Số người đang online : 64 Trần Phú - Danh thắng - danh nhân, văn hóa - ẩm thực Việt Nam

Content on this page requires a newer version of Adobe Flash Player.

Get Adobe Flash player

Trần Phú
post image
Trần Phú

Đồng chí Trần Phú, Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng, người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, người cộng sản kiên cường, mẫu mực, người con ưu tú của Đảng và dân tộc ta suốt đời chiến đấu cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người.

Đồng chí Trần Phú sinh ngày l-5-1904, là con ông Trần Văn Phổ và bà Hoàng Thị Cát, quê xã Tùng Ảnh, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh.

Mồ côi cha khi mới hơn 4 tuổi, Trần Phú sớm có ý thức tự lập, vượt khó để vươn lên trong học tập theo tấm gương của cha, mẹ. Ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, Trần Phú đã dồn hết tâm trí cho học tập. tham gia "Hội Tu tiến" để giúp đỡ bạn bè cùng chí hướng và nuôi đường tinh thần yêu nước. Sau khi đỗ đầu kỳ thi thành chung ở Huế vào năm 1922 Trần Phú được bổ nhiệm làm giáo viên Trường tiểu học Cao Xuân Dục tại Vinh. Trong những năm làm giáo viên ở Vinh, Trần Phú nổi tiếng là một giáo viên dạy giỏi, yêu trò, đoàn kết các Đồng nghiệp, khơi đậy trong thế hệ trẻ tinh thần yêu nước, yêu quê hương và lòng căm thù giặc sâu sắc. Đồng chí đã tiếp nhận những tư tưởng yêu nước và cách mạng của Nguyễn Ái Quốc qua sách báo truyền vào Việt Nam lục đó. Tại Vinh, Trần Phú đã tham gia sáng lập Hội Phục Việt (sau đổi là Hội Hưng Nam), lãnh đạo phong trào làm đơn lấy chữ ký đòi thực dân Pháp trả đại tự đo cho Phan Bội Châu tổ chức lễ truy điệu Phan Chu Trinh, mở các lớp dạy quốc ngữ cho quần chúng lao động.

Bước ngoặt trong cuộc đời cách mạng của Trần Phú là việc Đồng chí được cử sang Quảng Châu bắt liên lạc với Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên. Tại đây Trần Phú đã gặp Nguyễn Ái Quốc, dự lớp huấn luyện chính trị do Người giảng dạy. Trần Phú được Nguyễn Ái Quốc tin cậy, kết nạp vào nhóm bí mật (Cộng sản Đoàn) với tên gọi Lý Quý, được giới thiệu sang học tại Trường đại học Phương Đông ở Mátxcơva. Chính những năm học tập, nghiên cứu lý luận Mác - Lênin, tham gia hoạt động thực tiễn, đặc biệt trao đổi với các Đồng nghiệp của các Đảng anh em về những vấn đề dân tộc và thuộc địa, Trần Phú đã có bước trưởng thành lớn đủ sức gánh vác những nhiệm vụ do Đảng phân công.

Tháng 4-1930, Trần Phú được Quốc tế Cộng sản và lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc cử về nước hoạt động với cương vị là cán bộ chủ chất của Đảng và có những đóng góp to lớn cho cách mạng Việt Nam.

Tháng 7 năm 1930, Trần Phú được bổ sung vào Ban Chấp hành Trung ương lâm thời. Đồng chí đã khẩn trương xúc tiến việc tổ chức các cuộc trao đổi với các Đồng chí lãnh đạo trên các lĩnh vục. các vùng và nghiên cứu khảo sát thực tế tại Hà Nội, Nam Định, Hải Phòng, Hòn Gai, Thái Bình để hoàn thành bản Luận cương.

Luận cương chính trị do Trần Phú dự thảo và được Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương tháng l0- 1930 thông qua, là văn kiện quan trọng của Đảng, đã vận đụng những nguyên lý của chủ nghĩa Mác - Lê nin về vấn đề dân tộc và thuộc địa và những luận điểm cơ bản trình bày trong Chính cương vắn tắt và Sách lược vắn tắt do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo được thông qua tại Hội nghị thành lập Đảng.

Với công lao và đóng góp to lớn đó Đồng chí Trần Phú đã được Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương tháng 10- 1930 bầu làm Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng.

Trên cương vị Tổng Bí thư đầu tiên, Trần Phú đã có những đóng góp to lớn trong việc xây đựng Đảng về chính trị, tư tưởng và tổ chức. Đồng chí Trần Phú là người cộng sản mẫu mực, nêu tấm gương kiên cường, bất khuất trước kẻ thù. Đồng chí bị địch bắt ở Sài Gòn ngày 18-4- 193l . Thực dân Pháp đã không từ một thủ đoạn dã man xảo quyệt nào hòng khuất phục Đồng chí. Trước những thủ đoạn của kẻ thù, kể cả việc đụ dỗ, mua chuộc, Trần Phú đã tiến công lại kẻ thù: "Tôi biết nhiều người là để làm việc cho Đảng tôi, nước tôi, chứ không phải khai cho các ông bắt bớ". Sống trong nhà tù đế quốc trong điều kiện hết sức nghiệt ngã, Trần Phú luôn luôn bình tĩnh, sáng suốt truyền niềm tin tưởng vào thắng lợi của cách mạng đến các Đồng chí cùng bị giam. Trần Phú cùng với các Đồng chí khác tổ chức nhiều cuộc đấu tranh vạch mặt chế độ lao tù dã man, vô nhân đạo của kẻ thù, tổ chức những buổi huấn luyện chính trị ngay trong nhà tù của đế quốc Pháp.

Sự tra tấn và đày ải của kẻ thù đã cướp đi Tổng Bí thư Trần Phú vào ngày 6-9- 1931. Trước lúc hy sinh, Trần Phú nhắn gửi đồng chí, đồng bào lời nói bất hủ: "Hãy giữ vững chí khí chiến đấu".

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đánh giá: "Là một người rất thông minh, hăng hái và cần cù, Đồng chí Trần Phú đã làm được nhiều việc quan trọng cho Đảng". Trong bài tưởng nhớ Đồng chí Trần Phú năm 1932 lưu trữ tại Hồ sơ Quốc tế Cộng sản đã khẳng định: "Sự nghiệp cách mạng, niềm tin và phẩm chất cao đẹp của Tổng Bí thư Trần Phú trong nhà tù đế quốc sẽ mãi mãi là tấm giương bất diệt cho những người cộng sản trên toàn thế giới, đặc biệt là những người cộng sản Đông Dương".

Trần Phú (1904–1931) là một nhà cách mạng Việt Nam. Ông là Tổng bí thư đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam khi mới 26 tuổi.

Thân thế

Ông sinh ngày 1 tháng 5 năm 1904 tại thành An Thổ, phủ Tuy An, tỉnh Phú Yên (nay thuộc xã An Dân, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên. Nguyên quán ông ở làng Tùng Sinh, nay thuộc xã Tùng Ảnh, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh.

Cha ông là cụ Trần Văn Phổ, từng đỗ Giải nguyên. Thời gian làm Giáo thụ Tuy An đã sinh ra ông tại đây. Thân mẫu ông là bà Hoàng Thị Cát, người làng Tùng Anh, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh. Ông là con thứ 7 trong gia đình.

Năm 1908, khi đang là Tri huyện Đức Phổ (Quảng Ngãi), do không chịu được sự đè nén, áp bức, nhục mạ của Công sứ Pháp và bất lực trước tình cảnh nhân dân đói khổ, lầm than, cha ông đã thắt cổ tuẫn tiết tại công đường. Do nghèo khổ và buồn phiền, 2 năm sau đó, thân mẫu ông cũng qua đời.

Ông cùng với người em út lưu lạc từ Quảng Ngãi đến Quảng Trị, về sau được một người dì ruột nuôi cho ăn học tại Trường tiểu học Pháp – Việt Đông Ba rồi Trường Quốc học Huế. Tại Trường Quốc học Huế, ông được theo học cụ Võ Liêm Sơn một nhà giáo yêu nước. Năm 1922, ông đỗ đầu kỳ thi Thành Chung (học vị cao nhất theo hệ Pháp đào tạo tại Việt Nam lúc bấy giờ) lúc 18 tuổi, rồi về dạy học tại Trường Tiểu học Pháp – Việt Cao Xuân Dục ở Vinh (Nghệ An).
Hoạt động cách mạng

Thời gian dạy học ở Vinh, vốn có ảnh hưởng tinh thần dân tộc của cha, ông có những tiếp xúc đầu tiên với Chủ nghĩa Cộng sản. Năm 1925, ông cùng một số bạn bè trẻ tuổi như Lê Văn Huân, Trần Đình Thanh, Ngô Đức Diễn, Tôn Quang Phiệt... thành lập Hội Phục Việt, sau đổi là Hội Hưng Nam, rồi lại đổi ra Việt Nam Cách mạng Đảng.

Năm 1926, với bí danh Lý Quý, ông đại diện Việt Nam Cách mạng Đảng sang Quảng Châu (Trung Quốc) bàn việc hợp nhất với Việt Nam Cách mạng Thanh niên. Tại Quảng Châu, ông tham gia một số lớp huấn luyện về lý luận và chính trị, được kết nạp vào Cộng sản Đoàn, và được cử về nước hoạt động. Tháng 12 năm 1926, ông về đến Vinh, tham gia cải tổ Việt Nam Cách mạng Đảng theo đường lối và tổ chức của Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí Hội.

Do những hoạt động tích cực của mình, một thời gian sau, ông bị lộ, được tổ chức bố trí sang Quảng Châu để hoạt động với bí danh Lý Viết Hoa. Mùa xuân năm 1927, ông được Nguyễn Ái Quốc cử sang học tại trường Đại học Đông phương (Liên Xô) với bí danh Likvey (Ликвей). Tại đây, chi bộ những người Cộng sản Việt Nam được thành lập, ông được chỉ định làm bí thư chi bộ này.

Một năm sau đó, năm 1928, ông là đại biểu dự Đại hội VI Quốc tế Cộng sản. Khi đó, tại quê nhà, ngày 11 tháng 10 năm 1929, ông bị tòa án Nam triều ở Nghệ An xử án vắng mặt cùng với một số đồng chí của mình.
Tấm biển trên căn hầm tại ngôi nhà số 90 phố Thợ Nhuộm, Hà Nội ghi: Tại đây đồng chí Trần Phú đã viết bản "Luận cương về cách mạng tư sản dân quyền" của Đảng

Tháng 4 năm 1930, ông về nước và được bổ sung vào Ban Chấp hành Trung ương Lâm thời của Đảng (tháng 7). Ông được giao soạn thảo Luận cương Chính trị về vấn đề cách mạng tư sản dân quyền ở Đông Dương.

Tháng 10 năm 1930, Hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng họp ở Hương Cảng (Trung Quốc) đã thông qua bản Luận cương Chính trị và bầu Ban Chấp hành Trung ương chính thức, ông được bầu Tổng Bí thư của Đảng.

Tháng 3 năm 1931, với bí danh Anh Năm, ông chủ trì Hội nghị Trung ương lần thứ 2 tại Sài Gòn bàn việc chấn chỉnh Đảng sau đợt khủng bố của địch. Hội nghị đã vạch ra nghị quyết về nhiệm vụ hiện tại của Đảng, nghị quyết về tổ chức của Đảng, nghị quyết về cổ động tuyên truyền. Tại hội nghị này, một quyết định về “Tổ chức ra cộng sản thanh niên Đoàn là một nhiệm vụ thâu phục một bộ phận quan trọng của vô sản giai cấp, là một vấn đề cần kíp của Đảng phải giải quyết”. Đây được xem là tiền đề để hình thành Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh về sau này.
“Hãy giữ vững chí khí chiến đấu”

Tuy nhiên, ngay sau Hội nghị, do sự phản bội của Ngô Đức Trì, ngày 19 tháng 4 năm 1931, ông bị thực dân Pháp bắt tại nhà số 66 đường Champane, Sài Gòn.

Biết ông là cán bộ cao cấp, chính quyền thực dân tìm cách dụ dỗ hoặc tra tấn để khai thác thông tin. Nhưng với chí khí kiên cường, ông không bị khuất phục, dù bị đày ải nhiều lần. Ngày 6 tháng 9 năm 1931, ông qua đời tại Nhà thương Chợ Quán ở tuổi 27 với lời nhắn nhủ bạn bè "Hãy giữ vững khí tiết chiến đấu".

Ngày 12 tháng 1 năm 1999, hài cốt ông được di dời về an táng tại quê hương Đức Thọ, Hà Tĩnh. Mộ của ông được đặt trên đồi cao xã Tùng Ảnh, phía trước mộ là hàng chữ "Hãy giữ vững chí khí chiến đấu".
Bên lề

Trần Phú và Lê Hồng Phong được cho là người dịch thành lời bài Quốc tế ca phiên bản đang được sử dụng. Tuy nhiên, người dịch bài hát này đầu tiên là Hồ Chí Minh dưới thể thơ lục bát.

Một giai thoại khác là có một lần ông bàn với các đồng chí trong tù về viễn cảnh sau này nước Việt Nam độc lập với quốc kỳ màu đỏ, có ngôi sao vàng năm cánh, tượng trưng cho năm giới công, nông, binh, trí và thương đoàn kết chặt chẽ xung quanh Đảng. Điều này dẫn đến trong cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ năm 1940, các đồng chí của ông ở Mỹ Tho đã giương cao là cờ đỏ sao vàng năm cánh bên cạnh là cờ búa liềm của Đảng trên mái đình Long Hưng nơi thành lập chính quyền cách mạng đầu tiên trong tỉnh.

0 Bình luận

Gửi bình luận:

Click here to cancel reply
Họ và tên
Tên đăng nhập
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Thư điện tử
Tỉnh thành