ĐỀN BÀ ĐÀO NƯƠNG




Đã xếp hạng di tích lịch sử, văn hóa cấp quốc gia theo quyết định...
ĐỀN BÀ ĐÀO NƯƠNG

1. Tên di tích: Đền bà Đào Nương.
2. Loại công trình: Di tích văn hóa.
3. Loại di tích: Di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia.
4. Quyết định: Đã xếp hạng di tích lịch sử, văn hóa cấp quốc gia theo quyết định 1288 ngày 16 tháng 11 năm 1988.
2. Loại công trình: Di tích văn hóa.
3. Loại di tích: Di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia.
4. Quyết định: Đã xếp hạng di tích lịch sử, văn hóa cấp quốc gia theo quyết định 1288 ngày 16 tháng 11 năm 1988.

5. Địa chỉ di tích: Đội 14, thôn Đào Đặng, xã Trung Nghĩa, TP Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên
6. Tóm lược thông tin về di tích
6. Tóm lược thông tin về di tích

Đền Mẫu hay đền Đào Nương là một trong 17 di tích lịch sử văn hóa quốc gia của huyện Tiên Lữ xưa nằm bên đường 39B, cách thành phố Hưng Yên khoảng 6km. Đền Đào Nương thuộc xã Đào Đặng, tổng Cao Cương, huyện Tiên Lữ, phủ Khoái Chấu xưa, ngày nay nằm trên địa phận làng Đào Đặng, xã Trung Nghĩa, thành phố Hưng Yên.

Đào Nương tên thật là Đào Thị Huệ, sống vào khoảng thế kỷ XV. Nàng ca nhi họ Đào nhan sắc xinh đẹp, hát hay, múa khéo, tiếng đồn tài hoa dậy khắp mọi nơi. Năm ả Đào 18 tuổi, nhà Minh mượn cớ “Phù Trần diệt Hồ” xâm lược nước ta, chúng đóng đồn trại ở tận các thôn, xóm, vơ vét của cải, giết hại lương dân. Đàn ông bị bắt làm phu dịch, đàn bà bị bắt nô tì. Chúng kéo đến làng Đào Đặng, dân chúng bỏ chạy cả, nàng ca nhi họ Đào và mất chị em chậm chân không chốn được đành chịu ở lại. Chúng bắt nàng phải múa hát, hầu hạ trong các dịp yến tiệc. Nhờ có tài nghệ xuất sắc, các nàng làm cho chúng có phần vị nể, biến nhà ca lâu thành nơi đi lại, nghỉ ngơi.
Nàng Đào Thị khéo chiều chuộng, làm cho chúng tin cẩn, không đề phòng gì nữa. Quân Minh cứ thế kéo đến biến nhà Đào Thị thành chỗ tập trung chè chén suốt đêm. Rượu tiệc no say, chúng lăn ra ngủ. Hồi bấy giờ, Hưng Yên còn là vùng sình lầy, lau sậy um tùm, ruồi muỗi nhiều vô kể. Quân giặc không quen phong thổ thường sinh bệnh tật và chết vì muỗi độc. Vừa sợ lạnh, vừa sợ muỗi đốt, chúng nảy ra “sáng kiến” làm những chiếc túi bằng bao tải gai, đêm đến là chui vào ngủ, buộc túi lại, sáng mai mở túi ra. Đào Thị nhiều lần được chúng giao cho việc thắt và mở túi ra. Quen với việc, nàng đã nghĩ ra kế để giết giặc.
Nàng bí mật tìm các bô lão và trai tráng đang ẩn nấp trong làng, ước hẹn cứ đêm khuya giặc đã ngủ say, anh em đến khiêng từng túi vất xuống sông. Khi vất xuống sông lại buộc thêm đá, nút thắt chặt phía ngoài, dù chúng có tỉnh dậy cũng chết đuối, làm mồi cho cá. Cứ như thế, quân số của giặc ngày càng hao hụt cho tới một hôm, tướng giặc thấy không rõ vì sao mà số lính trong đồn tự nhiên bị hao hụt đi khác nhiều. Y vội ra lệnh kiểm điểm lại số quân. Y bắt tất cả quân lính trong đồn đứng xếp hàng vào một thửa ruộng hình vuông, bốn bề có đắp tường cao, gọi là đấu đong quân để biết thiếu đủ ra sao. Y giật mình thấy số quân sĩ vơi ít hẳn đi, mà không biết duyên cớ tại đâu, cuối cùng chúng tin rằng vùng đất này “động”, “nghịch”, “linh thiêng”… không thể ở được, chúng sợ hãi liền nhổ trại kéo đi. Dân làng Đào Đặng được trở về làm ăn sinh sống.
Khi nàng Đào mất, dân làng tưởng nhớ công lao to lớn đã lập đền thờ bà. Đất nước thanh bình vua Lê Thái Tổ phong làm “Phúc thần” cho sửa lại nhà thờ và cấp ruộng cúng tế hàng năm. Ngôi đền ả Đào nay vẫn còn ở gần chợ làng Đào Đặng, trở thành di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia nổi tiếng, niềm tự hào của nhân dân trong vùng.
Vì bà Đào Thị Huệ được suy tôn là một trong những vị sư tổ nghề hát ả Đào của nước ta nên trong những ngày hội làng không thể thiếu được những làn điệu chèo truyền thống của những tiếng “tom, chát” của tiếng trống đế chèo.
Nhằm tôn vinh vị sư tổ nghệ thuật hát Ả Đào, và tưởng nhớ công lao to lớn của bà, tại làng Đào Đặng, xã Trung Nghĩa (Hưng Yên) người dân nơi đây đã tổ chức lễ hội Đào Nương. hội hàng năm được tổ chức tưng bừng, đông vui và nhộn nhịp từ ngày mồng 1 đến ngày mồng 6 tháng 2 âm lịch, với các nghi thức tế lễ, rước kiệu bà Đào Nương. Cùng với đó là các trò chơi dân gian truyền thống như cờ tướng, chọi gà, kéo co, đi cầu kiều, đấu vật, ném vòng, thi gói bánh tẻ, thi gằn gạo (Đây vốn là những nghề truyền thống của làng Đào Đặng, xã Trung Nghĩa xưa).
Năm 2009, được sự đồng ý của Sở Văn hóa- Thể thao và Du lịch, phòng Văn hóa thể thao thành phố, sự ủng hộ, công đức của đông đảo nhân dân, xã Trung Nghĩa đã tiến hành nâng cấp, tu sửa lại đền thờ bà Đào Nương, xây mới cổng đền với tổng giá trị đầu tư trên 170 triệu đồng.
7. Một số hoạt động nhà trường đã và đang thực hiện chăm sóc di tích:
Nhằm phát huy giá trị các di tích lịch sử văn hóa, đồng thời nâng cao nhận thức của học sinh về truyền thống cách mạng, về các sự kiện lịch sử, chiều ngày 14/2/2012, Ban chỉ huy Liên đội trường THCS Trung Nghĩa đã tổ chức cho các em học sinh tiêu biểu của trường THCS Trung Nghĩa đến thắp hương tưởng niệm và chăm sóc khu di tích lịch sử Đền Mẫu Bà Đào Nương thuộc đội 14- thôn Đào Đặng - xã Trung Nghĩa - TP Hưng Yên - tỉnh Hưng Yên. Đây là một hoạt động có tính chất thường xuyên của Liên đội trường THCS Trung Nghĩa từ nhiều năm nay .
Ban chỉ huy Liên đội và các học sinh đã có buổi lao động đầy ý nghĩa, thể hiện tấm lòng trân trọng tôn kính đối với di tích lịch sử cách mạng ở địa phương mình. Đây cũng là hoạt động chào mừng Lễ kỉ niệm 601 năm ngày sinh bà Đào Nương. Các em học sinh của trường đã tổ chức lao động làm vệ sinh cảnh quan môi trường khu di tích và và có buổi nói chuyện, tìm hiểu về thân thế, cuộc đời và hoạt động cách mạng của bà Đào Nương- người phụ nữ đã có công lớn trong cuộc khởi nghĩa chống quân xâm lược Minh thế kỉ XV để giữ yên bờ cõi cho đất nước. Đây có thể coi là hoạt động ngoại khóa hữu ích giúp học sinh vừa có thể thư giãn sau những giờ học căng thẳng vừa có thêm kiến thức thực tế có hiệu quả hơn nhiều so với học lý thuyết đơn điệu mà thông qua sách vở học sinh không thể hiểu sâu, nhớ lâu. Hoạt động này đã gây cho các em nhiều xúc động, niềm kính trọng đối với những người phụ nữ Việt Nam đã góp sức mình làm nên những trang sử vẻ vang của dân tộc.
Buổi viếng thăm và chăm sóc di tích đã để lại trong lòng các em học sinh niềm hân hoan và lòng tự hào về truyền thống đấu tranh cách mạng của địa phương. Cùng với Trường THCS Trung Nghĩa, nhiều trường học đóng trên địa bàn TP Hưng Yên nói riêng và tỉnh Hưng Yên nói chung đều có những hoạt động tích cực trong việc chăm sóc và bảo tồn những di tích lịch sử- biểu tượng nét đẹp văn hóa của con người Việt Nam với đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”.
Nàng Đào Thị khéo chiều chuộng, làm cho chúng tin cẩn, không đề phòng gì nữa. Quân Minh cứ thế kéo đến biến nhà Đào Thị thành chỗ tập trung chè chén suốt đêm. Rượu tiệc no say, chúng lăn ra ngủ. Hồi bấy giờ, Hưng Yên còn là vùng sình lầy, lau sậy um tùm, ruồi muỗi nhiều vô kể. Quân giặc không quen phong thổ thường sinh bệnh tật và chết vì muỗi độc. Vừa sợ lạnh, vừa sợ muỗi đốt, chúng nảy ra “sáng kiến” làm những chiếc túi bằng bao tải gai, đêm đến là chui vào ngủ, buộc túi lại, sáng mai mở túi ra. Đào Thị nhiều lần được chúng giao cho việc thắt và mở túi ra. Quen với việc, nàng đã nghĩ ra kế để giết giặc.
Nàng bí mật tìm các bô lão và trai tráng đang ẩn nấp trong làng, ước hẹn cứ đêm khuya giặc đã ngủ say, anh em đến khiêng từng túi vất xuống sông. Khi vất xuống sông lại buộc thêm đá, nút thắt chặt phía ngoài, dù chúng có tỉnh dậy cũng chết đuối, làm mồi cho cá. Cứ như thế, quân số của giặc ngày càng hao hụt cho tới một hôm, tướng giặc thấy không rõ vì sao mà số lính trong đồn tự nhiên bị hao hụt đi khác nhiều. Y vội ra lệnh kiểm điểm lại số quân. Y bắt tất cả quân lính trong đồn đứng xếp hàng vào một thửa ruộng hình vuông, bốn bề có đắp tường cao, gọi là đấu đong quân để biết thiếu đủ ra sao. Y giật mình thấy số quân sĩ vơi ít hẳn đi, mà không biết duyên cớ tại đâu, cuối cùng chúng tin rằng vùng đất này “động”, “nghịch”, “linh thiêng”… không thể ở được, chúng sợ hãi liền nhổ trại kéo đi. Dân làng Đào Đặng được trở về làm ăn sinh sống.
Khi nàng Đào mất, dân làng tưởng nhớ công lao to lớn đã lập đền thờ bà. Đất nước thanh bình vua Lê Thái Tổ phong làm “Phúc thần” cho sửa lại nhà thờ và cấp ruộng cúng tế hàng năm. Ngôi đền ả Đào nay vẫn còn ở gần chợ làng Đào Đặng, trở thành di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia nổi tiếng, niềm tự hào của nhân dân trong vùng.
Vì bà Đào Thị Huệ được suy tôn là một trong những vị sư tổ nghề hát ả Đào của nước ta nên trong những ngày hội làng không thể thiếu được những làn điệu chèo truyền thống của những tiếng “tom, chát” của tiếng trống đế chèo.
Nhằm tôn vinh vị sư tổ nghệ thuật hát Ả Đào, và tưởng nhớ công lao to lớn của bà, tại làng Đào Đặng, xã Trung Nghĩa (Hưng Yên) người dân nơi đây đã tổ chức lễ hội Đào Nương. hội hàng năm được tổ chức tưng bừng, đông vui và nhộn nhịp từ ngày mồng 1 đến ngày mồng 6 tháng 2 âm lịch, với các nghi thức tế lễ, rước kiệu bà Đào Nương. Cùng với đó là các trò chơi dân gian truyền thống như cờ tướng, chọi gà, kéo co, đi cầu kiều, đấu vật, ném vòng, thi gói bánh tẻ, thi gằn gạo (Đây vốn là những nghề truyền thống của làng Đào Đặng, xã Trung Nghĩa xưa).
Năm 2009, được sự đồng ý của Sở Văn hóa- Thể thao và Du lịch, phòng Văn hóa thể thao thành phố, sự ủng hộ, công đức của đông đảo nhân dân, xã Trung Nghĩa đã tiến hành nâng cấp, tu sửa lại đền thờ bà Đào Nương, xây mới cổng đền với tổng giá trị đầu tư trên 170 triệu đồng.
7. Một số hoạt động nhà trường đã và đang thực hiện chăm sóc di tích:
Nhằm phát huy giá trị các di tích lịch sử văn hóa, đồng thời nâng cao nhận thức của học sinh về truyền thống cách mạng, về các sự kiện lịch sử, chiều ngày 14/2/2012, Ban chỉ huy Liên đội trường THCS Trung Nghĩa đã tổ chức cho các em học sinh tiêu biểu của trường THCS Trung Nghĩa đến thắp hương tưởng niệm và chăm sóc khu di tích lịch sử Đền Mẫu Bà Đào Nương thuộc đội 14- thôn Đào Đặng - xã Trung Nghĩa - TP Hưng Yên - tỉnh Hưng Yên. Đây là một hoạt động có tính chất thường xuyên của Liên đội trường THCS Trung Nghĩa từ nhiều năm nay .
Ban chỉ huy Liên đội và các học sinh đã có buổi lao động đầy ý nghĩa, thể hiện tấm lòng trân trọng tôn kính đối với di tích lịch sử cách mạng ở địa phương mình. Đây cũng là hoạt động chào mừng Lễ kỉ niệm 601 năm ngày sinh bà Đào Nương. Các em học sinh của trường đã tổ chức lao động làm vệ sinh cảnh quan môi trường khu di tích và và có buổi nói chuyện, tìm hiểu về thân thế, cuộc đời và hoạt động cách mạng của bà Đào Nương- người phụ nữ đã có công lớn trong cuộc khởi nghĩa chống quân xâm lược Minh thế kỉ XV để giữ yên bờ cõi cho đất nước. Đây có thể coi là hoạt động ngoại khóa hữu ích giúp học sinh vừa có thể thư giãn sau những giờ học căng thẳng vừa có thêm kiến thức thực tế có hiệu quả hơn nhiều so với học lý thuyết đơn điệu mà thông qua sách vở học sinh không thể hiểu sâu, nhớ lâu. Hoạt động này đã gây cho các em nhiều xúc động, niềm kính trọng đối với những người phụ nữ Việt Nam đã góp sức mình làm nên những trang sử vẻ vang của dân tộc.
Buổi viếng thăm và chăm sóc di tích đã để lại trong lòng các em học sinh niềm hân hoan và lòng tự hào về truyền thống đấu tranh cách mạng của địa phương. Cùng với Trường THCS Trung Nghĩa, nhiều trường học đóng trên địa bàn TP Hưng Yên nói riêng và tỉnh Hưng Yên nói chung đều có những hoạt động tích cực trong việc chăm sóc và bảo tồn những di tích lịch sử- biểu tượng nét đẹp văn hóa của con người Việt Nam với đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”.
Một số hình ảnh học sinh chăm sóc di tích


8. Đề xuất kiến nghị
9. Địa chỉ liên hệ
1. Họ và tên hiệu trưởng: Nguyễn Thị Kim Tuyến
Chuyên ngành đào tạo Toán năm tốt nghiệp đại học 2005
ĐT cố định: ……………… ĐT Di động. 0983982003
2. Họ và tên Tổng phụ trách Đội: Trần Thị Hưởng
Chuyên ngành đào tạo Âm nhạc năm tốt nghiệp 2000
ĐT cố định: ……………ĐT di động 0973916262
3. Địa chỉ trường: Trường THCS Trung Nghĩa, xã Trung Nghĩa, Thành phố Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên.
ĐT cố đinh: 03213 884 223
Share on facebook 0 người thích - Thích
9. Địa chỉ liên hệ
1. Họ và tên hiệu trưởng: Nguyễn Thị Kim Tuyến
Chuyên ngành đào tạo Toán năm tốt nghiệp đại học 2005
ĐT cố định: ……………… ĐT Di động. 0983982003
2. Họ và tên Tổng phụ trách Đội: Trần Thị Hưởng
Chuyên ngành đào tạo Âm nhạc năm tốt nghiệp 2000
ĐT cố định: ……………ĐT di động 0973916262
3. Địa chỉ trường: Trường THCS Trung Nghĩa, xã Trung Nghĩa, Thành phố Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên.
ĐT cố đinh: 03213 884 223
0 Bình luận