Số người đang online : 41 ĐÌNH NGỌC CANH - Danh thắng - danh nhân, văn hóa - ẩm thực Việt Nam

Content on this page requires a newer version of Adobe Flash Player.

Get Adobe Flash player

ĐÌNH NGỌC CANH
post image
ĐÌNH NGỌC CANH

ĐÌNH NGỌC CANH



1. Tên di tích: Đình Ngọc Canh
2. Loại công trình: Đình
3. Loại di tích: Di tích kiến trúc nghệ thuật
4. Quyết định: Đã xếp hạng di tích lịch sử cấp quốc gia theo quyết định số 06-VH/ QĐ ngày 15 tháng 01 năm 1984
 

 
5. Địa chỉ di tích: Xóm Vam Dộc, thị trấn Hương Canh, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc.
6. Tóm lược thông tin về di tích
Đình Ngọc Canh thờ Ngô Xương Văn và Ngô Xương Ngập là hai con đồng thời là 2 tướng giúp Ngô Quyền đánh quân Nam Hán ở thế kỉ thứ X.
Đình Ngọc Canh được làm theo hướng Tây Nam nằm giữa thôn Ngọc Canh. Trước mặt đình là chùa Cả và Đình Hương Canh. Hiện nay đình không còn ngọc phả nên việc xác định niên đại chỉ có thể dựa vào dân gian và nghệ thuật kiến trúc của đình. Quan sát kiến trúc, điêu khắc và những câu chuyện còn lưu lại ở đây thì có thể đình Ngọc Canh được xây dựng cùng thời với đình Hương Canh (tức thời Hậu Lê - triều vua Lê Hiển Tổng niên hiệu Cảnh Hưng 1740 – 1786).
Đình Ngọc Canh được kiến trúc theo kiểu chữ Vương gồm: Tiền tế, trung tế, hậu cung với tất cả 15 gian. Nhìn toàn bộ kiến trúc của đình chúng ta thấy khá đồ sộ bởi một bộ khung bền chắc, 6 hàng cột. Mái đình được lợp bằng ngói mũi hài, phủ lên một lớp rêu phong khiến cho đình càng thêm cổ kính.
Mái tiền tế và thượng các đắp đao cong vút. Các bờ nóc được đắp thẳng ke, hai đầu là hai con nghè đuôi cong lên và xòe ra như một đóa hoa rất đẹp. Hai bên bờ nóc thượng các là hai con rồng bò, trên mình có gắn mảnh sảnh sứ.
Mái trung tế, trên nóc không đắp con rồng mà chỉ đắp một đường hoa thị chạy suốt nóc và hai bên bờ nóc, mái hậu cung để trơn không trang trí.
Toàn bộ kiến trúc của đình được tạo dựng với trình độ nghệ thuật cao. Các hiệp thợ tài năng phải tính toán tỉ mỉ, công phu để tạo nên một kiến trúc đồ sộ mà khó có thể tìm thấy ở đây một sơ suất nhỏ. Các mộng gỗ đều ăn khớp với nhau tạo nên một bộ khung bền chắc để đỡ cả một bộ mái khổng lồ. Các đầu bẩy, đầu giữ bức cột hay đầu gỗ thừa đều được các nghệ nhân tạo thành những tác phẩm nghệ thuật. Khi là một chú thỏ đang vồ mồi, khi là con nghè ngồi gọn trong khuôn khổ hoặc một đầu rồng được chạm lộng cách điệu nó sống động tinh xảo khiến cho người xem tưởng như chúng đang dùng sức mình cùng nhau nâng đỡ mái đình. Tất cả chứng tỏ nghệ thuật kiến trúc của đình đã đạt tới đỉnh cao trong nghệ thuật kiến trúc cổ truyền.
Theo thứ tự từ trái sang phải, đình gồm 17 bức cốn nách, mỗi bức cốn nách được trạm trổ các hình thù con vật, hoa lá khác nhau rất sinh động, tinh xảo.
Trước đây đình Ngọc Canh còn có đủ Long ngai, bát bửu và đồ thờ nhưng trong kháng chiến đã bị thực dân Pháp bắn hư hỏng hết. 
Bức cửu võng ở gian chính giữa thượng điện được kiến trúc theo kiểu “Cửu trùng điện” nhưng cũng đã bị giặc Pháp phá hỏng nay chỉ còn 3 cửa. Phía trên cửa đục 2 rồng,  2 lân, 2 phượng chầu mặt nguyệt. Các cửa phần cột đều có rồng cuốn sơn son thiếp vàng. Chân các cột có đục long mã quỳ. Ở bức cửa võng thứ hai, bên cột giữa có đục hai người đứng tay bưng cơi chầu.

 
 



 
 
 
 
 
 

0 Bình luận

Gửi bình luận:

Click here to cancel reply
Họ và tên
Tên đăng nhập
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Thư điện tử
Tỉnh thành