ĐÌNH ĐÔNG AN
Share on facebook 0 người thích - Thích
Được công nhận di tích theo quyết định số38/2001/QĐ-BVHTT ngày 12...
ĐÌNH ĐÔNG AN
1. Tên di tích: Đình Đông An
2. Loại công trình: Đình
3. Loại di tích:
4. Quyết định: Được công nhận di tích theo quyết định số38/2001/QĐ-BVHTT ngày 12 tháng 7 năm 2001
5. Địa chỉ di tích: Thôn Bình Lễ, xã Phan Rí Thành, huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận.
6. Tóm lược thông tin về di tích
Đình Đông An thuộc địa phận thôn Bình Lễ, xã Phan Rí Thành, huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận, tọa lạc ở vị trí cách UBND xã Phan Rí Thành khoảng 800m về hướng Đông – Bắc và cách trung tâm huyện lỵ Bắc Bình khoảng 6 Km về hướng Đông – Nam.
Đình Đông An là một trong số rất ít di tích kiến trúc nghệ thuật dân gian độc đáo của Bình Thuận còn tồn tại đến ngày nay sau những tác động của thời gian, môi trường và chiến tranh. Di tích này đã từng tồn tại hơn hai thế kỉ (qua khảo sát, đối chiếu giữa lịch sử khai lập làng với thực trạng của đình từ kĩ thuật, nguyên vật liệu tạo dựng, thể dáng, kết cấu kiến trúc và nghệ thuật trang trí tạo hình; kết hợp đối chiếu với những tài liệu Hán – Nôm cổ được chạm khắc trên những di vật còn lại và gia phả của những họ tộc sống lâu đời ở đây…có thể xác định niên đại xây dựng đình Đông An là vào khoảng nửa – đầu thế kỉ XIX ) còn mãi đến hôm nay là nhờ công sức, mồ hôi và cả máu xương của biết bao thế hệ cha ông đi trước. Đó là một di sản văn hóa thiêng liêng, là kiến trúc nghệ thuật chứa đựng những giá trị lịch sử, văn hóa tiêu biểu rất đáng tự hào của cư dân Phan Rí Thành.
Nét độc đáo đầu tiên của di tích này chính là tên gọi. Sau năm 1945 có một thời gian đình Đông An là trụ sở của Ủy ban cách mạng lâm thời địa phương. Đây là mục tiêu mà thực dân Pháp thường xuyên tấn công phá hoại. Chúng đã nhiều lần tháo dở, lấy đi nhiều cây gỗ, cột kèo của đình để làm đồn, bót sát cạnh khuôn viên của đình hòng canh giữ, khống chế hoạt động của Việt Minh và chia cắt mọi sự viện trợ, tiếp tế lương thực, thực phẩm và các nhu yếu phẩm khác của nhân dân chuyển cho Việt Minh. Để đối phó với dã tâm của giặc, đồng thời để bảo vệ ngôi đình, bảo vệ phong trào kháng chiến, nhân dân làng Đông An đã di dời toàn bộ tượng Phật cùng những đồ thờ phụng trong một ngôi chùa của làng vào thờ chung trong đình. Có lẽ vì ngại đụng chạm đến Phật và tín ngưỡng của nhân dân nên thực dân Pháp đã “nương tay”. Chính nhờ tinh thần dũng cảm, thông minh, sáng tạo ấy của nhân dân mà đình Đông An mới tồn tại đến ngày nay. Ngoài chức năng thờ Thành Hoàng và các bậc tiền nhân có công của làng, đình còn thờ Phật, vì lẽ đó di tích này trước đây được gọi tên ghép là “Đình – Chùa Đông An”.
Quần thể kiến trúc của Đình Đông An hiện còn bảo lưu được năm nóc chính, bố trí theo hình chữ “khẩu”. Ở ngay vị trí trung tâm về bên phải là đình thờ thần quay mặt về hướng Đông – Nam, đây cũng là hướng chính của đình; đối diện đình thờ thần theo trục thẳng hướng từ trong ra ngoài là cột cờ, bức bình phong và cổng chính của đình cùng nhìn về hướng Đông – Nam. Cách đình thờ thần về bên trái 5,3m là “Hiệp tự đường”( gian thờ Tiền hiền ) nhìn về hướng Tây – Nam. Nối liền phía trái đình thờ thần với mặt chính của “Hiệp tự đường” là hai nóc nhà ống cùng quay mặt vào trong đối diện và cách nhau 5,1m. Cách bố cục, xếp đặt bốn nóc nhà theo vị trí trên đã tạo nên một sân nội ở giữa, vừa ấm cúng, trang nghiêm, đồng thời nước mưa cũng xuôi theo bốn mái nhà của bốn nóc cùng đổ vào sân nội trước khi thoát ra ngoài theo quan niệm “phong thủy” của cha ông ngày trước. Kết cấu kiến trúc của đình, gỗ là vật liệu chính. Nhưng nét nổi bật là hầu hết các bộ phận, chi tiết gỗ của các nóc đình đều có kích cở rất to và nặng, Tất cả đều được tạo tác từ loại gỗ “găng” quí hiếm. Tất cả các bộ phận, chi tiết ( cột, kèo, trính, con đội, cầu phong, xà gồ…) đều được các nghệ nhân xưa chăm chút gờ, cạnh, trau chuốt tạo dáng tinh tế, công phu, phù hợp với công năng của từng bộ phận. Kĩ thuật lắp ghép, nối ráp các chi tiết đạt đến độ tinh xảo. Kế theo là các vật liệu dân gian thông dụng như gạch, đá, ống ghè, các loại vôi vữa được pha trộn theo kinh nghiệm thủ công cổ truyền như vôi, cát, vỏ sò, mật mía, nhựa dây tơ hồng. Tường được trát rất dày, vật liệu chính để làm tường là các ống ghè ( loại vật liệu bằng đất nung hình ống, rỗng ruột, gọn nhẹ ) có tác dụng chịu lực, cách âm và cách nhiệt, chống ẩm.
Hiện nay, Đình Đông An còn lưu giữ được 06 sắc phong do các đời vua triều Nguyễn phong tặng. Các hiện vật khác gồm có 2 chiếc đại hồng chung có niên đại cuối thế kỉ XIX, 1 chiếc tiểu hồng chung được đúc năm 2500 ( Phật lịch ), 2 pho tượng “Hộ pháp” chất liệu đồng, 10 pho tượng bằng gỗ mít, 4 pho tượng bằng đất nung. Ngoài ra còn có 9 khám thờ, 1 hương áng, 19 bức hoành phi, 3 câu liễn đối, 1 chiếc mõ gỗ, 1 đôi chim hạc cổ bằng gỗ, một chiếc “Tam sơn” và 14 bài vị….
2. Loại công trình: Đình
3. Loại di tích:
4. Quyết định: Được công nhận di tích theo quyết định số38/2001/QĐ-BVHTT ngày 12 tháng 7 năm 2001
5. Địa chỉ di tích: Thôn Bình Lễ, xã Phan Rí Thành, huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận.
6. Tóm lược thông tin về di tích
Đình Đông An thuộc địa phận thôn Bình Lễ, xã Phan Rí Thành, huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận, tọa lạc ở vị trí cách UBND xã Phan Rí Thành khoảng 800m về hướng Đông – Bắc và cách trung tâm huyện lỵ Bắc Bình khoảng 6 Km về hướng Đông – Nam.
Đình Đông An là một trong số rất ít di tích kiến trúc nghệ thuật dân gian độc đáo của Bình Thuận còn tồn tại đến ngày nay sau những tác động của thời gian, môi trường và chiến tranh. Di tích này đã từng tồn tại hơn hai thế kỉ (qua khảo sát, đối chiếu giữa lịch sử khai lập làng với thực trạng của đình từ kĩ thuật, nguyên vật liệu tạo dựng, thể dáng, kết cấu kiến trúc và nghệ thuật trang trí tạo hình; kết hợp đối chiếu với những tài liệu Hán – Nôm cổ được chạm khắc trên những di vật còn lại và gia phả của những họ tộc sống lâu đời ở đây…có thể xác định niên đại xây dựng đình Đông An là vào khoảng nửa – đầu thế kỉ XIX ) còn mãi đến hôm nay là nhờ công sức, mồ hôi và cả máu xương của biết bao thế hệ cha ông đi trước. Đó là một di sản văn hóa thiêng liêng, là kiến trúc nghệ thuật chứa đựng những giá trị lịch sử, văn hóa tiêu biểu rất đáng tự hào của cư dân Phan Rí Thành.
Nét độc đáo đầu tiên của di tích này chính là tên gọi. Sau năm 1945 có một thời gian đình Đông An là trụ sở của Ủy ban cách mạng lâm thời địa phương. Đây là mục tiêu mà thực dân Pháp thường xuyên tấn công phá hoại. Chúng đã nhiều lần tháo dở, lấy đi nhiều cây gỗ, cột kèo của đình để làm đồn, bót sát cạnh khuôn viên của đình hòng canh giữ, khống chế hoạt động của Việt Minh và chia cắt mọi sự viện trợ, tiếp tế lương thực, thực phẩm và các nhu yếu phẩm khác của nhân dân chuyển cho Việt Minh. Để đối phó với dã tâm của giặc, đồng thời để bảo vệ ngôi đình, bảo vệ phong trào kháng chiến, nhân dân làng Đông An đã di dời toàn bộ tượng Phật cùng những đồ thờ phụng trong một ngôi chùa của làng vào thờ chung trong đình. Có lẽ vì ngại đụng chạm đến Phật và tín ngưỡng của nhân dân nên thực dân Pháp đã “nương tay”. Chính nhờ tinh thần dũng cảm, thông minh, sáng tạo ấy của nhân dân mà đình Đông An mới tồn tại đến ngày nay. Ngoài chức năng thờ Thành Hoàng và các bậc tiền nhân có công của làng, đình còn thờ Phật, vì lẽ đó di tích này trước đây được gọi tên ghép là “Đình – Chùa Đông An”.
Quần thể kiến trúc của Đình Đông An hiện còn bảo lưu được năm nóc chính, bố trí theo hình chữ “khẩu”. Ở ngay vị trí trung tâm về bên phải là đình thờ thần quay mặt về hướng Đông – Nam, đây cũng là hướng chính của đình; đối diện đình thờ thần theo trục thẳng hướng từ trong ra ngoài là cột cờ, bức bình phong và cổng chính của đình cùng nhìn về hướng Đông – Nam. Cách đình thờ thần về bên trái 5,3m là “Hiệp tự đường”( gian thờ Tiền hiền ) nhìn về hướng Tây – Nam. Nối liền phía trái đình thờ thần với mặt chính của “Hiệp tự đường” là hai nóc nhà ống cùng quay mặt vào trong đối diện và cách nhau 5,1m. Cách bố cục, xếp đặt bốn nóc nhà theo vị trí trên đã tạo nên một sân nội ở giữa, vừa ấm cúng, trang nghiêm, đồng thời nước mưa cũng xuôi theo bốn mái nhà của bốn nóc cùng đổ vào sân nội trước khi thoát ra ngoài theo quan niệm “phong thủy” của cha ông ngày trước. Kết cấu kiến trúc của đình, gỗ là vật liệu chính. Nhưng nét nổi bật là hầu hết các bộ phận, chi tiết gỗ của các nóc đình đều có kích cở rất to và nặng, Tất cả đều được tạo tác từ loại gỗ “găng” quí hiếm. Tất cả các bộ phận, chi tiết ( cột, kèo, trính, con đội, cầu phong, xà gồ…) đều được các nghệ nhân xưa chăm chút gờ, cạnh, trau chuốt tạo dáng tinh tế, công phu, phù hợp với công năng của từng bộ phận. Kĩ thuật lắp ghép, nối ráp các chi tiết đạt đến độ tinh xảo. Kế theo là các vật liệu dân gian thông dụng như gạch, đá, ống ghè, các loại vôi vữa được pha trộn theo kinh nghiệm thủ công cổ truyền như vôi, cát, vỏ sò, mật mía, nhựa dây tơ hồng. Tường được trát rất dày, vật liệu chính để làm tường là các ống ghè ( loại vật liệu bằng đất nung hình ống, rỗng ruột, gọn nhẹ ) có tác dụng chịu lực, cách âm và cách nhiệt, chống ẩm.
Hiện nay, Đình Đông An còn lưu giữ được 06 sắc phong do các đời vua triều Nguyễn phong tặng. Các hiện vật khác gồm có 2 chiếc đại hồng chung có niên đại cuối thế kỉ XIX, 1 chiếc tiểu hồng chung được đúc năm 2500 ( Phật lịch ), 2 pho tượng “Hộ pháp” chất liệu đồng, 10 pho tượng bằng gỗ mít, 4 pho tượng bằng đất nung. Ngoài ra còn có 9 khám thờ, 1 hương áng, 19 bức hoành phi, 3 câu liễn đối, 1 chiếc mõ gỗ, 1 đôi chim hạc cổ bằng gỗ, một chiếc “Tam sơn” và 14 bài vị….
Với những giá trị tinh thần lớn lao và ý nghĩa nhân văn sâu sắc, kiến trúc nghệ thuật dân gian nên Đình Đông An đã được Bộ Văn hóa -Thông tin công nhận là di tích văn hóa – lịch sử cấp quốc gia vào năm 2001.
0 Bình luận