Số người đang online : 30 ĐÌNH THỔ CỐC - Danh thắng - danh nhân, văn hóa - ẩm thực Việt Nam

Content on this page requires a newer version of Adobe Flash Player.

Get Adobe Flash player

ĐÌNH THỔ CỐC
post image
ĐÌNH THỔ CỐC

Đã xếp hạng di tích lịch sử, văn hóa cấp quốc gia theo quyết định...

ĐÌNH  THỔ CỐC

1. Tên di tích: Đình Thổ Cốc
2. Loại công trình: Đình
3. Loại di tích: Lịch sử cách mạng và kiến trúc nghệ thuật
4. Quyết định: Đã xếp hạng di tích lịch sử, văn hóa cấp quốc gia theo quyết định số: 3951 ngày 20  tháng12 năm 1997
5. Địa chỉ di tích: Thôn Thổ Cốc – Tân Lập – Yên Mĩ – Hưng Yên
6.  Tóm lược thông tin về di tích
Làng Thổ Cốc thuộc xã Tân Lập huyện Yên Mĩ, Tỉnh Hưng Yên. Từ ngã tư Phố Nối  theo quốc lộ 39 xuôi về phía Hưng Yên khoảng 4 km rẽ phải đi tiếp 200 m qua cầu trên sông đào Nghĩa Trụ là Làng Thổ Cốc. Hai chữ “Thổ Cốc” có nghĩa là đất lúa. Một làng thuần nông, ruộng đồng phì nhiêu và màu mỡ.
Đình Thổ Cốc ở phía nam làng. Toạ lạc trên một khu đất rộng nhìn về hướng Tây Nam hợp với phong thuỷ. Du khách được ngắm nhìn đình làng mái cong cổ kính hàng cau xanh mướt đậm đà bản sắc dân tộc Việt Nam. Dấu ấn còn đây cây đa cổ thụ, những phiến đá, gạch cổ, lát nền, xây tường. Cửa bích bàn, chồng lóc câu đầu…là những hoạ tiết tinh vi trạm đục tứ linh long ly quy phượng.
  Đình gồm 1 hậu cung ba gian 9m x 5m50, 1 trung từ 7m50 x 4m60 và tiền bái năm gian 18m x 10m xếp theo hình chữ công (I), hai bên trung từ có hai sân nhỏ 2m40 x 3m60. Ngăn cách tiền bái và trung từ là cửa bức bàn ở giữa và bên cửa ngách có hai cánh ở hai bên. Ba mặt xây tường kín, mặt trước hai gian bên xây tường kín còn ba gian giữa là cửa bức bàn.
Thành hoàng chung của ba làng Thổ Cốc, Liêu Hạ và Thư Thị (nay cùng thuộc xã Tân Lập) là Đế Thích. Căn cứ vào tấm bia "Đế Thích điện ký" lập năm 1605 tại làng Liêu Hạ và cuốn "Thiên Đế bảo lục" do Vinh quốc công Hoàng Đình Ái viết năm 1606 thì Đế Thích là vị tiên nổi tiếng đánh cờ giỏi trên thiên đình. Đình làng Thổ Cốc còn thờ Cao Sơn đại vương và Ngũ Nhạc Linh thần. Cao Sơn đại vương là thần núi Phụng Hóa (nay thuộc tỉnh Thanh Hóa) có công phù giúp Lê Thái Tổ dẹp giặc Minh xâm lược. Ngũ Nhạc Linh thần theo thuyết của Đạo Lão là năm vị thần trấn trị năm phương Đông, Tây, Nam, Bắc và Trung phương nhằm giúp nhân dân sống yên ổn.
Theo sắc phong thời Tự Đức 1857 ghi: Đình làng Thổ Cốc được xây dựng thời Hậu Lê, và tu sửa một phần vào thời Nguyễn.
Thôn Thổ Cốc vào những năm trước Cách mạng Tháng Tám 1945 nằm trong khu an toàn của tỉnh Hưng Yên. Nơi đây người dân sớm đi theo cách mạng, phong trào Việt Minh phát triển mạnh, do đó được Xứ ủy Bắc Kỳ chọn là trụ sở giao thông của xứ đồng thời là cơ sở hội họp của Ban cán sự tỉnh. Các cán bộ Xứ uỷ như Hoàng Quốc Việt, Lê Liêm, Bà Ba Châu và cán bộ Tỉnh uỷ Hưng Yên như Trần Sâm… thường về đây chỉ đạo phong trào cách mạng.
Tháng 8.1945 khí thế cách mạng lên cao, hoạt động của tổ Mặt trận Việt Minh ở Thổ Cốc gần như công khai, cán bộ cách mạng đi lại giữa ban ngày, đình làng Thổ Cốc là trụ sở thường trực của Ban cán sự tỉnh hưng Yên. Lý trưởng và phó lý đều là quần chúng cảm tình của Việt Minh ra lệnh ban đêm dân không đi lại ngoài đường để bảo đảm bí mật cho cán bộ.
Ngày 18.8.1945 Trong khí thế sôi sục thực hiện Chỉ thị “Nhật – Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”,  tại Thổ Cốc dưới sự chỉ đạo của Xứ uỷ Bắc kỳ, Ban cán sự tỉnh Hưng Yên tổ chức hội nghị đặc biệt để bàn việc thực hiện bản Thông báo khẩn cấp tổng khởi nghĩa của  Kỳ bộ Việt Minh và thông qua lệnh khởi nghĩa trong toàn tỉnh.
Theo yêu cầu của Ban cán sự tỉnh, cần phải có cờ, biểu ngữ, áp phích phục vụ cho cuộc khởi nghĩa, tổ Việt Minh trong thôn liền đảm nhận nhiệm vụ ấy . Từ ngày 19 đến ngày 21.8.1945 đội Việt Minh đã tổ chức được 26 máy khâu tập trung tại đình làng Thổ Cốc để  may cờ đỏ sao vàng, biểu ngữ, in truyền đơn, áp phích… Tổ may cờ làm việc trong bầu không khí khẩn trương, nghiêm túc và phấn chấn hiếm có. Đến ngày 22.8, đội đã may xong được hàng trăm chiếc cờ, biểu ngữ cho Ban cán sự tỉnh mang đi phát cho toàn tỉnh phục vụ khởi nghĩa giành chính quyền.
Sáng 19.8 tổ Việt Minh làng Thổ Cốc họp cử ra Uỷ ban khởi nghĩa và tuyên bố xóa bỏ chính quyền cũ ở làng.
Sáng 20.8 Ban vận động Việt Minh huyện Yên Mỹ quyết định giành chính quyền bằng biểu tình thị uy và vũ trang. Quần chúng cách mạng tại các làng xung quanh mang theo vũ khí thô sơ (gậy, dáo mác, mã tấu, xẻng, cuốc...) tập trung tại đình Thổ Cốc nghe Uỷ ban khởi nghĩa huyện đọc lệnh khởi nghĩa và tiến xuống huyện giành chính quyền huyện. Đi đầu là lá cờ đỏ sao vàng rộng 24m2 tung bay trước đình làng Thổ Cốc, quần chúng vừa đi vừa hô khẩu hiệu “ủng hộ Việt Minh”, “Việt Nam độc lập muôn năm”, “Đả đảo phát xít Nhật”. Trên đường đi có nhiều đoàn các làng khác gia nhập. Khi xuống đến huyện lực lượng đông tới hàng nghìn người. Viên tri huyện Lại Tư và binh lính nộp vũ khí, con dấu và hồ sơ, sau đó đoàn người đi tham gia cướp chính quyền tại tỉnh Hưng Yên.
Trong 67 năm qua, người dân Thổ Cốc luôn nhiệt tâm bảo vệ Đảng, bảo vệ cách mạng. Cùng với sự đổi thay của đất nước, Thổ Cốc đang từng ngày đổi mới và nơi đây, đình làng Thổ Cốc mãi mãi là chứng tích lịch sử đáng tự hào để giáo dục truyền thống cách mạng cho các thế hệ mai sau.
Nay ngôi đình Thổ Cốc là nơi sinh hoạt tín ngưỡng, văn hoá của nhân dân.
Tháng 1.1998 Ngôi đình Thổ Cốc đã được Bộ Văn hoá Thông tin cấp bằng công nhận là di tích lịch sử văn hoá cấp quốc gia.
Đình làng Thổ Cốc di tích lịch sử văn hoá được xếp hạng. Là niềm tự hào của nguời con quê huơng Tân lập. Dù đi bốn phương trời người con quê hương xa xứ lại càng tự hào về dấu ấn một thời thơ ấu.

                       

 













0 Bình luận

Gửi bình luận:

Click here to cancel reply
Họ và tên
Tên đăng nhập
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Thư điện tử
Tỉnh thành