Số người đang online : 37 ĐỀN THỜ VÀ MỘ PHẠM CÔNG TRỨ - Danh thắng - danh nhân, văn hóa - ẩm thực Việt Nam

Content on this page requires a newer version of Adobe Flash Player.

Get Adobe Flash player

ĐỀN THỜ VÀ MỘ PHẠM CÔNG TRỨ
post image
ĐỀN THỜ VÀ MỘ PHẠM CÔNG TRỨ

Đã xếp hạng di tích lịch sử cấp quốc gia theo quyết định số 3211/QĐ...

ĐỀN THỜ VÀ MỘ PHẠM CÔNG TRỨ

 

1. Tên di tích: Đền thờ và mộ Phạm Công Trứ
2. Loại công trình:  Đền thờ
3. Loại di tích: Di tích lịch sử
4. Quyết định: Đã xếp hạng di tích lịch sử cấp quốc gia theo quyết định số 3211/QĐ ngày 12 tháng 12 năm 1994
 
5. Địa chỉ di tích: Làng Liêu Xuyên, Tổng Liêu Xá, huyện Đường Hào, Phủ Thượng Hồng Trấn Hải dương.
Nay  thuộc: Thôn Thanh Xá, xã Nghĩa Hiệp, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên.
6. Tóm lược thông tin về di tích
Vào đại triều Lê - Trịnh (Hậu Lê - Cảnh trị thứ 7) đời vua Lê Trung Hưng  Thế kỉ thứ 17 tại làng Liêu Xuyên, tổng Liêu Xá, huyện Đường Hào, phủ Thượng Hồng, Trấn Hải Dương. Nay thuộc thôn Thanh Xá, xã Nghĩa Hiệp, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên đã hiến dâng cho Nhà nước, cho triều đình phong kiến một nhà sử học (Nhà quân sự, nhà chính trị đại tài), có tài uyên bác kinh bang tế thế. Đó là nhà sử gia Phạm Công Trứ.
 Ông sinh ngày 17 tháng 3 năm Kỷ Hợi (1599) trong một gia đình Nho học, cha là Phạm Oai, mẹ là Nguyễn Thị Liên. Ngay từ nhỏ, ông tỏ ra rất ham học, phong độ giản dị, tính tình cương trực và than hậu. Được sự chăm sóc, dạy dỗ chu đáo của cha mẹ, lại được quan Huấn đạo Nguyễn Hiền (người xã An Tháp) cùng huyện giúp đỡ, nên Phạm Công Trứ đã sớm nổi tiếng giỏi thơ, văn. Lớn lên được vào học ở trường huyện Đường Hào (ông có học cả võ bị) và được xếp vào bậc “Nhiêu học” (tiên tiến xuất sắc bấy giờ).
- Năm 29 tuổi, Phạm Công Trứ đỗ Đệ tam giáp đồng tiến sĩ, xuất thân khoa Mậu Thìn, niên hiệu Vĩnh Tộ thứ 10 (1628) đời vua Lê Thần Tông (1619-1643), được giao giữ chức Thái Thượng Tự khanh ở Hàn Lâm viện. Cả cuộc đời và sự nghiệp của ông gắn liền với việc xây dựng và phò tá triều Lê  - Trịnh thế kỉ XVII.
- Năm Tân Mùi (1631) ông được giao giữ chức Hiến sát sứ trấn Thanh Hoá. Năm Kỷ Mão (1639) ông giữ chức Phủ Doãn Phủ Phụng Thiên (Thủ đô Hà Nội nay). Rồi làm Tham chính Tự khanh, được phép tham gia bàn luận việc Nội phủ. Năm Dương Hoà thứ 8 (1642) ông được thăng lên Tán lý đạo Sơn Nam, coi giữ việc binh. Trong hai năm Quý Mùi (1643) và Giáp Thân (1644) ông được lệnh tham gia phối hợp với Trịnh Tạc (1657-1682) đem quân đánh dẹp quân Nguyễn Phúc Lan ở phía Nam và ở phía Bắc. Do có công lớn, năm Ất Dậu (1645), Phạm Công Trứ được giao chức Phó Độ ngự sử, gia phong chức Khánh Yến Bá, ông đã cùng Nguyễn Duy Thì dẹp được cuộc nổi loạn của Trịnh Sâm, được triều đình trọng thưởng và thăng chức Ngự sử đài chính chưởng.
- Phạm Công Trứ còn đề ra nhiều chính sách quản lý Nhà nước và ông là một nhà chính trị xuất sấc. Năm Vĩnh Thọ thứ 3 (1660) ông đã dâng sớ xin kiện ước văn-võ, thưởng phạt nghiêm minh…khi giữ chức Tham Tụng, ông đã nêu rõ phép “Khảo khoá” (cất nhắc quan lại, ban điều lệ giáo hoá, khen thưởng phân minh, xét lại sổ đinh điền, định lại ngạch thuế…). Những việc sắp đặt của ông được Chúa Trịnh chấp nhận để ổn định trị an xã tắc. Người đương thời khen ông là vị quan đa tài, liêm khiết. Năm Tân Sửu (1661) vâng lệnh triều đình, ông đem đại quân đi đánh dẹp lực lượng cát cứ Nguyễn Phúc tần nổi dậy ở vùng Thuận Hoá. Thắng trận trở về ông được phong hàm Thiếu Bảo, trước Quận Công. Để giáo dục kẻ sỹ, mở mang Nho học, tuyển chọn nhân tài cho đất nước, năm Nhâm Dần (1662) triều đình cử ông quản lý Văn miếu Quốc Tử Giám và làm tham tụng Phủ Chúa Trịnh. Thời gian này, ông còn cho xây dựng bia Tiến sĩ tại huyện Đường Hào (quê hương ông) để khích lệ tinh thần học tập của nhân dân địa phương).
- Công lao to lớn của ông, vua Lê Huyền Tông (1663-1671) đã tấn phong “Đặc tiến Kim tử Vinh lộc Đại phu, Lễ bộ Thượng Thư, kiêm Đông các Đại học sĩ, Thiếu Bảo Yến Quận công, Thượng trụ quốc thượng, trật Phạm Công Trứ khả vi Đắc tiến Kim tử Lại bộ Thượng thư”.
- Năm Cảnh trị thứ ba (1665) đời vua Lê Huyền Tông, Phạm Công trứ được Tây Vương Trịnh Tạc  giao cho việc khảo đính (Phụ trách sửa chữa và xem xét lại bộ sách “Đại Việt sử ký toàn thư” và biên soạn sách “Bốn mươi bảy điều giáo hoá” bổ sung cho hình luật, xây dựng đạo đức, góp phần giữ vững kỉ cương phép nước.
- Vào năm Đinh Mùi (1667) và Kỷ Dậu (1668), Phạm Công Trứ cùng Chúa Trịnh Căn đánh bại quân Mạc tại Cao Bằng, chặn đứng âm mưu của nhà Thanh định mượn cớ “Phục Mạc, diệt Lê” xâm lược nước ta.
- Sau 40 năm phục vụ đất nước, năm Mậu Thân (1668) vua đã phong ông làm “Quốc lão”, được tham dự các việc cơ mật trong Triều. Cũng thời gian này ông đã xin nghỉ hưu ba lần mới được chấp nhận. Đến năm Quý Mùi (1673) triều đình lại mời ông ra làm Tể tướng, coi việc sáu bộ, tham tán viêc cơ mật.
- Ngày 28 tháng 10 năm Ất Mão (1675) Phạm Công trứ qua đời tại quê nhà, thọ 76 tuổi. Cả một cuộc đời phò vua, giúp nước, không màng công danh, phú quý, lưu truyền tiếng thơm cho hậu thế. Cảm tạ công lao to lớn của ông, triều đình cho xây dựng đền thờ ông, vua Lê thương tiếc phong tặng “Thái Tể, thuỵ là Trung Cầu”.
- Cả cuộc đời, ông đã đóng góp công lao xây dựng triều đình, đất nước trong mọi lĩnh vực quân sự, văn hoá, sử học, pháp luật….ông đều có những cống hiến quan trọng, là rường ruột của nước nhà. Ông là niềm vinh dự và tự hào cho quê hương, nơi sinh ra và nuôi dưỡng một danh nhân đã đóng góp công lao to lớn cho dân tộc, dòng họ Phạm có một người con ưu tú lập lên sự nghiệp vẻ vang lưu truyền sử thế.
- Ngày 10 tháng 3 năm 1995 (tức ngày 10 tháng 02 năm Ất Dậu), di tích đền thờ cụ Phạm Công Trứ được xếp hạng là di tích LỊCH SỬ - VĂN HOÁ của dân tộc Việt Nam.
- Ngày nay, hàng năm hai lần nhân dân địa phương cùng các con cháu trong dòng họ lại tế lễ, mở hội vào ngày 17 tháng 3 Âm lịch (kỉ niệm ngày sinh) và ngày 28/10 (ngày mất), nhằm ôn lại truyền thống hào hùng của ông.

 

0 Bình luận

Gửi bình luận:

Click here to cancel reply
Họ và tên
Tên đăng nhập
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Thư điện tử
Tỉnh thành