Phan Huy Ôn (Ất Hợi 1755-Bính Ngọ 1786)
Danh sĩ đời Lê Mạt, tự Hòa Phủ, hiệu Chỉ Am, thuở nhỏ có tên là Khuông, lớn lên gọi là Uông, tự Trọng Dương, hiệu Nhã Hiên. Đến khi thi đậu mới đổi tên là Ôn, em ruột Phan Huy Chú, anh ruột Phan Huy Sảng.
Xuất thân trong một gia đình Nho học, văn học truyền thống, tức tộc Phan Huy đời Cảnh Hưng ở Sài Sơn.
Năm Giáp Tí 1744 lúc 20 tuổi, từ khi thi tại các trường Giáo trường Đốc, thi Hương đều đỗ đầu. Năm 25 tuổi Kỉ Hợi 1779 thi Hội đậu đồng tiến sĩ, làm quan chức Đốc đồng Sơn Tây và Thái Nguyên rồi Thiêm sai tri công phiên một thời gian. Đến năm Bính Ngọ 1786 ông mất đang tại chức mới 32 tuổi, được triều đình truy tặng chức Thị giảng, tước Mĩ Xuyên bá.
Tiểu sử
Ông sinh năm 1754 (lúc đó bố ông là Phan Huy Cận đậu Tiến sĩ) tại làng Thu Hoạch, huyện Thiên Lộc, phủ Đức Quang, trấn Nghệ An (nay là xã Thạch Châu, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh). Ông là con trai thứ ba của Khuê Phong hầu Phan Huy Cận.
Năm 1774, ông đỗ Giải nguyên trường thi Hương trấn Nghệ An.
Năm 1779, ông đỗ Tiến sĩ đệ tam giáp khoa Kỷ Hợi, năm Cảnh Hưng đời vua Lê Hiển Tông. Ông là vị Tiến sĩ được khắc tên mới đây nhất trong tấm bia cuối cùng ở Văn Miếu- Quốc tử giám Hà Nội. Tấm bia được dựng vào ngày tốt tháng 11 năm Canh Tý, niên hiệu Cảnh Hưng thứ 41 (1780).
Sau khi đỗ đại khoa, ông làm quan cho nhà Lê đến chức Đốc đồng Sơn Tây và Thái Nguyên rồi thăng Hàn lâm Thị chế tước Mỹ Xuyên bá.
Năm 1786, ông mất khi mới 32 tuổi. Khi mất, ông được vua tặng chức Hàn lâm thị giảng tước Mỹ Xuyên hầu.
Tác phẩm
Liệt truyện đăng khoa bi khảo.
Khoa bảng tiêu kỳ
Nghệ An tạp kí
Thần quật ký
Chỉ minh lập thành toán pháp.