CHÙA GIÁC LÂM
Tên di tích: Chùa Giác lâm.
Loại công trình: Chùa.
Loại di tích: Di tích kiến trúc nghệ thuật.
Quyết định: Số 1288-VH/QĐ ngày 16/11/1988.
Địa điểm: Số 118 đường Lạc Long Quân, Phường 10, Quận Tân Bình.
Thông tin về di tích: Chùa Giác Lâm (chữ Hán: Giác Lâm tự) là một trong những ngôi chùa cổ nhất của Thành phố Hồ Chí Minh. Chùa được cư sĩ Lý Thụy Long, người Minh Hương, xây dựng vào mùa xuân năm Giáp Tý 1744 đời chúa Thế Tông (Nguyễn Phúc Khoát) năm thứ bảy. Vị cư sĩ có tên riêng là Cẩm, chuyên nghề đan đệm bán nên người địa phương gọi là ông Cẩm Đệm. Năm 1772 hòa thượng Viên Quang tới trụ trì, từ đó mới đổi tên chùa là Giác Lâm. Chùa còn mang nhiều tên khác như Cẩm Sơn, Sơn Can hay Cẩm Đệm.
Từ năm 1744 đến 1772, chùa mang chức năng của một niệm Phật đường, là nơi vãn cảnh, lễ bái của khách thập phương, chưa có tăng sĩ trụ trì. Đến năm 1774, Thiền sư Viên Quang về trụ trì, chùa trở thành một trung tâm đào tạo về kinh điển, giới luật đầu tiên cho chư tăng ở Gia Định và cả Nam bộ. Đến năm 1873, dưới sự trụ trì của Thiền sư Hoàng Ân Minh Khiêm, chùa còn là nơi in ấn, sao chép kinh sách, khắc bản gỗ kinh, luật và diễn Nôm một số sách Phật giáo.
Kiến trúc: Chùa Giác Lâm được coi là tiêu biểu cho lối kiến trúc của các chùa Nam Bộ, với mặt bằng tổng thể theo kiểu chữ Tam (Ξ); chính điện chia làm 5 gian, kết cấu sườn mái kiểu tứ tượng (tứ trụ) và tỏa ra thành 8 phần mái dạng bát quái, mỗi đầu kèo mái đều tạc dạng đầu rồng và mái lợp ngói âm dương. Trong chính điện có nhiều bao lam, hoành phi, liễn đối sơn son thiếp vàng, chạm trổ công phu với nhiều đề tài, thể loại khác nhau.
Giá trị của di tích: Theo các nhà nghiên cứu, các họa tiết, trang trí trong chùa là sự dung hợp các yếu tố mang tính chất địa phương. Nhiều hoa văn, mô típ trang trí trong chùa là những loại cây trái bốn mùa của vùng đất Nam bộ, các đĩa sành sứ được sản xuất từ lò gốm nổi tiếng của vùng Bình Dương, Lái Thiêu…
Toàn chùa có 38 tháp. Các tháp này được xây dựng đầu thế kỷ XIX, tồn tại đến nay đã gần 200 năm, với kỹ thuật xây dựng tinh vi trong việc dùng chất kết dính bằng hỗn hợp vôi, đường, ô dước…Phong cách nghệ thuật trên các tháp mang yếu tố dung hợp các luồng văn hóa giữa các cộng đồng tộc người đang sống cộng cư ở Nam bộ như Khmer, Việt, Chăm…và phần nào yếu tố phương Tây (Pháp), phương Đông (Trung Quốc, Ấn Độ)…
Chùa Giác Lâm là nơi chứa đựng nhiều tư liệu quý báu về lịch sử, văn hóa, nghệ thuật kiến trúc và nghệ thuật điêu khắc tôn giáo. Chùa hiện lưu giữ 118 pho tượng, trong đó có 113 pho tượng cổ. Riêng bộ tượng Thập Bát La Hán là minh chứng rõ nét nhất cho quá trình phát triển của Phật giáo ở Nam bộ, từ ảnh hưởng nặng nề của phái Lâm Tế ở Trung Quốc, dần xác lập được một dòng phái mới mang đặc điểm dân tộc và hoàn toàn của người Việt.
Đặc điểm trong phong cách kiến trúc, điêu khắc trên các pho tượng cũng cho thấy rõ mối quan hệ, giao lưu văn hóa với các nước, nhất là khu vực Đông Nam Á của người dân Nam bộ. Với Trung Quốc, ảnh hưởng mối quan hệ này là các nét điêu khắc mang chủ đề rồng, mây; với Champa qua hình tượng con mắt thứ ba trên trán; với Ấn Độ qua các biểu tượng hoa sen, lá đề, các tướng tốt của Phật (tóc xoắn, nhân trung dài, cổ cao ba ngấn…). Có thể nói, các bộ tượng của chùa đã góp thêm một minh chứng khoa học của việc kế thừa, phát huy, sáng tạo phong cách mới trong nghệ thuật tạc tượng ở Nam bộ vào thế kỷ XVIII và XIX.
Share on facebook 0 người thích - Thích

Số 1288-VH/QĐ ngày 16/11/1988.
CHÙA GIÁC LÂM
(Thành phố Hồ Chí Minh)
(Thành phố Hồ Chí Minh)

Tên di tích: Chùa Giác lâm.
Loại công trình: Chùa.
Loại di tích: Di tích kiến trúc nghệ thuật.
Quyết định: Số 1288-VH/QĐ ngày 16/11/1988.
Địa điểm: Số 118 đường Lạc Long Quân, Phường 10, Quận Tân Bình.
Thông tin về di tích: Chùa Giác Lâm (chữ Hán: Giác Lâm tự) là một trong những ngôi chùa cổ nhất của Thành phố Hồ Chí Minh. Chùa được cư sĩ Lý Thụy Long, người Minh Hương, xây dựng vào mùa xuân năm Giáp Tý 1744 đời chúa Thế Tông (Nguyễn Phúc Khoát) năm thứ bảy. Vị cư sĩ có tên riêng là Cẩm, chuyên nghề đan đệm bán nên người địa phương gọi là ông Cẩm Đệm. Năm 1772 hòa thượng Viên Quang tới trụ trì, từ đó mới đổi tên chùa là Giác Lâm. Chùa còn mang nhiều tên khác như Cẩm Sơn, Sơn Can hay Cẩm Đệm.
Từ năm 1744 đến 1772, chùa mang chức năng của một niệm Phật đường, là nơi vãn cảnh, lễ bái của khách thập phương, chưa có tăng sĩ trụ trì. Đến năm 1774, Thiền sư Viên Quang về trụ trì, chùa trở thành một trung tâm đào tạo về kinh điển, giới luật đầu tiên cho chư tăng ở Gia Định và cả Nam bộ. Đến năm 1873, dưới sự trụ trì của Thiền sư Hoàng Ân Minh Khiêm, chùa còn là nơi in ấn, sao chép kinh sách, khắc bản gỗ kinh, luật và diễn Nôm một số sách Phật giáo.
Kiến trúc: Chùa Giác Lâm được coi là tiêu biểu cho lối kiến trúc của các chùa Nam Bộ, với mặt bằng tổng thể theo kiểu chữ Tam (Ξ); chính điện chia làm 5 gian, kết cấu sườn mái kiểu tứ tượng (tứ trụ) và tỏa ra thành 8 phần mái dạng bát quái, mỗi đầu kèo mái đều tạc dạng đầu rồng và mái lợp ngói âm dương. Trong chính điện có nhiều bao lam, hoành phi, liễn đối sơn son thiếp vàng, chạm trổ công phu với nhiều đề tài, thể loại khác nhau.
Giá trị của di tích: Theo các nhà nghiên cứu, các họa tiết, trang trí trong chùa là sự dung hợp các yếu tố mang tính chất địa phương. Nhiều hoa văn, mô típ trang trí trong chùa là những loại cây trái bốn mùa của vùng đất Nam bộ, các đĩa sành sứ được sản xuất từ lò gốm nổi tiếng của vùng Bình Dương, Lái Thiêu…
Toàn chùa có 38 tháp. Các tháp này được xây dựng đầu thế kỷ XIX, tồn tại đến nay đã gần 200 năm, với kỹ thuật xây dựng tinh vi trong việc dùng chất kết dính bằng hỗn hợp vôi, đường, ô dước…Phong cách nghệ thuật trên các tháp mang yếu tố dung hợp các luồng văn hóa giữa các cộng đồng tộc người đang sống cộng cư ở Nam bộ như Khmer, Việt, Chăm…và phần nào yếu tố phương Tây (Pháp), phương Đông (Trung Quốc, Ấn Độ)…
Chùa Giác Lâm là nơi chứa đựng nhiều tư liệu quý báu về lịch sử, văn hóa, nghệ thuật kiến trúc và nghệ thuật điêu khắc tôn giáo. Chùa hiện lưu giữ 118 pho tượng, trong đó có 113 pho tượng cổ. Riêng bộ tượng Thập Bát La Hán là minh chứng rõ nét nhất cho quá trình phát triển của Phật giáo ở Nam bộ, từ ảnh hưởng nặng nề của phái Lâm Tế ở Trung Quốc, dần xác lập được một dòng phái mới mang đặc điểm dân tộc và hoàn toàn của người Việt.
Đặc điểm trong phong cách kiến trúc, điêu khắc trên các pho tượng cũng cho thấy rõ mối quan hệ, giao lưu văn hóa với các nước, nhất là khu vực Đông Nam Á của người dân Nam bộ. Với Trung Quốc, ảnh hưởng mối quan hệ này là các nét điêu khắc mang chủ đề rồng, mây; với Champa qua hình tượng con mắt thứ ba trên trán; với Ấn Độ qua các biểu tượng hoa sen, lá đề, các tướng tốt của Phật (tóc xoắn, nhân trung dài, cổ cao ba ngấn…). Có thể nói, các bộ tượng của chùa đã góp thêm một minh chứng khoa học của việc kế thừa, phát huy, sáng tạo phong cách mới trong nghệ thuật tạc tượng ở Nam bộ vào thế kỷ XVIII và XIX.
Một số hình ảnh về di tích


0 Bình luận