Số người đang online : 10 MIẾU NHỊ PHỦ - Danh thắng - danh nhân, văn hóa - ẩm thực Việt Nam

Content on this page requires a newer version of Adobe Flash Player.

Get Adobe Flash player

MIẾU NHỊ PHỦ
post image
MIẾU NHỊ PHỦ

Đã xếp hạng Di tích Lịch sử Cấp Quốc gia theo Quyết định số 1811/1998...

MIẾU NHỊ PHỦ
 

 
1. Tên di tích: Miếu Nhị Phủ
2. Loại công trình:  Chùa
3. Loại di tích: Di tích kiến trúc nghệ thuật
4. Quyết định: Đã xếp hạng Di tích Lịch sử Cấp Quốc gia theo Quyết định số 1811/1998 QĐ-BVHTT, ngày 30 tháng 08 năm 1998.
5. Địa chỉ di tích: 264 Hải Thượng Lãn Ông, phường 14, Quận 5, TP Hồ Chí Minh.
6. Tóm lược thông tin về di tích
Nhị Phủ Miếu, còn có tên là Nhị Phủ Hội Quán hay Chùa Ông Bổn, tọa lạc tại số 264 đường Hải Thượng Lãn Ông – Phường 14 - Quận 5 – TP Hồ Chí Minh.
Miếu có tên là Nhị Phủ vì thuộc hai phủ Chương Châu và Tuyền Châu của tỉnh Phước Kiến – Trung Quốc. Sau này tách ra nhóm Tuyền Châu lập Hội Quán Ôn Lăng vào năm 1740, nhóm Chương Châu lập Hội Quán Hà Chương năm 1809.
Căn cứ một số tư liệu trong “Cổ Gia Định phong cảnh vịnh” bài phú miêu tả phong cảnh Gia Định từ năm 1770 – 1815 Chùa Ông Bổn được nhắc đến qua câu:
“Coi chùa ông Bổn Đầu Cân
Dám quên chữ ngọn rau, tấc đất”

Miếu Nhị Phủ toạ lạc trên một diện tích rộng khoảng 2.500m2. Phần sân chiếm gần phân nửa diện tích, phần còn lại dùng để xây dựng bao gồm các điện thờ và trụ sở hội quán.
Miếu có kiến trúc tổng thể theo hình chữ khẩu, gồm bốn dãy nhà dài, vuông góc nhau, khoảng trống ở giữa tạo nên sân thiên tỉnh.
Mỗi dãy nhà đều có một lớp mái, riêng tiền điện có hai tầng mái. Tất cả mái đều lợp ngói ống, diềm mái là hàng ngói men xanh. Mái có hình thuyền, trên các đầu đao có gắn tượng cá hoá rồng, còn ở các đầu kìm là những tựợng rồng, thân dựng thẳng, đuôi xoè lên cao, chầu hai bên mặt trời. Dọc theo đường bờ nóc và tàu đao là phù điêu rồng, phượng, mai, lan, cúc, trúc... được ghép bằng mảnh gốm nhiều màu sắc. Nhìn chung, miếu Nhị Phủ là một công trình kiến trúc độc đáo, kết hợp điêu khắc gỗ, đá và gạch ngói, như những vòm cửa bằng đá, những hàng cột gỗ to, có cột cao đến 7m, chân cột kê trên các chân đế bằng đá chạm trổ mỹ thuật...
Trong miếu hiện còn lưu giữ một số hiện vật quí, như chuông cổ được đúc vào năm 1825, chuông bằng gang làm năm 1875, tượng kỳ lân bằng đá, các bao lam, bình phong... có niên đại từ giữa đến cuối thế kỷ 19.
Miếu có tất cả 14 câu đối và 30 hoành phi, phần lớn được làm từ năm 1864 đến năm 1901. Các hoành phi, câu đối được chạm viền xung quanh, bên trong chạm nổi các chữ Hán trên nền hoa văn rồng, mây, sóng nước... ngoài ý nghĩa ca ngợi thần thánh còn có giá trị nghệ thuật thư pháp và nghệ thuật chạm gỗ.
Các vị thánh, thần được tạo tác tinh tế bằng gỗ hoặc thạch cao. Và tất cả đều được đặt trong những khám thờ, được trang trí bằng nhiều họa tiết sinh động, đẹp đẽ. Trong các khám thờ, nổi bật và giá trị hơn cả là khám thờ ông Bổn, có niên đại 1894, được làm bằng gỗ, sơn son thiếp vàng, chạm trổ đề tài luỡng long tranh châu, ngô đồng, phượng, lân... xen kẽ hoa văn đồng tiền, chữ thọ, tôm, cua, cá...trông rất nguy nga, lộng lẫy.
Tuy không biết chính xác năm xây dựng, nhưng từ khi thành lập cho đến nay, Miếu Nhị Phủ đã qua ba lần trùng tu lớn vào những năm 1875, 1901 và 1990. Dù vậy, khu miếu vẫn giữ được nét cổ kính qua phong cách kiến trúc và trang trí truyền thống của người Hoa gốc Phúc Kiến.
Hội quán Nhị Phủ có lịch sử xa xưa của cộng đồng ngôn ngữ Phước Kiến, là nơi thơ phượng tâm linh, tín ngưỡng dân tộc, đồng thời là nơi gắn kết những con người rời quê hương đi khai phá. Hội quá là nơi hội tụ của những người Hoa cùng nhóm ngôn ngữ thành đạt, là nơi cộng đồng người Hoa cùng nhau chung sống, làm việc và phát triển trên miền đất mà họ chọn làm quê hương thứ mới.
Trong quá trình lịch sử lâu dài này, Người Hoa nhóm ngôn ngữ Phước Kiến đã hội nhập vào cộng đồng xã hội Việt Nam, cùng với các dân tộc và các tầng lớp nhân dân đóng góp sức mình vào sự phồn vinh và phát triển về văn hóa, xã hội, kinh tế của Thành phố Sài Gòn năm xưa, Thành phố Hồ Chí Minh hôm nay.
 
 
 
 
 
 


 

0 Bình luận

Gửi bình luận:

Click here to cancel reply
Họ và tên
Tên đăng nhập
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Thư điện tử
Tỉnh thành