng thấy ngôi chùa Yên Phú cảnh đẹp phong quang, trăng gió mơ màng, duyên lành bay toả, nàng ở lại chùa hương khói phụng thờ, sớm tối tụng kinh niệm Phật và đặt tên chùa là Thanh Vân Cổ Tự.
Nhờ nàng đức dày nên trời đã soi tỏ. Không lâu sau, Thiên đình giáng hai vị Thuỷ thần xuống đầu thai làm con của nàng. Sư Phương Dung nuôi hai người ăn học, giỏi văn chương, tinh thông võ lược.Trời làm hạn hán, hai người truyền dân làng lập đền cầu Âm – Dương, Trời – Đất. Ngay sau đó mưa to, mùa vàng ấm no.
Sau cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng, đánh tan quân Nam Hán. Người ta thấy sư Bà Phương Dung mình mặc áo gấm, ngồi trên kiệu hoa, cưỡi mây bay lên. Hai người con lao xuống sông biến mất. Ngay sau đó, ba mẹ con sư Bà được dân tôn Thành hoàng làng, thờ phụng trong chùa Yên Phú đến ngày nay. Hình tượng trinh nữ, ni cô Phương Dung hiền dịu, trắng trong đã hoá Thiên thần, sáng soi những tướng lĩnh anh hùng đất Việt “ sinh vi tướng, tử vi thần”, nâng ngôi chùa Yên Phú bay lên cùng năm tháng.
Trải qua hơn hai nghìn năm, chùa Yên Phú là kho báu tâm linh, ẩn chứa những giá trị văn hoá dân gian Việt, hội nhập cùng Phật giáo.
Chùa vừa thờ Phật vừa thờ Thành hoàng làng, sư Tổ chùa Yên Phú đồng thời là Thành hoàng làng, là Thánh Mẫu, nên hội chùa cũng là hội làng Yên Phú.
Lễ hội làng Yên Phú diễn ra từ ngày 5 đến ngày 7 tháng 11 hàng năm.Hội làng Yên Phú về cơ bản là lễ hội đặc trưng của làng Việt vùng đồng Bắc Bộ. Điều đặc biệt hơn cả là nó liên quan đến ngôi chùa cổ Yên Phú. Bởi vị Thành hoàng làng là trinh nữ, nữ tướng, Thánh nữ, người mẹ, Nữ thần.... là cội nguồn sáng tạo một không gian văn hoá độc nhất vô nhị của chùa Yên Phú.
Hơn hai nghìn năm qua, Thanh Vân Cổ Tự hay còn gọi là Khánh Hưng Tự, nhân dân quen gọi là chùa Yên Phú, theo di chỉ để lại là một trong những ngôi chùa được xây dựng sớm nhất nước ta. Chùa Yên Phú trường tồn cùng nắng mưa, bão táp, những cuộc chiến tranh, những chiều đại thay màu đổi sắc và lòng dân Việt yêu Phật, yêu người.
Thời Trung đại, vua Quang Trung đã chọn chùa Yên Phú làm nơi tập kết quân, tạo nên chiến thắng Ngọc Hồi – Đống Đa, giải phóng kinh thành Thăng Long.
Đầu thế kỉ XX, những năm 1946 – 1954, chùa Yên Phú thành nơi hoạt động của chi bộ Đảng xã, là nơi nuôi dấu các chiến sĩ cách mạng hoạt động bí mật. Thời kì chống Mỹ, chùa Yên Phú đóng vai trò hậu cần tiếp tế cho bộ đội bảo vệ Thủ đô.
Hiện tại, chùa Yên Phú là kho báu tâm linh, thờ phật, thờ thần, thờ ni cô Phương Dung được tôn là Thánh Mẫu, đậm chất văn hoá tâm hồn Việt. Chùa đã được Nhà nước công nhận là di tích lịch sử cần bảo tồn và phát triển. Tuy nhiên, chùa bị hư hỏng do thời gian và quy mô nhỏ không đủ cho nhu cầu chiêm bái và thực hành Phật pháp của nhân dân.
Trước nguyện vọng chính đáng của nhân dân, Thượng toạ Thích Thọ Lạc – trụ trì chùa Yên Phú đã không ngại khó khăn, trở lực, phát tâm cùng Phật tử mười phương công đức sức lực, trí tuệ, tiền của và vật liệu, nhất tâm xây lại ngôi chùa Yên Phú cổ kính thiêng liêng trên hai nghìn năm.
Hiện nay, ngôi chùa cổ Yên Phú đã được xây lại đàng hoàng, cao rộng, thoáng mát, không những là nơi cho nhân dân và Phật tử xa gần tới lễ bái và du lịch văn hoá tâm linh xung quanh một vùng di chỉ về ni cô Phương Dung, mà còn là môi trường du học thuận lợi cho các tăng ni và Phật tử, giác ngộ được triết lí sồng của Đạo Phật, sống được với nó để đạt tới niềm vui vẻ trong suốt cuộc đời.
Ngôi chùa cổ làng Yên Phú giờ đây vang lên tiếng hát, cung đàn muôn điệu của làng quê Việt: hát chèo vui tươi, quan họ ngọt ngào trong trẻo, ca trù cao sang Thăng Long, điệu hát văn, lẩy Kiệu, vang cùng câu kinh, tiếng chuông, tiếng mõ rộn vang, mời gọi những người con dân Việt tu về.
Share on facebook 0 người thích - Thích

Đã xếp hạng di tích lịch sử cấp quốc gia theo quyết định số 191/VHQD...
CHÙA YÊN PHÚ


1. Tên di tích: Chùa Yên Phú
2. Loại công trình: Chùa
3. Loại di tích: Di tích Lịch sử cấp quốc gia
4. Quyết định: Đã xếp hạng di tích lịch sử cấp quốc gia theo quyết định số 191/VHQD ngày 22 tháng 03 năm 1988 của Bộ trưởng Bộ VHTT và Thể thao

5. Địa chỉ di tích: Thôn Yên Phú – xã Liên Ninh – huyện Thanh Trì – TP Hà Nội
6. Tóm lược thông tin về di tích
Nằm ở phía Nam Thăng Long – Hà Nội, cách Hồ Gươm mười tám cây số, ngôi chùa cổ Yên Phú xưa là Thanh Vân Cổ Tự, sau đổi thành Khánh Hưng Tự, toạ lạc tại xã Liên Ninh Thanh trì – Hà Nội, do ni cô Phương Dung trụ trì từ những năm 40. Tồn tại khoảng trên hai nghìn năm nay, ngôi chùa Yên Phú hiện hữu sự kết hợp hài hoà giữa Phật giáo và tín ngưỡng thờ Mẫu, thờ Nữ thần và tín ngưỡng thờ Thuỷ thần giữa một vùng lúa bát ngát, hồ ao, sông nước, đất cổ Thăng Long, qua những thần phả và huyền thoại, nghi lễ thờ cúng, hội làng, đẹp như thơ.....
Thần phả chùa Yên Phú kể rằng cuối thời Hùng Vương thứ XVIII, làng Lưu Hàm, huyện Thương Huyền, phủ Nghĩa Hưng, đạo Sơn Nam có vợ chồng bà Huệ sinh cô gái Phương Dung, đẹp xinh, da trắng, tóc dài, mắt nhung huyền, dáng thanh tao, yêu kiều. Tuổi trăng tròn, nàng nguyện không lấy chồng, một lòng theo Phật.Một hôm nàng đến châu Thường Tín – Thăng Long thời cổ, qua đầu làng thấy ngôi chùa Yên Phú cảnh đẹp phong quang, trăng gió mơ màng, duyên lành bay toả, nàng ở lại chùa hương khói phụng thờ, sớm tối tụng kinh niệm Phật và đặt tên chùa là Thanh Vân Cổ Tự.
Nhờ nàng đức dày nên trời đã soi tỏ. Không lâu sau, Thiên đình giáng hai vị Thuỷ thần xuống đầu thai làm con của nàng. Sư Phương Dung nuôi hai người ăn học, giỏi văn chương, tinh thông võ lược.Trời làm hạn hán, hai người truyền dân làng lập đền cầu Âm – Dương, Trời – Đất. Ngay sau đó mưa to, mùa vàng ấm no.
Sau cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng, đánh tan quân Nam Hán. Người ta thấy sư Bà Phương Dung mình mặc áo gấm, ngồi trên kiệu hoa, cưỡi mây bay lên. Hai người con lao xuống sông biến mất. Ngay sau đó, ba mẹ con sư Bà được dân tôn Thành hoàng làng, thờ phụng trong chùa Yên Phú đến ngày nay. Hình tượng trinh nữ, ni cô Phương Dung hiền dịu, trắng trong đã hoá Thiên thần, sáng soi những tướng lĩnh anh hùng đất Việt “ sinh vi tướng, tử vi thần”, nâng ngôi chùa Yên Phú bay lên cùng năm tháng.
Trải qua hơn hai nghìn năm, chùa Yên Phú là kho báu tâm linh, ẩn chứa những giá trị văn hoá dân gian Việt, hội nhập cùng Phật giáo.
Chùa vừa thờ Phật vừa thờ Thành hoàng làng, sư Tổ chùa Yên Phú đồng thời là Thành hoàng làng, là Thánh Mẫu, nên hội chùa cũng là hội làng Yên Phú.
Lễ hội làng Yên Phú diễn ra từ ngày 5 đến ngày 7 tháng 11 hàng năm.Hội làng Yên Phú về cơ bản là lễ hội đặc trưng của làng Việt vùng đồng Bắc Bộ. Điều đặc biệt hơn cả là nó liên quan đến ngôi chùa cổ Yên Phú. Bởi vị Thành hoàng làng là trinh nữ, nữ tướng, Thánh nữ, người mẹ, Nữ thần.... là cội nguồn sáng tạo một không gian văn hoá độc nhất vô nhị của chùa Yên Phú.
Hơn hai nghìn năm qua, Thanh Vân Cổ Tự hay còn gọi là Khánh Hưng Tự, nhân dân quen gọi là chùa Yên Phú, theo di chỉ để lại là một trong những ngôi chùa được xây dựng sớm nhất nước ta. Chùa Yên Phú trường tồn cùng nắng mưa, bão táp, những cuộc chiến tranh, những chiều đại thay màu đổi sắc và lòng dân Việt yêu Phật, yêu người.
Thời Trung đại, vua Quang Trung đã chọn chùa Yên Phú làm nơi tập kết quân, tạo nên chiến thắng Ngọc Hồi – Đống Đa, giải phóng kinh thành Thăng Long.
Đầu thế kỉ XX, những năm 1946 – 1954, chùa Yên Phú thành nơi hoạt động của chi bộ Đảng xã, là nơi nuôi dấu các chiến sĩ cách mạng hoạt động bí mật. Thời kì chống Mỹ, chùa Yên Phú đóng vai trò hậu cần tiếp tế cho bộ đội bảo vệ Thủ đô.
Hiện tại, chùa Yên Phú là kho báu tâm linh, thờ phật, thờ thần, thờ ni cô Phương Dung được tôn là Thánh Mẫu, đậm chất văn hoá tâm hồn Việt. Chùa đã được Nhà nước công nhận là di tích lịch sử cần bảo tồn và phát triển. Tuy nhiên, chùa bị hư hỏng do thời gian và quy mô nhỏ không đủ cho nhu cầu chiêm bái và thực hành Phật pháp của nhân dân.
Trước nguyện vọng chính đáng của nhân dân, Thượng toạ Thích Thọ Lạc – trụ trì chùa Yên Phú đã không ngại khó khăn, trở lực, phát tâm cùng Phật tử mười phương công đức sức lực, trí tuệ, tiền của và vật liệu, nhất tâm xây lại ngôi chùa Yên Phú cổ kính thiêng liêng trên hai nghìn năm.
Hiện nay, ngôi chùa cổ Yên Phú đã được xây lại đàng hoàng, cao rộng, thoáng mát, không những là nơi cho nhân dân và Phật tử xa gần tới lễ bái và du lịch văn hoá tâm linh xung quanh một vùng di chỉ về ni cô Phương Dung, mà còn là môi trường du học thuận lợi cho các tăng ni và Phật tử, giác ngộ được triết lí sồng của Đạo Phật, sống được với nó để đạt tới niềm vui vẻ trong suốt cuộc đời.
Ngôi chùa cổ làng Yên Phú giờ đây vang lên tiếng hát, cung đàn muôn điệu của làng quê Việt: hát chèo vui tươi, quan họ ngọt ngào trong trẻo, ca trù cao sang Thăng Long, điệu hát văn, lẩy Kiệu, vang cùng câu kinh, tiếng chuông, tiếng mõ rộn vang, mời gọi những người con dân Việt tu về.
Share on facebook 0 người thích - Thích
0 Bình luận