Số người đang online : 47 ĐỀN ĐỖ KHẮC CHUNG - Danh thắng - danh nhân, văn hóa - ẩm thực Việt Nam

Content on this page requires a newer version of Adobe Flash Player.

Get Adobe Flash player

ĐỀN ĐỖ KHẮC CHUNG
post image
ĐỀN ĐỖ KHẮC CHUNG

ĐỀN ĐỖ KHẮC CHUNG

1. Tên di tích: Đền Đỗ Khắc Chung
2. Loại công trình: Đền
3. Loại di tích: Di tích kiến trúc nghệ thuật
4. Quyết định: Đã xếp hạng di tích lịch sử, văn hoá cấp quốc gia theo quyết định số 937- QĐ-BT ngày 23/7/1993

5. Địa chỉ di tích: thôn Quan Tử, xã Sơn Đông, huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc
6. Tóm lược thông tin về di tích

Đền được lập nên trên nền lớp học cũ nơi thầy giáo Đỗ Khắc Chung mở lớp dạy học từ đời vua Trần Thái Tông.
Vào thời vua Trần Thái Tông, Đỗ Khắc Chung là người làng Cam Lộ huyện Giáp Sơn, Lộ Dương ( sau là xứ Hải Dương) là một thanh niên đi chu du lên xứ miền Tây đến ấp Đông Sơn thì thấy đất đai đẹp đẽ, có núi sông bao bọc, núi không cao, nước không sâu nhưng cảnh trí đẹp đẽ, dân tình đông đúc thuần hậu nhưng dân trí còn hủ lậu nên ông mới quyết định mở trường, mở lớp truyền chữ nghĩa cho con em trong làng. Ông dạy học được 6 - 7 năm thì trình độ dân trí của con em trong vùng đã  có nhiều thay đổi, nhiều con em trong làng thi  xin được theo học thầy Đỗ Khắc Chung.  Sau đó ông về kinh ra làm quan. Từ đó “sự học” ở làng do ông là người đầu tiên mở lớp dạy đã phát triển lên rất nhiều. Con em trong làng đua nhau đi học…
Từ khoa thi Quý Dậu - niên hiệu Thái Hoà thứ 11 đến khoa thi Tân Sửu - niên hiệu Quảng Hoà đã có 12 tiến sĩ. Mười hai  tiến sĩ Nho học của làng đứng danh sách thứ nhất số Tiến sĩ Nho học thành đạt của tỉnh Vĩnh Phúc; xếp thứ 20 trong danh sách các Tiến sĩ của cả nước. Đó đều là do công lao của thầy Đỗ Khắc Chung mở lớp dạy chữ từ đầu thời Trần. 
Sang triều Lê Trung Hưng thì số cử nhân, tú tài của làng quá nhiều,  trở thành một làng có học vấn, nhà nhà đều là dòng dõi con em của các Tiến sĩ, cử nhân …nên làng đã quyết định đổi tên làng Sơn Đông (đời Lê) thành làng Quan Tử (làng con quan) ngày nay và lập miếu thờ thầy gọi là Miếu Quan Tử vào năm Cảnh Tự thứ ba(1665) nay gọi là đền Đỗ Khắc Chung; và thầy giáo Đỗ Khắc Chung được dân suy tôn thành hoàng làng từ đây.
Đền có kiến trúc mặt bằng kiểu “nội đinh, ngoại nhất” qua cổng tam quan 2 tầng 4 mái thì tới sân đình lát gạch vuông rồi vào tiền tế 5 gian, đến toà trung tế 3 gian song song và kề mái với toà tiền tế, bên trong là hậu cung với 3 gian lối với trung tế theo hình chữ đinh, tổng diện tích xây dựng khoảng 600m2.
Đền còn lưu giữ nhiều hiện vật và tư liệu quý như: Một bản thần phả chữ hán do Đông các Đại học sỹ Nguyễn Bính phụng soạn năm Hồng Phúc nguyên niên (1 572) và một bia đá ghi danh các bậc tiên hiền liệt vị, những người đỗ đạt  của làng Quan Tử năm Tự Đức Mậu Đán(1878). Đặc biệt có bản phả lục về sự tích ĐỖ Khắc Chung một công thần nhà Trần do Hàn Lâm Lễ Viện quan Đông các Đại học sĩ Lê Trung soạn năm Hồng Phúc thứ nhất(1572).
Hằng năm vào ngày rằm tháng tư, dân làng thường tổ chức “ Lễ cầu mát” tại đền và lấy ngày mùng bốn tháng mười là ngày “tiệc làng” để tưởng nhớ công lao của Thành hoàng làng - thầy giáo Đỗ Khắc Chung.  






 


 

 

 
 

 
 


 

0 Bình luận

Gửi bình luận:

Click here to cancel reply
Họ và tên
Tên đăng nhập
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Thư điện tử
Tỉnh thành