Số người đang online : 37 ĐÌNH TUÂN LỘ - Danh thắng - danh nhân, văn hóa - ẩm thực Việt Nam

Content on this page requires a newer version of Adobe Flash Player.

Get Adobe Flash player

ĐÌNH TUÂN LỘ
post image
ĐÌNH TUÂN LỘ

ĐÌNH TUÂN LỘ



1. Tên di tích: Đình Tuân Lộ
2. Loại công trình: Đình
3. Loại di tích: Di tích kiến trúc nghệ thụât
4. Quyết định: Đã xếp hạng di tích lịch sử cấp Quốc gia theo quyết định số 15/2003/QĐ - BVHTT ngày 14 tháng 4  năm 2003
 

 
5. Địa chỉ di tích: xã Tuân Chính, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc
6. Tóm lược thông tin về di tích
Đình Tuân Lộ còn gọi là Đình Trung, toạ lạc trên khu đất có diện tích là 918m2. Đình được xây  dựng vào cuối thế kỉ 18 và trùng tu ở thế kỉ 19 với quy mô lớn, chạm khắc phong phú điêu luyện.
Đình có hướng Tây Nam nhìn ra ao sen rộng. Trước đình là khoảng sân gạch và tường bao chắc chắn.
Đình gồm 5 gian 2 dĩ: Gian giữa rộng nhất 4,15 m; 2 gian tiếp theo 3,75 m; 2 gian ngoài rộng 3,25 m; 2 dĩ rộng 1,40 m. Nền đình tôn cao 1,2 m so với sân. Hai bên đình có hai toà tả mạc. Kiến trúc của đình theo thức chồng rường giá chiêng thượng kèo hạ bẩy.
Cửa đình có các bậc lên xuống được kê bởi nhiều phiến đá hình vuông màu xanh ghép lại. Hai bên là hình hai con Rồng đá chạy dọc từ dưới sân lên trên nền đình (Rồng được tạc vào thời hậu Lê).
Các vì kèo được liên kết với nhau bởi 6 hàng chân cột và các xà trung, xà hạ. Tổng số cột của đình là 48 cột lớn nhỏ (gồm 8 cột cái, 20 cột quân, 20 cột hiên); mỗi chân cột có một tảng đá kê. Cột cái cao 5m  chu vi 1,70m; cột quân cao 3,7m chu vi 1,45 m; cột hiên cao 2,90 m chu vi 1,25 m. Với lối bố cục của 2 dĩ trong kiến trúc, nên 4 góc đình có các kèo xó liên kết với các cột tạo cho mái đình xoè rộng ra. Mài lợp ngói mũi hài. Phần mái chiếm phần lớn kiến trúc của đình.
Mặt trước với 28 kẻ chuyền kính thước bằng nhau ( 1,35m x 0,73m). Kẻ chuyền được chạm bởi hình vân mây, đao mác, hình Rồng và hình Long Mã. Mặt hai bên của kẻ chuyền được chạm bởi hoa lá, vân mây.
Đầu bẩy của đình với 28 cái có kích thước bằng nhau (dài 1,0m, rộng 0,55m) và cũng được chạm nổi cả hai mặt với hình lá và vân mây. Hai bẩy gian giữa: mặt trước tả hình ly thân mập xếp nhiều vảy miệng há đang ngậm vào thanh tàu mái với 4 chân choãi rộng trên hình lá và vân mây. Mặt sau chạm hình Rồng với tư thế hướng vào trong đình thân dài gấp khúc ẩn hiện trong đám mây.
Đình có 8 đầu dư được chạm lộng thành hình đầu Rồng dữ tợn miệng há răng nhe tai to mắt bôi đen trắng. Bờm tóc cao vút ra phía sau râu ngắn vểnh lên. 8 hình Rồng được bố trí trên 4 bộ vì kèo.
Đình còn có 8 bức chạm cuốn nách hình tam giác vuông, kich thước (1,48 x 0,93m x 1,50m) được chạm trổ hình Rồng uốn, đầu rồng và vân mây. Đầu các con  rường cụt ở gian dĩ được đục hình lá, cụm mây uốn lượn khiến cho mái đình đươc nâng cao lên, bớt đi cảm giác nặng nề vốn có.
Đình Tuân lộ còn bảo lưu được nhiều hiện vật có giá trị bằng các chất liệu khác nhau như: Đồ gỗ (01 cỗ ngài thờ; 01 bộ bát bửu gồm có: Thanh gươm, cá chép, quạt vả, cuốn thư, pho sách, đồng tiền kép hòm sách và bầu rượu); đồ đồng (01 bộ tam sự gồm có 02 cái đỉnh và 02 cây nến. Đỉnh cao 0,70m nắp đỉnh có hình sư tử vờn cầu hai quai làm thành hai hình đầu rồng, xung quanh đỉnh trang trí đề tai tứ quý; 3 chân đỉnh kiểu chân quỳ trang trí hình đầu rồng); đồ giấy gồm các đạo sắc phong: Cảnh Hưng, Dương Đức, Chính Hòa, Vĩnh Thịnh, Vĩnh Khánh, Chiêu Thống, Khải Định…
Với những giá trị đặc sắc về kiến trúc nghệ thuật và còn lưu giữ nhiều di vật có giá trị, đình Tuân Lộ xứng đáng là di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia.



0 Bình luận

Gửi bình luận:

Click here to cancel reply
Họ và tên
Tên đăng nhập
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Thư điện tử
Tỉnh thành