ĐÌNH THÁI LẠC
Share on facebook 0 người thích - Thích
Đã xếp hạng di tích lịch sử cấp quốc gia theo quyết định số 2599...
ĐÌNH THÁI LẠC
1. Tên di tích: Đình Thái Lạc
2. Loại công trình: Kiến trúc cổ
3. Loại di tích: Cấp quốc gia
4. Quyết định: Đã xếp hạng di tích lịch sử cấp quốc gia theo quyết định số 2599 ngày 06 tháng 11 năm 1996
2. Loại công trình: Kiến trúc cổ
3. Loại di tích: Cấp quốc gia
4. Quyết định: Đã xếp hạng di tích lịch sử cấp quốc gia theo quyết định số 2599 ngày 06 tháng 11 năm 1996
5. Địa chỉ di tích: Quang Trung - Lạc Hồng - Văn Lâm - Hưng Yên
6. Tóm lược thông tin về di tích
SỰ TÍCH ĐỨC THÀNH HOÀNG
Khi Vua Hùng dựng nước, nước ta là Bách Việt. Đến thời Đinh, Lê, Lí, Trần có
các vị anh quân kế trị. Đến thời Tiền Lê có vua Lê Đại Hành khước địch, bốn bề, Bắc, Nam Thái Bình.
Thời gian ấy tại Bắc Giang đạo Thuận Yên Phú, Tế Giang huyện, Thái Lạc trang có cụ lệnh gia tên là Phạm Thân, bà là Hồ Thị Bột cùng làng, ông bà hòa hợp vui vẻ, chỉ cốt canh nông, thương nghiệp làm gốc. Qua 5, 6 năm, cụ ông canh tác đồng điền, cụ bà ngày tháng buôn bán khắp nơi. Hai ông bà vốn lương thiện, khoan từ, ai ai cũng khen ngợi đạo đức của ông bà có một thời bấy giờ. Bên Bắc quốc có loạn phân tranh, chợt có người đem gia khuyến lánh nạn đến nước ta đi qua Tế Gang huyện, địa đầu Thái Lạc trang. Lúc bấy giờ trời đã gần tối, bốn bề không thấy một ai, khó khăn cư trú, may gặp cụ bà Hồ Thị Bột ra đầu làng. Thấy gia quyến người ấy ngồi ở đầu làng rìa đường vội về báo với cụ ông. Cụ liền ra xem thực hư, quả là người Bắc quốc. Cụ hỏi lí do đầu đuôi, nguyên nhân rồi quyết đón về nhà tận tình giúp đỡ, nuôi nấng không tiếc mảy may, ông bà rất vui vẻ không chút bận tâm. Được hơn một năm người ấy về nước, lấy vàng bạc mang sang đền ơn báo nghĩa. Ông bà đều khước từ không lấy mảy may. Người Bắc quốc thấy vậy , biết là ông bà có phúc hậu tự nghĩ không biết lấy gì báo đáp, lại trở về nước. Độ một năm sau, lại sang tỏ lòng với ông xin có chút tình báo lưu, xin tìm giúp nơi “ cát địa dương cơ” để hưởng “ vạn niên chi phúc”, “ nhất thế sinh nhân”, “ vạn đại hưng vương”.
Hai ông bà liền dời ngôi nhà cũ ra làm chỗ đất mới. Song người Bắc quốc trở về được hơn 3 năm, mùa thu tháng 8 , cụ ông đi thăm đồng ruộng khu Đồng Chè chợt thấy trời đất u ám, gió thổi, tự nhiên có chiếc diều bay ở trên không rơi ngay chỗ cụ đứng. Trong diều có chữ “ An dưỡng đại vương” cụ liền nhặt lấy đem về hóa đi. Từ lúc ấy cụ bà đau bụng vào lúc nửa đêm, ông bà nghe tiếng ở ngoài cửa có người gọi, ông trở dậy ra mở cửa trông xem đều tối tăm, không có ai cả. Ông trở vào thấy cụ bà đang dau bụng dữ dội. Đang lúc dựng thai đến kinh tuần mãn nguyệt sinh kì. Đêm cụ ông nhìn thấy một người y quan chỉnh tề đứng ở chỗ cụ nằm, bảo nhà ngươi có phúc hậu, báo ứng điềm hay sinh con trai tên là An. Ông tỉnh dậy trong bụng mừng thầm, chợt thấy bà sinh con trai “ diện mạo khôi kỳ”,
“ thân dung trường đại”, đang lúc ấy trên trời nổi mây mưa, gió bão, hào quang sáng rực, mùi thơm ngào ngạt khác hẳn người thường. Đến năm lên 6 tuổi ông thấy con mình “ khí bẩm siêu quấn”, “ thiên tự minh mẫn”. Đến năm 9 tuôi cụ cho đi học thầy đồ người họ Đỗ, văn học tinh thông, tài năng trí tuệ không ai sánh kịp. Đến năm 13 tuổi, không may mồng 3 tháng 6 năm ấy cụ ông bệnh chết. An công cung thái Bà hành lễ ninh táng, rồi mẹ con nuôi nhau. Từ đấy, thường hàng ngày chu du thả diều, cùng mọi người đấu trí, các người ở địa phương đều kính nể. Đến năm 17 tuổi, năm ấy là năm Quý Mùi, tháng 2 chợt có giặc Chiêm Thành quấy rối, xâm lấn nước ta. Vua Lê Đại Hành tức giận tự làm tướng cho quan đi chống cự, một mặt thân đi các nơi tìm nhân tài ra giúp nước. Nghe tiếng có người “ văn học tinh thông, võ nghệ cao cường, ai ai cũng mến phục”. Đến địa đầu Thái Lạc trang, lập đồn dinh, vua tôi ngự ở đó. Hôm sau, quân thám mã về tâu gặp một tráng sĩ là An, diện mạo khôi kỳ, thân dung trường đại, khác hẳn người thường. Vua cho triệu vào, quả thực bèn hỏi kế phá giặc, ông tâu: “ binh thư chiến lược đều thuộc lòng”. Vua Lê thấy vậy trọng dụng cử làm: “ tiền binh xuất tướng, đồng vãng chinh chi”. Ông phụng mệnh lấy quân dân “ cửu cao gia thần” hiệp lực trợ chiến. Được hơn một năm, giặc Chiêm Thành đại bại. Thiên hạ thái bình. Vua Lê tiến về bản trang lập đồn dinh mở tiệc ăn mừng cho cửu đạo gia thần, thưởng 10 lạng bạc. Đương khi yên ấm, An công ra vái tạ vua. Lúc ấy trời đất tối tăm, mờ mịt , sấm chớp ầm ầm không ngớt, chiếc diều bay rơi xuống xứ đồng chè thì thấy ông An đã hóa nằm ở đó, tức ngày 21 tháng 11 năm ấy, vua thấy ca tụng “ sinh chi tưởng, tử chi thần”. Thương xót người công thần có công lao với nước, cử đình thần hành lễ, điếu văn giao cho cửu đạo gia thần hành lễ ninh táng tại Đồng Chè xứ gọi là mả vua gia ban và ban thưởng 1000 quan tiền để làm hương hỏa lập miếu thờ, miễn cho binh lính thuế khóa tam dịch 3 năm, bao phong “ mỹ tự thượng đẳng phúc thần”. Coi như hoàng thân quốc thích lâu dài, vua phong nhất phong “ đương cảnh thành hoàng An dưỡng phúc sinh uy liệt” thượng đẳng phúc thần đại vương, chuẩn hứa Bắc giang đạo, Thuận Yên phủ, Tế Giang huyện, Thái Lạc trang. Vi hội quan chính sở phụng tự hương hỏa yên, chính sở phụng tử hương hỏa thiết cấm chữ An và mặc màu vàng, lễ sinh nhật mồng 9 tháng 3 trai bàn, lễ hóa nhật 21 tháng 11 trai bàn nhất miếu lăng lập tại Đồng Chè xứ. Tọa quý hướng đinh “ tiền long thủy hậu phong tinh”, “ tả long hữu hổ”, “ cá cá hồi đâu”, càn long dẫn mạch. Chính tốn yếu địa, tục viết mả vua địa giã, hồng phúc nguyên niên, xuân cát nhật hàng lâm viện đông các đại học sĩ thần Nguyễn Bính phụng sao, hoàng triều Vĩnh Hựu, tam niên đông cát nhật quản giám bách thần chi điện hùng tụng đại khanh thần hy hiền, tuân tiền bản phụng sao ân đức Thánh đắc sao lục sự tích.
6. Tóm lược thông tin về di tích
SỰ TÍCH ĐỨC THÀNH HOÀNG
Khi Vua Hùng dựng nước, nước ta là Bách Việt. Đến thời Đinh, Lê, Lí, Trần có
các vị anh quân kế trị. Đến thời Tiền Lê có vua Lê Đại Hành khước địch, bốn bề, Bắc, Nam Thái Bình.
Thời gian ấy tại Bắc Giang đạo Thuận Yên Phú, Tế Giang huyện, Thái Lạc trang có cụ lệnh gia tên là Phạm Thân, bà là Hồ Thị Bột cùng làng, ông bà hòa hợp vui vẻ, chỉ cốt canh nông, thương nghiệp làm gốc. Qua 5, 6 năm, cụ ông canh tác đồng điền, cụ bà ngày tháng buôn bán khắp nơi. Hai ông bà vốn lương thiện, khoan từ, ai ai cũng khen ngợi đạo đức của ông bà có một thời bấy giờ. Bên Bắc quốc có loạn phân tranh, chợt có người đem gia khuyến lánh nạn đến nước ta đi qua Tế Gang huyện, địa đầu Thái Lạc trang. Lúc bấy giờ trời đã gần tối, bốn bề không thấy một ai, khó khăn cư trú, may gặp cụ bà Hồ Thị Bột ra đầu làng. Thấy gia quyến người ấy ngồi ở đầu làng rìa đường vội về báo với cụ ông. Cụ liền ra xem thực hư, quả là người Bắc quốc. Cụ hỏi lí do đầu đuôi, nguyên nhân rồi quyết đón về nhà tận tình giúp đỡ, nuôi nấng không tiếc mảy may, ông bà rất vui vẻ không chút bận tâm. Được hơn một năm người ấy về nước, lấy vàng bạc mang sang đền ơn báo nghĩa. Ông bà đều khước từ không lấy mảy may. Người Bắc quốc thấy vậy , biết là ông bà có phúc hậu tự nghĩ không biết lấy gì báo đáp, lại trở về nước. Độ một năm sau, lại sang tỏ lòng với ông xin có chút tình báo lưu, xin tìm giúp nơi “ cát địa dương cơ” để hưởng “ vạn niên chi phúc”, “ nhất thế sinh nhân”, “ vạn đại hưng vương”.
Hai ông bà liền dời ngôi nhà cũ ra làm chỗ đất mới. Song người Bắc quốc trở về được hơn 3 năm, mùa thu tháng 8 , cụ ông đi thăm đồng ruộng khu Đồng Chè chợt thấy trời đất u ám, gió thổi, tự nhiên có chiếc diều bay ở trên không rơi ngay chỗ cụ đứng. Trong diều có chữ “ An dưỡng đại vương” cụ liền nhặt lấy đem về hóa đi. Từ lúc ấy cụ bà đau bụng vào lúc nửa đêm, ông bà nghe tiếng ở ngoài cửa có người gọi, ông trở dậy ra mở cửa trông xem đều tối tăm, không có ai cả. Ông trở vào thấy cụ bà đang dau bụng dữ dội. Đang lúc dựng thai đến kinh tuần mãn nguyệt sinh kì. Đêm cụ ông nhìn thấy một người y quan chỉnh tề đứng ở chỗ cụ nằm, bảo nhà ngươi có phúc hậu, báo ứng điềm hay sinh con trai tên là An. Ông tỉnh dậy trong bụng mừng thầm, chợt thấy bà sinh con trai “ diện mạo khôi kỳ”,
“ thân dung trường đại”, đang lúc ấy trên trời nổi mây mưa, gió bão, hào quang sáng rực, mùi thơm ngào ngạt khác hẳn người thường. Đến năm lên 6 tuổi ông thấy con mình “ khí bẩm siêu quấn”, “ thiên tự minh mẫn”. Đến năm 9 tuôi cụ cho đi học thầy đồ người họ Đỗ, văn học tinh thông, tài năng trí tuệ không ai sánh kịp. Đến năm 13 tuổi, không may mồng 3 tháng 6 năm ấy cụ ông bệnh chết. An công cung thái Bà hành lễ ninh táng, rồi mẹ con nuôi nhau. Từ đấy, thường hàng ngày chu du thả diều, cùng mọi người đấu trí, các người ở địa phương đều kính nể. Đến năm 17 tuổi, năm ấy là năm Quý Mùi, tháng 2 chợt có giặc Chiêm Thành quấy rối, xâm lấn nước ta. Vua Lê Đại Hành tức giận tự làm tướng cho quan đi chống cự, một mặt thân đi các nơi tìm nhân tài ra giúp nước. Nghe tiếng có người “ văn học tinh thông, võ nghệ cao cường, ai ai cũng mến phục”. Đến địa đầu Thái Lạc trang, lập đồn dinh, vua tôi ngự ở đó. Hôm sau, quân thám mã về tâu gặp một tráng sĩ là An, diện mạo khôi kỳ, thân dung trường đại, khác hẳn người thường. Vua cho triệu vào, quả thực bèn hỏi kế phá giặc, ông tâu: “ binh thư chiến lược đều thuộc lòng”. Vua Lê thấy vậy trọng dụng cử làm: “ tiền binh xuất tướng, đồng vãng chinh chi”. Ông phụng mệnh lấy quân dân “ cửu cao gia thần” hiệp lực trợ chiến. Được hơn một năm, giặc Chiêm Thành đại bại. Thiên hạ thái bình. Vua Lê tiến về bản trang lập đồn dinh mở tiệc ăn mừng cho cửu đạo gia thần, thưởng 10 lạng bạc. Đương khi yên ấm, An công ra vái tạ vua. Lúc ấy trời đất tối tăm, mờ mịt , sấm chớp ầm ầm không ngớt, chiếc diều bay rơi xuống xứ đồng chè thì thấy ông An đã hóa nằm ở đó, tức ngày 21 tháng 11 năm ấy, vua thấy ca tụng “ sinh chi tưởng, tử chi thần”. Thương xót người công thần có công lao với nước, cử đình thần hành lễ, điếu văn giao cho cửu đạo gia thần hành lễ ninh táng tại Đồng Chè xứ gọi là mả vua gia ban và ban thưởng 1000 quan tiền để làm hương hỏa lập miếu thờ, miễn cho binh lính thuế khóa tam dịch 3 năm, bao phong “ mỹ tự thượng đẳng phúc thần”. Coi như hoàng thân quốc thích lâu dài, vua phong nhất phong “ đương cảnh thành hoàng An dưỡng phúc sinh uy liệt” thượng đẳng phúc thần đại vương, chuẩn hứa Bắc giang đạo, Thuận Yên phủ, Tế Giang huyện, Thái Lạc trang. Vi hội quan chính sở phụng tự hương hỏa yên, chính sở phụng tử hương hỏa thiết cấm chữ An và mặc màu vàng, lễ sinh nhật mồng 9 tháng 3 trai bàn, lễ hóa nhật 21 tháng 11 trai bàn nhất miếu lăng lập tại Đồng Chè xứ. Tọa quý hướng đinh “ tiền long thủy hậu phong tinh”, “ tả long hữu hổ”, “ cá cá hồi đâu”, càn long dẫn mạch. Chính tốn yếu địa, tục viết mả vua địa giã, hồng phúc nguyên niên, xuân cát nhật hàng lâm viện đông các đại học sĩ thần Nguyễn Bính phụng sao, hoàng triều Vĩnh Hựu, tam niên đông cát nhật quản giám bách thần chi điện hùng tụng đại khanh thần hy hiền, tuân tiền bản phụng sao ân đức Thánh đắc sao lục sự tích.
0 Bình luận