Số người đang online : 18 THÀNH SAM MỨN - Danh thắng - danh nhân, văn hóa - ẩm thực Việt Nam

Content on this page requires a newer version of Adobe Flash Player.

Get Adobe Flash player

THÀNH SAM MỨN
post image
THÀNH SAM MỨN


THÀNH SAM MỨN


 

1.    Tên di tích: Thành Sam Mứn
2.    Loại công trình: Thành
3.    Loại di tích: Lịch sử
4.    Quyết định: Đã xếp hạng di tích lịch sử cấp quốc gia theo quyết định số 310/QĐ-BVHTTDL ngày 22 tháng 01 năm 2009
 
 

 
5.    Địa chỉ di tích: Đội 17 Pom Lót, xã Sam Mứn, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên
6. Tóm lược thông tin về di tích:

            Trên mảnh đất Điện Biên lịch sử vẫn còn lưu lại cho đến ngày nay những di tích đồn lũy và thành quách của nhiều thời kỳ lịch sử. Riêng trong thung lũng Mường Thanh đã có 2 tòa thành lớn đó là thành Bản Phủ và thành Tam Vạn. Trường THCS Sam Mứn vô cùng tự hào khi được học tập ngay trên mảnh đất có di tích lịch sử mang tầm cỡ quốc gia đó là thành Tam Vạn.
              Trước tiên xin giới thiệu về tên gọi của thành: Tên gọi đó xuất phát từ thực tế trong một khu vực rộng 10 cây số vuông, có 3 vạn dân là người Lự, người Thái, người Xá…chung sống với nhau. Tiếng người nói, tiếng gà gáy, tiếng voi rống và tiếng bình bong của “ Ba vạn cối tròn, sáu vạn cối dài” giã gạo. Do đó cái tên của thành trì được gọi là Tam Vạn (Sam Mứn).
              Thành Tam Vạn ở ngay dưới thành Bản Phủ. Từ huyện lỵ Điện Biên đi theo đường quốc lộ 42, xuôi xuống đến cây số 5, gặp thành Bản Phủ; Đến cây số 10, gặp thành Tam Vạn. Lối vào thành có một cái cửa nhỏ trên đường quốc lộ gọi là Tu Đin (Cửa Đất). Hai bên cửa đất là tường thành bằng đất cao và chạy dài như hai phần của một con đê, một bên đến sát dãy núi phía Đông, một bên đến sát dãy núi phía Tây. Tường thành còn tất cả chừng 3 Ki-lô-mét. Chân thành còn nhiều khúc hào nước đã thành ao, thành giếng.Thành Tam Vạn chỉ có một giải tường lũy chắn ở mặt Bắc, còn mặt Đông mặt Tây là núi, mặt Nam là sông được coi như hào lũy thiên nhiên
            Thành Tam Vạn do các chúa Lự xây dựng, trước khi chúa Thái Lạng Chượng đến Mường Thanh vào khoảng thế kỷ XI-XII, đất này do các chúa Lự cai quản Đây đã từng là nơi đô hội, một nơi giao lưu kinh tế và văn hóa, một trung tâm của Mường Thanh. Thành Tam Vạn đã từng có các công trình kiến trúc như chùa và Tháp Vạt Bua Hom với những pho tượng bằng vàng to đẹp, những dấu vết của ngôi chùa Vạt Pom Loi ở gần đồi Độc Lập phía Bắc Mường Thanh hẳn cũng là những chứng tích của thời kỳ phồn thịnh này.
             Mười chín đời chúa Lự kế tiếp nhau cha truyền con nối cai quản đất Mường Thanh và “Đóng đô” ở thành Tam Vạn . Đến đầu thế kỷ XVIII, giặc Phẻ tràn sang mới chấm dứt thời kỳ chúa Lự. Sau khi đánh tan giặc Phẻ, anh hùng Hoàng Công Chất tạm đóng quân ở trong thành Tam Vạn từ năm 1754 đến 1758 Thấy thành ở vào thế không Lợi nên từ năm 1758-1762 xây thành Bản Phủ.
Trên đất cũ của thành Tam Vạn có một hợp tác xã Pom Lót rất phát triển, đây cũng là  tên quả đồi nằm trên thành Tam Vạn, đây là quả đồi nhân tạo các chúa Lự ra lệnh cho đàn bà con gái trong thành dùng những cái sọt nhỏ mà đựng đất đắp lên đồi để các chúa Lự ngồi lên và xem các lễ hội trò vui…Không chỉ có thế đã đến thăm thành Tam Vạn không thể không đến thăm Hồ U Va và nguồn nước nóng đây là cái hồ thần thoại có dây leo Khau Cát nối liền với trời thuổ mới khai thiên lập điạHồ đã cạn thành ruộng, rộng chừng vài ngàn mẫu. Nông dân be bờ giữ nước làm hồ thả cá, mừa mưa nước trên núi chảy xuống đầy hồ, xung quang hò có núi U Va và có úi Chàng Ngủ cao và sắc nhọn, núi Nàng Ngủ thấp và uyển chuyển. Từ bờ hồ đi xuống có nguồn nước nóng (Bó Nặm Họn), nguồn nước nống ở dưới một gốc cây sung già, nguồn nước đùn lên từ lòng đất, nước sủi bọt, sôi sùng sục.
             Phía trong thành Tam Vạn có một lối di dẫn tới một công trình kiến trúc, một thắng cảnh ghi sâu mối tình Việt – Lào: Tháp Mường Luân con đường từ Pom Lót – Mường Luân dài chừng sáu mươi cây số vắt qua đỉnh Keo Lôm, tháp nằm trên núi Pú Hua Ta (Núi đầu nguồn) núi được xây vào thế kỷ XV vật liệu xây là gaachj nung tại chỗ cát sông mã và mật mía. Tháp cao 15 m đáy hình vuong mỗi cạnh 5 mét rưỡi càng lên cao càng thon dần như hình một búp sen, từ dưới lên trên có nhiều bệ tròn ai được trang trí bằng những hình cánh sen, ngọn tháp phảng phất một hình bầu rượu. các phần của cây tháp bố cục chặt, vững mà hài hòa, thành thoát. Được xây dựng cùng thời là cây tháp Chiềng Sơ. Hai cây tháp này là những di di tích còn xót lại của một thời kỳ phồn thịnh của thành Tam Vạn.
             Có thể nói đây là bức tường thành đã bao bọc toàn bộ cánh đồng Mường Thanh và là cửa ngõ phía Nam của Tỉnh Điện Biên.
 

0 Bình luận

Gửi bình luận:

Click here to cancel reply
Họ và tên
Tên đăng nhập
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Thư điện tử
Tỉnh thành