CHÙA BÁT THÁP
1. Tên di tích: Chùa Bát Tháp (Bát Tháp tự) còn gọi là chùa Vạn Bảo
2. Địa điểm: số nhà 203 phố Đội Cấn, là ngôi chùa của làng Vạn Phúc, phường Đội Cấn, quận Ba Đình, Hà Nội.
3. Quyết định: Chùa đã được Bộ Văn hóa và Thông tin xếp hạng di tích kiến trúc, nghệ thuật ngày 5.9.1989.
4. Thông tin di tích
Chùa Bát Tháp xây dựng trên đoạn ngọn núi Vạn Bảo, một ngọn núi thấp ở kinh thành Thăng Long vào thời Lý Trần. Sau chùa đã khai quật được nhiều di vật thời Lý, Trần. Đến năm Gia Long thứ 2 (1803), dân làng Vạn Phúc hợp cả chùa trên núi Voi và chùa Vạn Bảo thành chùa Bát Tháp. Về tên gọi Bát Tháp, Biệt Lam Trần Huy Bá giải thích vì chùa có “ngọn tháp đế hình bát”. Chùa quay về hướng nam, có tam quan, tòa tam bảo, nhà tổ và khu vườn phía sau. Tòa tam bảo nằm trên vị trí cao nhất của ngọn Vạn Bảo Sơn, có mặt bằng hình chuôi vồ, gồm tiền đường 7 gian, 2 dĩ và hậu cung 3 gian.
Trong chùa còn giữ được nhiều pho tượng, di vật, chạm khắc mang phong cách thế kỷ 19, trong đó có quả chuông đúc năm Gia Long 2 (1803).
MỘT SỐ HÌNH ẢNH CHÙA

Chùa đã được Bộ Văn hóa và Thông tin xếp hạng di tích...
CHÙA BÁT THÁP


Tam quan chùa
1. Tên di tích: Chùa Bát Tháp (Bát Tháp tự) còn gọi là chùa Vạn Bảo
2. Địa điểm: số nhà 203 phố Đội Cấn, là ngôi chùa của làng Vạn Phúc, phường Đội Cấn, quận Ba Đình, Hà Nội.
3. Quyết định: Chùa đã được Bộ Văn hóa và Thông tin xếp hạng di tích kiến trúc, nghệ thuật ngày 5.9.1989.
4. Thông tin di tích
Chùa Bát Tháp xây dựng trên đoạn ngọn núi Vạn Bảo, một ngọn núi thấp ở kinh thành Thăng Long vào thời Lý Trần. Sau chùa đã khai quật được nhiều di vật thời Lý, Trần. Đến năm Gia Long thứ 2 (1803), dân làng Vạn Phúc hợp cả chùa trên núi Voi và chùa Vạn Bảo thành chùa Bát Tháp. Về tên gọi Bát Tháp, Biệt Lam Trần Huy Bá giải thích vì chùa có “ngọn tháp đế hình bát”. Chùa quay về hướng nam, có tam quan, tòa tam bảo, nhà tổ và khu vườn phía sau. Tòa tam bảo nằm trên vị trí cao nhất của ngọn Vạn Bảo Sơn, có mặt bằng hình chuôi vồ, gồm tiền đường 7 gian, 2 dĩ và hậu cung 3 gian.
Trong chùa còn giữ được nhiều pho tượng, di vật, chạm khắc mang phong cách thế kỷ 19, trong đó có quả chuông đúc năm Gia Long 2 (1803).
MỘT SỐ HÌNH ẢNH CHÙA


Lối lên Đại Hùng Bảo Điện


Ban thờ Tam bảo



Ban thờ Đức Chuẩn đề vương bồ tát

Ban thờ Đức chúa Ông


Ban thờ Đức chúa Ông


Chạm lọng án gian thờ

Ban thờ Đức Địa tạng vương bồ tát



Ban thờ Đức Địa tạng vương bồ tát


Vườn tháp tổ
Share on facebook 0 người thích - Thích
0 Bình luận