Chị Trần Thị Hường là con của một liệt sĩ chống Pháp. Cha chị là vệ quốc quân hy sinh năm 1953 ở mặt trận. Khi ông hy sinh, Hường mới 4 tuổi, mẹ Hường đang có mang em Lý. Năm em Lý lên 2 và Hường tròn 5 tuổi, mẹ đi lấy chồng. Hai chị em ở với bà ngoại và cậu mợ tại xóm Đông Quế, thị xã Hà Tĩnh.
Tuy sống thiếu tình cảm bố mẹ nhưng được bà và cậu mợ thương yêu rất mực nên tính tình của Hường vẫn hồn nhiên vui vẻ. Chị có giọng hát hay và lại hay hát. Hường được mệnh danh là “chim sơn ca” của tiểu đội và của cả C522. Mái tóc Hường đen dài và óng ả. Với mái tóc và giọng hát trời phú ấy, Hường đã được nhiều chàng trai cảm mến. Sau những giờ lao động mệt nhọc ở ngoài trận địa. Hường và anh chị em lại quây quần hát múa, diễn kịch. Phong trào “ Tiếng hát át tiếng bom” đã lan rộng khắp các chiến trường từ Bắc vào Nam. Ở C552 trong các buổi tập văn nghệ, Hương bao giừo cũng là hạt nhân chính. Những bài hát “ Cô gái mở đường”,” Đường ta đi dài theo đất nước”,” Co gái Sài Gòn đi tải đạn”...đã được Hường và anh chị em hát say sưa. C522 còn diễn kịch hát dân ca, vở “ Con đường và dải lụa”.
Hường không chỉ hát hay mà còn là cô gái đằm thắm và dịu dàng, thích quan tâm đến mọi người theo cách riêng của mình. Cuộc chiến ngày càng ác liệt song không làm nụ cười và tiếng hát tắt trên đôi môi Hường. Chỉ tiếc rằng Hường không còn chờ đến ngày toàn thắng để cùng đồng đội hát bài ca khải hoàn. Hường đã vĩnh viễn ra đi giữa mùa hạ thứ 21 của đời mình.
Theo mình thì admin nên có một bài viết về cả 10 cô gái ngã ba Đồng Lộc nữa để mọi người thuận tiện theo dõi!
(1) ThíchCó bài đó nữa ạ! Anh xem lại trên web, trang này, phần danh nhân nhé! Trân trọng!
(0) Thích