Số người đang online : 15 CĂN CỨ RỪNG SÁC CẦN GIỜ - Danh thắng - danh nhân, văn hóa - ẩm thực Việt Nam

Content on this page requires a newer version of Adobe Flash Player.

Get Adobe Flash player

CĂN CỨ RỪNG SÁC CẦN GIỜ
post image
CĂN CỨ RỪNG SÁC CẦN GIỜ

Số 101/2004/QĐ-BVHTT ngày 15/12/2004.

CĂN CỨ RỪNG SÁC CẦN GIỜ
(Thành phố Hồ Chí Minh)
 
Tên di tích: Căn cứ Rừng Sác Cần Giờ.
Loại di tích: Di tích lịch sử.
Quyết định: Số 101/2004/QĐ-BVHTT ngày 15/12/2004.
Địa điểm: Xã Long Hòa, huyện Cần Giờ, thành phố Hồ Chí Minh.
Thông tin về di tích: Nếu nói địa đạo Củ Chi là "căn cứ chìm" thì Rừng Sác là “căn cứ nổi”. Trong điều kiện vô cùng khắc nghiệt của một chiến khu trên mặt nước, lại ở vị trí “sân sau” quân thù, để đảm bảo sự tồn tại và tiến công được, lực lượng Đặc khu Rừng Sác phải xây dựng theo hướng đặc công hóa toàn bộ về tổ chức và hoạt động. Do đó, từ một tổ chức quân sự toàn diện (phụ trách cả quân dân chính đảng địa phương), Đặc khu đi vào chuyên môn hóa (đặc công nước, đặc công bộ, pháo đặc công....) và trở thành một trung đoàn đặc công gọi là “đoàn 10 Rừng Sác”, thực hiện những nhiệm vụ quân sự. Sự tồn tại của một lực lượng quân sự “xuất quỷ nhập thần” ở một chiến khu trên mặt nước đã buộc Westmreland phải thừa nhận: những người lính Mỹ ở đây đã gặp phải “một cuộc chiến đấu kỳ lạ trong một cuộc chiến tranh kỳ lạ”.
Chiến khu Rừng Sác nằm ở phía Đông Nam thành phố, là một vùng rừng đước, chà là ngập mặn rộng đến 600 hecta, phía Bắc là khu lòng chảo Nhơn Trạch, phía Đông là quốc lộ 15, phía Tây là sông Soài Rạp, phía Nam kéo dài sát biển Đông. Rừng Sác là nơi tập hợp của hàng trăm sông rạch lớn nhỏ, chằng chịt ngang dọc ngoằn ngoèo như mạng nhện, tạo nên những đảo triều xúp nổi giữa mênh mông nước (diện tích mặt sông rạch chiếm 1/4 diện tích toàn Rừng Sác). Quan trọng nhất trong toàn bộ hệ thống sông rạch ở Rừng Sác là sông Lòng Tàu - tên gọi gộp nhiều đoạn sông dài 45km nối biển Đông ở cửa biển Gành Rái lên ngã ba sông Đồng Tranh, sông Nhà Bè vào Cảng Sài Gòn. Sông rạch, đảo triều, rừng cây làm cho Rừng Sác trở thành một khu vực cực kỳ hiểm trở, một “trận đồ bát quái”.
Rừng Sác vì thế, từ những thế kỷ trước đã được Nguyễn Huệ, rồi Trương Định chọn làm căn cứ địa. Trước Cánh mạng Tháng Tám, nơi đây là địa bàn trú ẩn của những người có chí khí khai sơn phá thạch, khuấy nước chọc trời, cát cứ một cõi, những người trốn lính, phu, thuế, cờ bạc, hút chích bị chính quyền thực dân truy nã; những người là hảo hớn gian hồ, đảng cướp lưu manh, bị xã hội dồn đến chân tường, sống ngoài vòng pháp luật.
Trong những năm chiến tranh chống Mỹ, đặc khu rừng Sác (Cần Giờ, Thành phố Hồ Chí Minh) được coi là “căn cứ nổi” của bộ đội đặc công, nơi đây đã diễn ra hơn nghìn trận đánh xuất quỷ nhập thần khiến quân địch vô cùng khiếp sợ. Đồng thời, rừng Sác còn là địa danh gắn liền với tên tuổi và ý chí ngoan cường, dũng cảm của một thế hệ bộ đội đặc công ...
Với địa thế đặc thù hiểm trở ấy, rừng Sác trở thành một “đầm lầy tử địa” nằm sát “sân sau” thủ phủ Việt Nam cộng hòa, buộc tổng hành dinh Sài Gòn phải đặc biệt quan tâm, liên tục tung quân càn quét. Năm 1963, tại căn cứ rừng Sác chính thức thành lập trạm tiếp nhận hàng quân sự từ ngoài Bắc chuyển vào. Một năm sau, Bộ tham mưu Miền đã cử một phân đội cắm chốt tại đây để tiện làm nhiệm vụ, sau đó phối hợp với đội công binh thuỷ hình thành đoàn 125. Tháng 1/1966, do yêu cầu tác chiến và biên chế lực lượng tăng lên, đoàn 125 đổi phiên hiệu thành Trung đoàn 43, bao gồm bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương và các cơ quan dân, chính, đảng của 10 xã bao quanh địa bàn rừng Sác. Từ đây đặc khu rừng Sác có nhiệm vụ chủ yếu là án ngữ đường thủy chiến lược Lòng Tàu, phá hủy các kho tàng, bến bãi của địch (trong đó có thành Tuy Hạ) và bảo vệ bàn đạp cho lực lượng tiếp tế của ta.
Trải qua nhiều trận đánh lớn nhỏ cả thất bại và thành công, rút kinh nghiệm quy mô tác chiến, tháng 6/1966 đặc khu rừng Sác được Bộ chỉ huy Miền quyết định chuyển hướng từ hợp quân sang chuyên môn hóa mang phiên hiệu mới là “Đoàn 10 đặc công rừng Sác” để thực hiện những nhiệm vụ quan trọng đánh vào đầu não quân địch. Áp dụng chiến thuật đặc công nước bí mật, nhỏ lẻ, thọc sâu, chắc thắng Đoàn 10 đặc công rừng Sác đã làm nên bao chiến công hiển hách, lịch sử còn ghi. Những dấu tích trong trận Lôi Giang, Giàn Xây, Vàm Sát, Đồng Tròn... như một biểu tượng minh chứng cho nghệ thuật tác chiến độc đáo và tinh thần dũng cảm của những chàng trai trẻ mình trần dầm nước tìm diệt quân thù. Bất chấp rừng thiêng nước độc, thuồng luồng, cá sấu rình rập, tính mạng hiểm nguy họ vẫn bám trụ kiên cường suốt 9 năm (1966-1975) đạn bom cày xới, chất độc ngập tràn trong kế hoạch “khống chế mặt nước” của quân đội Mỹ. 9 năm với hơn 1000 trận đánh tiêu diệt hàng trăm tầu, xuồng, phương tiện chiến tranh, loại khỏi vòng chiến đấu gần 1 vạn tên địch, đặc khu rừng Sác mãi là niềm tự hào của quân và dân miền Đông Nam bộ, nơi “tiếp lửa” truyền thống cho thế hệ trẻ hôm nay. Bức tượng đài tưởng niệm vong linh 860 chiến sỹ đặc công rừng Sác vẫn còn đó, uy nghi lẫm liệt cùng những dòng chữ tạc vào thời gian mãi trường tồn uy danh rừng Sác: “LòngTàu, Tuy Hạ, Nhà Bè đó/ Khói lửa ngút trời sử sách ghi”.
 
 
Toàn cảnh Rừng Sác



 

0 Bình luận

Gửi bình luận:

Click here to cancel reply
Họ và tên
Tên đăng nhập
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Thư điện tử
Tỉnh thành