Số người đang online : 9 TRỤ SỞ BÁO DÂN CHÚNG - Danh thắng - danh nhân, văn hóa - ẩm thực Việt Nam

Content on this page requires a newer version of Adobe Flash Player.

Get Adobe Flash player

TRỤ SỞ BÁO DÂN CHÚNG
post image
TRỤ SỞ BÁO DÂN CHÚNG

Số 1288 - VH/QĐ ngày 16/11/1988.

TRỤ SỞ BÁO DÂN CHÚNG
(Thành phố Hồ Chí Minh)

Tên di tích: Trụ sở báo Dân Chúng.
Loại công trình: Trụ sở.
Loại di tích: Di tích lịch sử.
Quyết định: Số 1288 - VH/QĐ ngày 16/11/1988.
Địa chỉ: Số 43, đường Lê Thị Hồng Gấm, phường Nguyễn Thái Bình, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh.
Thông tin về di tích: Thời Pháp thuộc (1938) đường Lê Thị Hồng Gấm là đường Hamelin. Trụ sở báo Dân Chúng là căn nhà phố trệt, có bề rộng 8m, chiều dài 23,6m, mái lợp ngói âm dương, tường gạch, nền lót gạch bông. Bên trong có gác gỗ lửng. Báo Dân Chúng ra đời vào năm 1938. Lúc đó tình hình chính trị phát triển rất có lợi cho Đảng Cộng sản Đông Dương. Mặt trận bình dân trong đó có Đảng Cộng sản Pháp làm nòng cốt đã thắng thế và lên nắm quyền ở Pháp. Do vậy chính sách của Chính phủ Pháp đối với thuộc địa có sự thay đổi. Đảng Cộng sản Đông Dương nhân cơ hội đó đã cho ra một số báo để tuyên truyền đường lối của mình.
Trước tờ Dân Chúng, Đảng có thuê một số tờ báo để đăng bài của mình và có ra tờ Le Peuple bằng tiếng Pháp. Mấy tờ báo đó chỉ có tính chất địa phương, tờ Le Peuple thì không có điều kiện phổ biến rộng trong các tầng lớp nhân dân. Đồng chí Nguyễn Văn Cừ - Tổng Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương cùng đồng chí Hà Huy Tập đã cho ra đời báo Dân Chúng. Số 43 đường Hamelin là trụ sở của báo Dân Chúng đồng thời cũng là trụ sở báo Le Peuple.
Ngày 22/7/1938, báo Dân Chúng ra số báo đầu tiên. Báo được mang về trụ sở để các biên tập viên đọc trước, sau đó được phát không cho quần chúng nhân dân. Đây là sự kiện hết sức quan trọng đối với đời sống tinh thần của nhân dân Sài Gòn. Mọi người chuyền tay nhau đọc báo Dân Chúng. Báo Dân Chúng ra số đầu không có giấy phép của nhà cầm quyền thực dân. Một tháng sau khi tờ báo Dân Chúng ra mắt quần chúng nhân dân thành phố Sài Gòn.
Từ số 15 ra ngày 10/9/1938, báo Dân Chúng mới được nhà cầm quyền thừa nhận tính chất hợp pháp của nó. Báo Dân Chúng hoạt động được hơn một năm, vẫn tiếp tục đặt trụ sở tại 43 Hamelin, sau đó báo chuyển đến nhà in số 51E đường Colonel Grinaud, nay là đường Phạm Ngũ Lão.
Ngày 7/9/1939, nhà cầm quyền Pháp đã ra lệnh đóng cửa báo Dân Chúng, tịch thu toàn bộ tài sản, đưa mật thám truy lùng bắt bớ những người đã cộng tác với báo và ban biên tập. Báo Dân Chúng đã ra 81 số, qua 4 lần thay đổi quản lý vì bị khủng bố. Nội dung chính của báo Dân Chúng là:
•    Tuyên truyền lý luận, đường lối quan điểm chính sách của Đảng.
•    Cổ động và tổ chức quần chúng đấu tranh thực hiện các khẩu hiệu dân chủ và chống chiến tranh phát xít.
•    Đấu tranh chống Tơ rốt kít.
•    Cổ vũ cho mặt trận dân chủ Đông Dương, ủng hộ mặt trận dân chủ ở các nước đấu tranh chống phát xít, đặc biệt là ở Tây Ban Nha, Trung Quốc, ủng hộ mặt trận bình dân Pháp, chống sự hữu khuynh của Chính phủ Pháp, ủng hộ Liên bang Xô Viết.
Báo Dân Chúng là tờ báo ra được nhiều số, đứng thứ 3 trong lịch sử báo chí trước tháng 8 năm 1945, là tờ báo được vinh dự đăng bài đầu tiên của Chủ tịch Hồ Chí Minh viết cho báo trong nước trong thời kỳ vận động dân chủ, là tờ báo in có số lượng cao nhất, có nhiều bạn đọc nhất trên đất Đông Dương trong cả quá trình lịch sử trước Cách Mạng tháng 8 năm 1945. Sự ra đời của báo Dân Chúng là nét son quan trọng trong trang sử truyền thống báo chí Việt Nam.

 

0 Bình luận

Gửi bình luận:

Click here to cancel reply
Họ và tên
Tên đăng nhập
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Thư điện tử
Tỉnh thành