Số người đang online : 15 ĐÌNH , CHÙA HIẾN - Danh thắng - danh nhân, văn hóa - ẩm thực Việt Nam

Content on this page requires a newer version of Adobe Flash Player.

Get Adobe Flash player

ĐÌNH , CHÙA HIẾN
post image
ĐÌNH , CHÙA HIẾN

Đã xếp hạng di tích lịch sử cấp quốc gia theo quyết định số 97...

ĐÌNH , CHÙA HIẾN



1. Tên di tích : Đình , chùa Hiến
2. Loại công trình : Đình, chùa
3. Loại di tích :  Di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia
4. Quyết định : Đã xếp hạng di tích lịch sử cấp quốc gia theo quyết định số 97 ngày  21 tháng  01   năm 1992
5. Địa chỉ di tích : Đường Phố Hiến – Phường Hồng Châu – Thành phố Hưng Yên
6. Tóm lược thông tin về di tích
Đô thị cổ phố Hiến nằm bên tả ngạn sông Hồng, cách Thăng Long ( thủ đô Hà Nội ) khoảng 60 km về phía nam . Đây là một đô thị cổ đã hình thành và phát triển ở thế kỷ XV, cực thịnh vào thế kỷ XVIII . Phố Hiến từng là trung tâm thương mại quan hệ với nhiều quốc gia trên thế giới như : Trung Quốc , Nhật Bản , Anh , Pháp , Hà Lan , Bồ Đào Nha ….Dân cư Phố Hiến quần tụ khoảng 2000 ngôi nhà và đã hình thành trên hai phường làm ăn buôn bán . Bởi vậy, Phố hiến đi vào câu ca “ Thứ nhất Kinh Kỳ thứ nhì Phố Hiến ”.
Trải qua nhiều biến cố thăng trầm của lịch sử và thiên nhiên cho đến  nay Phố Hiến xưa – Thành phố Hưng Yên ngày nay vẫn còn và hiện diện các quần thể di tích lịch sử phong phú và đa dạng với những sản vật nổi tiếng “ Đố ai quên được nhãn lồng Hưng Yên ”, sen (Hồng Nam), cam
(Bảo Châu) và những món ăn đặc sản như chè sen, long nhãn, bún thang Phố hiến … đã trở thành đặc sản miền quê Hưng Yên Phố Hiến .
Tại trung tâm Phố Hiến xưa là chùa Hiến, ngôi chùa được xây dựng cuối thời Lý, đầu thời Trần, trùng tu thời Nguyễn . Tên cổ xưa là chùa Hoa Dương thuộc làng Hoa Dương xưa . Tên thường gọi là chùa Hiến . Tên hiệu Thiên Ứng Tự liên hiệu của vua Trần Thái Tông ( 1232- 1250 )
Chùa được xây dựng giữa khung cảnh thiên nhiên khoáng đạt . Trước mặt là cửa sông mênh mông đêm ngày ầm ì sóng vỗ, xung quanh là làng mạc, phố phường sầm uất . Còn lưu lại đôi câu đối vịnh cảnh chùa
“ Cửa ngọc , tòa vàng Phật đã đắp cao nền bảo thiện
Thôn hoa chùa Hiến sự càng mến cảnh luyện tâm kinh ”
Chùa được bố cục theo kiểu nội công ngoại quốc . Giữa gian tam bảo là pho tượng Quan Âm Nam Hải ở thế ngồi có 8 đôi tay bố trí đăng đối đầu đội mũ chạm hoa cúc, sen, phù dung . Mặt tượng trang nghiêm thanh thản , áo rủ nhiều nếp mềm mại đức phật độ trì cho các thuyền buôn đi biển được thuận buồm xuôi gió .
Trước cửa chùa có cây nhãn tiến nổi tiếng lâu đời  . Cây được trồng cách đây hơn ba trăm năm . Nhà bác học Lê Quý Đôn đã từng mô tả “ Mỗi lần bỏ vào miệng thì tận trong răng lưỡi đã nảy ra vị thơm tựa như nước thánh ngọt trời cho ” .Mỗi mùa nhãn được hái dâng đức Phật cúng thành hoàng và để quan lại địa phương mang tiến vua chúa nên gọi là nhãn tiến .
Sân trước chùa có hai tấm bia đá đặc biệt quý hiếm . Đây là những tấm bia cổ nhất , lưu trữ nhiều tư liệu lịch sử nói lên quá trình tụ cư của thương cảng Phố Hiến . Bia bên trái cao 113 cm dựng trên lưng rùa, hai  mặt khắc bài văn “ Thiên Ứng Tự - Tân Tự trùng tu ký thạch bi ” niên đại Vĩnh Tộ thứ 7 ( 1625 ) ghi nhận Hiến Nam là nơi đô hội Tiểu Tràng An của bốn phương là căn cứ để các nhà nghiên cứu khẳng định sự ra đời của Phố Hiến . Bia được trang trí cả hai mặt gồm những hình rồng, hoa dây uốn cong, hoa sen và hoa cúc . Tấm bia bên phải hình khối hộp, mái long đình cao 198 cm . Bài văn mang tiêu đề “ Thiên Ứng Tự - Bi ký công đức tùy hỷ ”dựng năm Vĩnh Thịnh thứ 5 ( 1709) do thợ đá Phạm Viết Thọ ở Kính Chủ chạm . Bia khắc công đức 481 người , trong đó ngoài 227 người có tên riêng còn 254 người được ghi thành nhóm gia đình và ghi lại Phố Hiến đã có 10 phường .
 

Ngay cạnh chùa Hiến là đình Hiến hay còn gọi là đình Hoa Dương; đình tôn thờ vị thành hoàng làng Mậu Dương – quan thái giám họ Du nhà Tống . Ông là người từng phục vụ nhiều năm trong triều đình nhà Tống, có công tôn tạo đền Mẫu thờ bà Dương Quý Phi và ông đã có công lao hưỡng dẫn nhân dân trong làng làm nghề canh nông, trồng dâu nuôi tằm, buôn bán thủ công, đánh cá hiện di cốt được an tang sau đình .
              Ngôi đình được xây dựng vào thế kỷ XVII mang đậm phong cách nghệ thuật hậu Lê với kiểu kiến trúc chữ đinh, gồm 5 gian tiền tế và 3 gian hậu cung . Lễ hội hàng năm được tổ chức vào ngày 10 tháng 3 âm lịch để nhân dân và du khách thập phương đến vãn cảnh chùa và đình Hiến đương thời thực hiện tín ngưỡng tâm linh .
              Vậy đình Hiến và chùa Hiến là các di tích lịch sử văn hóa của địa phương được xếp hạng di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia năm 1992 nằm trong quần thể di tích lịch sử văn hóa Phố Hiến góp phần không nhỏ để thế hệ trẻ mỗi chúng ta đáng tự hào về Phố Hiến xưa và nay quả không sai với câu ca dao xưa “ Thứ nhất kinh kì , thứ nhì Phố Hiến ” .

                        

 
 











0 Bình luận

Gửi bình luận:

Click here to cancel reply
Họ và tên
Tên đăng nhập
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Thư điện tử
Tỉnh thành