Nằm trên địa bàn xã Bình Thạnh cách thị...
Do có bố cục dựa vào các hang hóc tự nhiên nên nhiều người quen gọi là chùa Hang. Ban đầu chùa chỉ là một thảo am, sau này ông Hồ Công Điểm đã tổ chức xây dựng thành ngôi chùa to lớn khang trang và đặt tên Cổ Thạch Tự, về sau chùa được nhập chung với chùa Bình Phước. Kể từ khi khai sơn chùa Cổ Thạch đã qua bốn đời trụ trì: Hòa thượng Thiện Minh (1840), Hòa thượng Từ Hóa (1939 - 1945), Ngộ Tú Đại sư (1945 - 1946), từ 1946 đến nay là Hòa thượng Minh Đức. Các bài vị của những vị trụ trì viên tịch đều được thờ trong các hang động. Chùa đã trải qua nhiều đợt sửa chữa lớn vào các năm 1956, 1964 và hiện vẫn còn lưu giữ được nhiều cổ vật qúy như hoành phi, câu đối, chiêng trống… Chùa được xếp hạng di tích thắng cảnh cấp Quốc gia từ năm 1993.
Vãn cảnh chùa Cổ Thạch, sau khi thắp nhang trong các hang thờ, du khách chỉ cần bước xuống vài bậc đá là đến ngay một sân nhỏ thông sang hang Gió, nơi ngọn gió biển lồng lộng thổi qua các khe đá mang theo cả hơi biển mằn mặn làm dịu hẳn cái nóng của một vùng đất đá khô cằn. Biển ở đây khá êm và cạn với bãi cát rất sạch, nước xanh trong chứ không lẫn nhiều phù sa như ở biển Mũi Né. Từ đây nhìn ra bãi biển Cà Dược là cả một cảnh trí tuyệt vời với bãi sỏi bảy màu chạy dài đến tận đồi cát, hấp dẫn với đủ hình thù và màu sắc. Du khách có thể khám phá sa mạc – một thú vui không dễ dàng đối với nhiều người nhưng cũng thật thú vị, bởi phía dưới tầng tầng đồi cát còn có miếu thờ cá voi hóa thạch hơn 200 năm và miếu Thành hoàng, nơi tổ chức các lễ hội theo tập quán của ngư dân…
Trích nguồn: aseantraveller