BẢN CA
1. Tên di tích: Bản Ca (Nơi ở và làm việc của Chủ Tịch Hồ Chí Minh cuối năm 1947).
2. Loại công trình: Khu lưu niệm
3. Loại di tích: Di tích lịch sử cách mạng
4. Quyết định: Được công nhận là di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia theo quyết định số 0460/QĐ-BT ngày 28/6/1996.
5. Địa chỉ di tích: Xóm Bản Ca - xã Bình Trung - Chợ Đồn - Bắc Kạn.
6. Tóm lược thông tin về di tích:
Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sống và làm việc tại nhiều nơi thuộc an toàn khu Chợ Đồn, trong đó có Bản Ca, xã Bình Trung.
Người đã ở Bản Ca từ ngày 7/12/1947 đến cuối tháng 12/1947. Ban đầu Người cho dựng lán trại ở đầu suối Bản Ca, sau đó cho dựng thêm một lán nữa ở đồi Khau Phay gần dân trong bản. Hai lán này cách nhau 800m, bên cạnh có lán đặt máy in, máy soạn thảo văn bản và lán của các chiến sĩ bảo vệ.
Theo người dân nơi đây kể lại, trong thời gian sống và làm việc tại đây, Người sống rất giản dị và gần gũi với nhân dân, cũng mặc áo nâu, đeo túi vải như người dân. Người làm việc có giờ giấc, sau giờ làm việc, Người thường tập thể dục và tham gia trồng rau xanh cùng cán bộ trong phủ Chủ tịch. Người thường xuyên đến thăm các đồng chí lãnh đạo Trung ương Đảng khác ở Chợ Đồn nhưng thỉnh thoảng mới đi ngựa còn lại là đi bộ.
Trong thời gian ở đây, Bác Hồ đã từng ra nhiều sắc lệnh, chỉ thị, thư từ như: Người kí sắc lệnh số 612/MDB ngày 7/12/1947 về việc khen thưởng các chủ tịch kiêm hành chính xã nhân kỷ niệm một năm ngày toàn quốc kháng chiến. Ngày 8/12/1947 Người đã viết thư gửi giám mục Lê Hữu Từ nhân dịp lễ giáng sinh. Ngày 12/12 Người viết thư gửi Chính phủ Cao Miên giải phóng hoan nghênh việc thành lập Ủy ban giải phóng Việt-Miên-Lào. Ngày 19/12/1947 Người ra lời kêu gọi đồng bào thi đua giết giặc lập công nhân ngày toàn quốc kháng chiến và kí thông tư gửi các Bộ về việc “cử các nhân viên làm việc đắc lực để khen thưởng” Nhân kỉ niệm 3 năm ngày thành lập Giải phóng quân Việt Nam, Người đã viết bài về quá trình phát triển của lực lượng vũ trang nhân dân và mong muốn lực lượng vũ trang của ta không ngừng trưởng thành về mọi mặt. Ngày 24/12/1947, Người viết thư giửi đồng bào công giáo mong muốn đồng bào công giáo sát cánh cùng đồng bào chiến sĩ cả nước đánh đuổi thực dân xâm lược. Ngoài ra, Người còn viết rất nhiều bài báo cổ vũ động viên đồng bào cả nước tham gia kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược…
Bản Ca cũng chính là nơi Bác Hồ đã tiếp và trả lời phỏng vấn của các nhà báo nước ngoài vào ngày 8/12/1947.
Hiện nay chứng tích còn lại của khu vực lán Bác Hồ tại bản Ca chỉ còn lại dấu tích của nền lán cạnh cây cọ già và hai hiện vật là kiềng nấu ăn cho Người và chiếc áo dạ đen Người tặng cho gia đình cụ Bàn Văn Trai (cụ Nhuôi). Đầu năm 1990, gia đình cụ Trai đã tặng lại hai hiện vật này cho bảo tàng Bắc Thái (cũ). Hiện nay hai hiện vật này vẫn được lưu giữ tại bảo tàng Thái Nguyên. Ngày 28/6/1996, Bản Ca đã được Bộ Văn hóa - Thông tin xếp hạng là di tích lịch sử cấp Quốc gia.
Share on facebook 0 người thích - Thích
Được công nhận là di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia theo...
BẢN CA
1. Tên di tích: Bản Ca (Nơi ở và làm việc của Chủ Tịch Hồ Chí Minh cuối năm 1947).
2. Loại công trình: Khu lưu niệm
3. Loại di tích: Di tích lịch sử cách mạng
4. Quyết định: Được công nhận là di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia theo quyết định số 0460/QĐ-BT ngày 28/6/1996.
6. Tóm lược thông tin về di tích:
Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sống và làm việc tại nhiều nơi thuộc an toàn khu Chợ Đồn, trong đó có Bản Ca, xã Bình Trung.
Người đã ở Bản Ca từ ngày 7/12/1947 đến cuối tháng 12/1947. Ban đầu Người cho dựng lán trại ở đầu suối Bản Ca, sau đó cho dựng thêm một lán nữa ở đồi Khau Phay gần dân trong bản. Hai lán này cách nhau 800m, bên cạnh có lán đặt máy in, máy soạn thảo văn bản và lán của các chiến sĩ bảo vệ.
Theo người dân nơi đây kể lại, trong thời gian sống và làm việc tại đây, Người sống rất giản dị và gần gũi với nhân dân, cũng mặc áo nâu, đeo túi vải như người dân. Người làm việc có giờ giấc, sau giờ làm việc, Người thường tập thể dục và tham gia trồng rau xanh cùng cán bộ trong phủ Chủ tịch. Người thường xuyên đến thăm các đồng chí lãnh đạo Trung ương Đảng khác ở Chợ Đồn nhưng thỉnh thoảng mới đi ngựa còn lại là đi bộ.
Trong thời gian ở đây, Bác Hồ đã từng ra nhiều sắc lệnh, chỉ thị, thư từ như: Người kí sắc lệnh số 612/MDB ngày 7/12/1947 về việc khen thưởng các chủ tịch kiêm hành chính xã nhân kỷ niệm một năm ngày toàn quốc kháng chiến. Ngày 8/12/1947 Người đã viết thư gửi giám mục Lê Hữu Từ nhân dịp lễ giáng sinh. Ngày 12/12 Người viết thư gửi Chính phủ Cao Miên giải phóng hoan nghênh việc thành lập Ủy ban giải phóng Việt-Miên-Lào. Ngày 19/12/1947 Người ra lời kêu gọi đồng bào thi đua giết giặc lập công nhân ngày toàn quốc kháng chiến và kí thông tư gửi các Bộ về việc “cử các nhân viên làm việc đắc lực để khen thưởng” Nhân kỉ niệm 3 năm ngày thành lập Giải phóng quân Việt Nam, Người đã viết bài về quá trình phát triển của lực lượng vũ trang nhân dân và mong muốn lực lượng vũ trang của ta không ngừng trưởng thành về mọi mặt. Ngày 24/12/1947, Người viết thư giửi đồng bào công giáo mong muốn đồng bào công giáo sát cánh cùng đồng bào chiến sĩ cả nước đánh đuổi thực dân xâm lược. Ngoài ra, Người còn viết rất nhiều bài báo cổ vũ động viên đồng bào cả nước tham gia kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược…
Bản Ca cũng chính là nơi Bác Hồ đã tiếp và trả lời phỏng vấn của các nhà báo nước ngoài vào ngày 8/12/1947.
Hiện nay chứng tích còn lại của khu vực lán Bác Hồ tại bản Ca chỉ còn lại dấu tích của nền lán cạnh cây cọ già và hai hiện vật là kiềng nấu ăn cho Người và chiếc áo dạ đen Người tặng cho gia đình cụ Bàn Văn Trai (cụ Nhuôi). Đầu năm 1990, gia đình cụ Trai đã tặng lại hai hiện vật này cho bảo tàng Bắc Thái (cũ). Hiện nay hai hiện vật này vẫn được lưu giữ tại bảo tàng Thái Nguyên. Ngày 28/6/1996, Bản Ca đã được Bộ Văn hóa - Thông tin xếp hạng là di tích lịch sử cấp Quốc gia.
Share on facebook 0 người thích - Thích
0 Bình luận